Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Hả

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại argribank hải dương (Trang 68)

hƣởng từ việc lãi suất cơ bản giảm từ cuối năm 2011 nên chi nhánh phải giảm nhanh lãi suất cho vay, chấp nhận lỗ để chia sẻ với doanh nghiệp và hộ nông dân. Sang năm 2013,2014 kết quả hoạt động kinh doanh đạt đƣợc có bƣớc tăng trƣởng vƣợt bậc, 100% các chi nhánh đều có hệ số lƣơng cao, hoàn thành quỹ thu nhập đƣợc giao, mặc dù tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn của thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế.

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Hải Dƣơng Dƣơng

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank Hải Dương

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều cơ hội và thách thức, nhận thức đƣợc những biến động của nền kinh tế xã hội, sự thay đổi của luật pháp ... Agribank Hải Dƣơng đã từng bƣớc thực hiện chiến lƣợc hiện đại hoá và tăng trƣởng hoạt động tín dụng trên nguyên tắc thận trọng, an toàn và hiệu quả. Theo đó, tổng dƣ nợ cho vay liên tục tăng qua các năm.

Bảng 2.4: Cơ cấu dƣ nợ tại Agribank Hải Dƣơng ( Đơn vị: Tỷ VNĐ) Stt Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền 2013/2012 Số tiền 2013/2013 A Dƣ nợ phân theo loại thời hạn cho vay 4.063 4.805 18.3% 5.753 19,7%

1 Cho vay ngắn hạn 2.289 2.846 24.3% 3.755 33,8% 2 Cho vay trung và dài hạn 1.774 1.959 10.4% 1.988 -0,1%

B Dƣ nợ phân theo thành phần kinh tế 4.063 4.805 18.3% 5.753 19,7%

1 Dƣ nợ doanh nghiệp nhà nƣớc 175 163 -6.9% 140 -14% 2 Dƣ nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh 801 1.056 31.8% 1.543 46,2% 3 Dƣ nợ hợp tác xă 35 35 0.0% 16 -54,5% 4 Dƣ nợ kinh tế hộ 3.052 3.551 16.3% 4.054 14,2%

C Dƣ nợ phân theo loại tiền 4.063 4.805 18.3% 5.753 19,7%

1 Dƣ nợ nội tệ 3.871 4.545 17.4% 5.520 21,5% 2 Dƣ nợ ngoại tệ qui VND 192 260 35.4% 233 -10,5%

( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012, 2013, 2014 của Agribank Hải Dương ) - Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Cho vay trung dài hạn theo quy định tối đa là 40% tổng dƣ nợ cho vay của Ngân hàng, trong giai đoạn trƣớc tỷ lệ này luôn vƣợt (từ 4043% tổng dƣ nợ). Sang năm 2014 do sự quản lý chỉ đạo chặt chẽ của Hội sở nhằm đảm bảo cân đối nguồn vốn nên tỷ lệ này giảm còn 34,6%.

Dƣ nợ vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ cho vay. Thời gian qua chi nhánh đã đầu tƣ cho vay ngắn hạn rất hiệu quả, đặc biệt là hình thức

cho vay hạn mức tín dụng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đủ vốn lƣu động để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo việc làm cho ngƣời lao động. Tốc độ tăng trƣởng của dƣ nợ ngắn hạn là cao trong khi tốc độ tăng trƣởng của dƣ nợ trung dài hạn thấp. Nguyên nhân là do nguồn vốn từ các dự án của Chính phủ nhƣ RDFII, AFD2, AFD3... giảm mạnh dẫn tới dƣ nợ cho vay từ các dự án này giảm. Dƣ nợ đối với hộ gia đình cá thể chiếm phần lớn nhất trong tổng dƣ nợ của Chi nhánh. Đây là do đặc thù của ngân hàng là thực hiện chính sách tam nông, đối tƣợng cho vay chủ yếu vẫn là các hộ nông lâm ngƣ nghiệp, đầu tƣ sản xuất kinh doanh chăn nuôi, trồng trọt. Tổng dƣ nợ tăng chủ yếu là do sự tăng trƣởng của dƣ nợ vay hộ gia đình cá thể và dƣ nợ DNNQD. Dƣ nợ hộ gia đình cá thể năm 2012 là 3.052 tỷ đồng tăng 5,5% so với năm 2012, năm 2013 là 3.551 tỷ đồng, tăng 16.3% so với năm 2012. Năm 2014 là 4.054 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2013. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trƣởng cho vay với DNNQD có tăng mạnh, đặc biệt trong năm 2012 tăng so với năm 2013 là 60.5%, nhƣng chiếm tỷ trọng trên tổng dƣ nợ chƣa cao. Năm 2013 dƣ nợ ngoài quốc doanh mới chiếm tỷ trọng 29.7% trên tổng dƣ nợ. Đến năm 2014 dƣ nợ ngoài quốc doanh là 1.543 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 26,8% trên tổng dƣ nợ. Với đối tƣợng vay là các doanh nghiệp Nhà nƣớc, Ngân hàng chủ trƣơng giảm dần dƣ nợ cho vay vì hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay thƣờng kém hiệu quả hơn khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền: có sự thay đổi từng năm trong đó tỷ trọng dƣ nợ nội tệ vẫn chiếm phần lớn (trên 90%) trong tổng dƣ nợ cho vay của Chi nhánh. Tỷ trọng dƣ nợ ngoại tệ trong cơ cấu dƣ nợ tăng theo từng năm nguyên nhân chính là do hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ nên để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩu thì các giao dịch về ngoại tệ phải tăng lên. Ngoài ra, Ngân hàng đang cố gắng tăng dần dƣ nợ cho vay bằng ngoại tệ do lƣợng huy động vốn ngoại tệ lớn, phải chịu lãi suất và

chênh lệch tỷ giá, mặt khác cho vay ngoại tệ sẽ đi kèm với việc yêu cầu đƣợc khách hàng vay sử dụng các sản phẩm dịch vụ kinh doanh ngoại hối, tuy nhiên tỷ lệ cho vay vốn ngoại tệ còn thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của Agribank Hải Dƣơng.

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Hải Dương

2.2.2.1 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ:

Bảng 2.5 Tình hình dƣ nợ xấu tại Agribank Hải Dƣơng

( Đơn vị: Tỷ VNĐ) Chỉ tiêu 2012 2013 So 2012% 2014 So 2013% Nợ xấu 153,8 127.2 -17,3% 108,8 -14,5% Tổng dƣ nợ 4.060,3 4.805 18,3% 5.753 19,7% Nợ xấu/tổng DN 3.79% 2.65% -1,14% 1,89 -0,76% Nợ xấu/tổng DN cho phép 3% 3% 3%

( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012,2013, 2014 của Agribank Hải Dương )

Năm 2011 là năm khó khăn với Agribank Hải Dƣơng do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ đã tác động xấu tới nền kinh tế Việt Nam chung và nền kinh tế của tỉnh Hải Dƣơng nói riêng. Bên cạnh đó là thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát tăng cao làm thiệt hại không nhỏ tới ngành nông nghiệp, ngƣ nghiệp của địa phƣơng. Với đặc thù là một Ngân hàng nông nghiệp thực hiện chính sách tam nông: “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân”, tỷ trọng cho vay các hộ nông dân vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng. Chính đặc thù nhƣ vậy nên năm 2012 nợ xấu của Ngân hàng khá cao. Nợ xấu năm 2012 là 153,8 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ của Agribank Hải Dƣơng lơn hơn tỷ lệ nợ xấu//tổng dƣ nợ cho phép của Agribank Việt Nam. Nguyên nhân chính của việc nợ xấu cao hơn so với biên độ cho phép là theo quy

định mới của Agribank Việt Nam nhằm phản ánh chính xác mức độ an toàn của các khoản vay, tất cả các món vay đều phải phân kỳ trả lãi tối đa là 6 tháng. Trƣớc kia các món vay thƣờng phân kỳ trả lãi cùng kỳ hạn trả nợ gốc dẫn đến nhiều món vay trung hạn có thời hạn trả gốc lên tới 2 đến 5 năm, nhất là ở những món vay không có bảo đảm dƣới 30 triệu đồng chi nhánh thƣờng không phân kỳ trả gốc. Do đó khi thực hiện theo quy định mới này rất nhiều khoản vay cũ đã bị chuyển từ nhóm 1, nhóm 2 sang nhóm nợ kịp thời. Một số món vay mặc dù hết thời gian thử thách quá hạn nhƣng chi nhánh chƣa kịp chuyển về nhóm 1. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ bỏ trốn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ và phát sinh thêm nợ xấu nhƣ doanh nghiệp Thái Dƣơng dƣ nợ 600 triệu đồng chủ doanh nghiệp lừa đảo bị cơ quan pháp luật bắt, DN Minh Luyến dƣ nợ 3,5 tỷ đồng ngừng sản xuất, Xí nghiệp cơ khí và xây dựng Văn Tân dƣ nợ 11,4 tỷ vay vốn để xây dựng khu tái định cƣ thuỷ điện Sơn La đang gặp khó khăn trong thanh toán nên chƣa trả nợ đúng hạn đã chuyển nhóm 5. Cho vay phƣơng tiện vận tải thuỷ gặp nhiều khó khăn cũng dẫn đến nợ xấu cho vay lĩnh vực phƣơng tiện vận tải thuỷ chiếm tỷ trọng cao. Ngoài ra, trong năm 2012 theo quy định của Agribank Hải Dƣơng Việt Nam yêu cầu các chi nhánh phải rà soát lại tất cả các khoản vay để đánh giá đúng thực trạng, đặc biệt là các món phƣơng tiện vận tải thủy. Agribank Hải Dƣơng đã đánh giá lại mức độ rủi ro của các món phƣơng tiện vận tải thủy và các món nợ xấu khác , dù một số món chƣa đến kỳ hạn trả nợ song vẫn kiên quyết để sang nhóm nợ xấu theo định tính vì thực sự khách hàng đã rất khó khăn, không có nguồn thu để trả. Sau khi rà soát đánh giá lại các món vay, tỷ trọng nợ xấu các món vay phƣơng tiện vận tải thuỷ chiếm trên 55.14% trong tổng dƣ nợ xấu toàn chi nhánh (theo số liệu năm 2012 – báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). Tuy nhiên sang năm 2013, 2014 một số đơn vị trong chi nhánh đã xử lý phát mại tài sản một số khoản nợ xấu, bên cạnh đó chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao nên năm 2013 tỷ lệ nợ

xấu đã giảm xuống còn 2.65%, tốc độ giảm 17.3% so với năm 2012, năm 2014 tỷ lệ xấu giảm còn 1,89% , tốc độ giảm 14,5% so với năm 2013, thấp hơn mức 3% cho phép Agribank Việt Nam

2.2.2.2 Mức độ tổn thất tín dụng

Mức độ tổn thất tín dụng là số thiệt hại đƣợc thể hiện qua các khoản nợ trình hội đồng cho vay của Ngân hàng xem xét xoá nợ hàng kỳ. Năm 2012 thực hiện xoá nợ 2 món vay, mức độ tổn thất là 43 triệu đồng. Năm 2013 thực hiện xoá nợ 2 món với tổng số tiền là 19 triệu đồng. Năm 2014 thực hiện xóa nợ 3 món với tổng số tiền là 11 triệu đồng. Nhƣ vậy ta thấy mức độ tổn thất tín dụng giảm qua các năm. Nguyên nhân là do Agribank Hải Dƣơng đã tích cực quản lý đôn đốc thu hồi nợ đầy đủ đúng hạn, tăng cƣờng cho vay có tài sản bảo đảm làm nguồn trả nợ thứ hai trong trƣờng hợp khách hàng không chấp hành gốc và lãi khi đến hạn.

2.2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dƣơng. phát triển nông thôn Hải Dƣơng.

2.2.3.1. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Nhận thức đƣợc những rủi ro gặp phải trong hoạt động tín dụng. Chi nhánh đã chủ trƣơng tăng trƣởng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lƣợng tín dụng. Theo đó, Chi nhánh yêu cầu toàn thể cán bộ tín dụng phải tập trung đôn đốc thu hồi nợ bên cạnh việc cho vay. Định kỳ 3 tháng một lần với những món vay ngắn hạn và 6 tháng với món vay trung hạn, cán bộ tín dụng phải kiểm tra thực tế tình hình sử dụng vốn vay và những món vay mới giải ngân thì chậm nhất 16 ngày sau khi phát tiền vay cán bộ tín dụng phải đi kiểm tra sử dụng vốn vay.

Việc cho vay ở các chi nhánh trong toàn tỉnh phải đảm bảo cân đối với nguồn vốn và hạn mức tín dụng đã đƣợc cấp. Tập trung cho vay với những dự án kinh doanh sản xuất thực sự hiệu quả và khả thi. Hạn chế cho vay kinh doanh bất động sản, không cho vay kinh doanh chứng khoán.

Chú trọng đầu tƣ cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và nông dân trọng tâm là các đối tƣợng hộ sản xuất kinh doanh giỏi, hộ kinh tế trang trại, thành viên Hiệp hội các doanh nghiệp trang trại nông dân nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh có hiệu quả, vòng quay vốn nhanh.

Công tác thu lãi cho vay thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định. Với những món vay thông qua tổ vay vốn, định kỳ 3 tháng thu lãi ở cơ sở một lần. Thông qua việc chấp hành thu lãi của khách hàng làm cơ sở để đánh giá khả năng thu hồi nợ của khoản vay đó. Hầu nhƣ các món vay mới trong năm 2013, các đơn vị trong chi nhánh đều thỏa thuận với khách hàng trả lãi theo tháng.

Tuân thủ quy định về phân cấp uỷ quyền phán quyết với Giám đốc Agribank Hải Dƣơng và từng chi nhánh loại 3, phòng giao dịch. Các món vay vƣợt thẩm quyền của chi nhánh loại 3 phải đƣợc cấp có thẩm quyền cao hơn trên Hội sở tỉnh cùng đi thẩm định, hoặc vƣợt thẩm quyền của Hội sở tỉnh thì phải trình Agribank Việt Nam phê duyệt, có sự chấp thuận mới đƣợc cho vay.

2.2.3.2. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Để hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra với các dự án đầu tƣ, Ngân hàng đã yêu cầu khách hàng phải mua 100% bảo hiểm vật chất với đối tƣợng đầu tƣ là các loại xe cơ giới, phƣơng tiện vận tải ... Từ đầu năm 2012, Ngân hàng đã phối hợp với công ty bảo hiểm ABIC để triển khai chƣơng trình bảo hiểm Bảo An tín dụng. Ngân hàng đã quán triệt tới toàn thể cán bộ tín dụng trong việc đƣa sản phẩm bảo hiểm của ABIC đến với khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, khơi tăng nguồn thu dịch vụ ngoài tín dụng trên cơ sở đó củng cố và nâng cao năng lực tài chính đồng thời cung ứng dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Sang năm 2013 Ngân hàng cũng phối hợp cùng ABIC để cung cấp thêm sản phẩm bảo an tín dụng tới các khách hàng cá nhân.

Công tác kiểm tra kiểm soát trƣớc, trong và sau khi cho vay cũng đƣợc chi nhánh chú trọng. Chi nhánh quy định hàng quý, tại các chi nhánh loại 3 phải chủ

động thành lập đoàn kiểm tra các hồ sơ tín dụng tại các phòng giao dịch và phòng kinh doanh. Các cán bộ tín dụng thuộc phòng tín dụng tại Hội sở, phòng Kế hoạch & Kinh doanh ở chi nhánh loại 3, các phòng giao dịch định kỳ hàng quý kiểm tra chéo hồ sơ tín dụng của nhau để kịp thời phát hiện các sai sót và chỉnh sửa.

2.2.3.3 Phân loại nợ và trích lập dự phòng

Chi nhánh thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định tại thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tƣ 09 ngày 18/03/2013 v.v sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tƣ 02/2013/TT- NHNN và Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014 của Agribank Việt Nam.

Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả phân loại nợ của Agribank Hải Dƣơng

( Đơn vị: tỷ đồng ) Chỉ tiêu Giá trị khoản nợ năm 2012 Số tiền trích lập Giá trị khoản nợ năm 2013 Số tiền trích lập Giá trị khoản nợ năm 2014 Số tiền trích lập Dự phòng chung 13.2 16.3 2.1 Dự phòng cụ thể 63.5 26.3 8.6 Nhóm 1 3.763 4.164 5.426,1 Nhóm 2 143,3 7,2 514 25,7 235,6 3,3 Nhóm 3 32,2 6,4 20,5 4,1 40,8 2,7 Nhóm 4 35,1 17,5 27,3 13,6 15,6 1,9 Nhóm 5 86,7 86,7 79,5 79,5 34,9 34,9 Tổng 4.060,3 117,8 4.805 122,9 5.753 42,8

( Nguồn: Báo cáo phân loại nợ và trích lập DPRR năm 2012, 2013, 2014 của Agribank Hải Dương)

Từ kết quả phân loại nợ của chi nhánh ta nhận thấy chất lƣợng tín dụng của chi nhánh từ năm 2012 -2014 đƣợc nâng cao. Nhóm nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) có xu hƣớng giảm. Lý do đã đƣợc phân tích ở phần 2.2.2.1 nêu trên. Tuy nhiên kết quả phân loại nợ nhƣ trên một phần là do các món vay gia hạn nợ đều bị chuyển sang nhóm nợ xấu (gia hạn lần đầu đƣa vào nhóm 3, gia hạn lần thứ hai đƣa vào nhóm 4, gia hạn lần thứ ba đƣa vào nhóm 5) theo đúng quy đinh tai Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tƣ 09 ngày 18/03/2013 v.v sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tƣ 02/2013/TT-NHNN. Thực tế là không phải gia hạn cũng là nợ xấu vì có những khoản nợ gia hạn một thời gian ngắn kéo theo những khoản nợ khác của cùng một khách hàng đó bị chuyển nhóm theo dù sau đó chúng vẫn đƣợc hoàn trả đầy đủ gốc và lãi đúng hạn. Ngân

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại argribank hải dương (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)