Xuất một số biện pháp nhằm năng cao hiệu quả xử lý CTR

Một phần của tài liệu Đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện có tại một số tỉnh miền bắc đề xuất lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý (Trang 100)

Qua việc đánh giá hiện trạng các BCL cho thấy chỉ có khu liên hợp xử lý CTR Nam Sơn là đáp ứng được các yêu cầu của một BCL hợp vệ sinh, còn lại các BCL đều chưa và không đáp ứng được các tiêu chuẩn cho phép. Qua đây cho thấy các BCL nếu được đầu tư đúng mức và quản lý tốt sẽ nâng cao hiệu quả xử lý CTRSH. Vì vậy các BCL cần thực hiện một số biện pháp cụ thể như sau:

Khu xử lý CTR Nam Sơn: Đây là khu xử lý CTR được đầu tư hiện đại với đầy đủ các khu chức năng như; phân loại CTR để tái chế, sản xuất phân vi sinh, đóng rắn và cuối cùng là chôn lấp hợp vệ sinh. BCL được thiết kế và xây dựng với hệ thống thu gom nước rỉ rác và xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép. Đây là một Khu xử lý CTR lớn vấn đề khí thải của bãi chưa có biện pháp xử lý, do vậy trong thời gian tới khu xử lý này cần thực hiện ngay một số nội dung sau:

- Cần có biện pháp thu hồi khí bãi rác và xử lý bãi rác không làm ảnh hưởng đến môi trường;

- Cần quản lý và thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo vệ môi trường của toàn Khu xử lý.

Bãi chôn lấp Tràng Cát 3: Bãi chôn lấp này được đầu tư đầy đủ các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động của BCL; cầu cân, thiết bị rửa xe, máy đầm cuấn, khu vực xử lý nước rỉ rác. BCL được thiết kế, xây dựng theo BCL hợp vệ sinh. Với xu thế lượng CTRSH phát sinh tăng, trong khi đó nếu chỉ dùng các công nghệ chôn lấp đang làm ảnh hưởng đến quỹ đất chung, do vậy trong thời gian tới BCL cần thực hiện một số biện pháp nhằm giảm thiểu lượng CTR đem chôn lấp cũng như cần có các biện pháp không làm ảnh hưởng đến môi trường, cụ thể như sau:

- Cần thực hiện quá trình phân loại các CTR tái chế, tái sử dụng nhằm hạn chế lượng CTR đem chôn lấp;

- Quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác đảm bảo tiêu chuẩn quy chuẩn hiện hành;

- Có có biện pháp thu hồi và xử lý khí bãi rác không làm ảnh hưởng đến BCL cũng như môi trường xung quanh;

- Tăng cường công tác giám sát chất lượng môi trường xunh quanh BCL để có các biện pháp giảm thiểu, khắc phục.

Bãi chôn lấp Lai Châu: Đáy BCL có lớp chống thấm nước rỉ rác, có hệ thống thu gom nước mưa bằng hệ thống cống rãnh sau đó cho chảy ra phía sau bãi gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, vì vậy Công ty cần có một số biện pháp sau:

- CTR cần được phân loại và tái chế, tái sử dụng để giảm lượng CTR đem chôn lấp;

- Cần xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác của BCL đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường trước khi xử vào nguồn tiếp nhận;

- Cần có các biện pháp giảm thiểu tới môi trường xung quanh: trồng cây xanh xung quanh bãi, giám sát môi trường định kỳ…

Bãi chôn lấp Tuần Quán-Yên Bái: Đây là BCL không hợp vệ sinh vì vậy cần đóng cửa bãi rác này. Tuy nhiên nếu điều kiện kinh phí chưa có để xây dựng BCL mới, BCL này cần thực hiện ngay một số biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường xung quanh, cụ thể:

- Tăng cường công tác quản lý, vận hành BCL;

- CTR đem tập kết cần được phân loại để tái sử dụng trước khi đem chôn lấp; - Cần tiến hành xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải của BCL đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành;

- Cần thực hiện việc quan trắc giám sát môi trường định kỳ để có các biện pháp giảm thiểu tới môi trường;

Qua việc đánh giá thực trạng công nghệ xử lý CTR của các địa phương cho thấy, công nghệ được áp dụng chu yếu là chôn lấp. Tuy nhiên qua đánh giá về hiện trạng các BCL hiện nay của một số tỉnh miền Bắc cho thấy hầu hết các BCL đều không hợp vệ sinh và không đáp ứng được các yêu cầu về xây dựng và vận hành BCL. Đây cũng là một trong những vấn đề đang được các cấp quản lý quan tâm. Vì vậy ngoài các đề xuất cụ thể cho từng BCL nhằm nâng cao hiệu quả xử lý cũng như hạn

chế các tác động xấu tới môi trường và thực hiện chính sách của Nhà nước trong việc giảm thiểu lượng CTR đem chôn lấp xin đề xuất sau:

1) Xây dng các cơ chế chính sách khuyến khích gim thiu, tái chế, tái s dng các sn phm.

a) Một trong những biện pháp giảm thiểu lượng CTR đem chôn lấp là phân loại CTR tại nguồn, bằng cách áp dụng giải pháp 3R (giảm thiểu-tái chế-tái sử dụng). Do đó cần thực hiện một số nội dung sau:

- Xây dựng các giải pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR; - Xây dựng khung chính sách, pháp luật về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải làm cơ sở để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quản lý CTR và bảo vệ môi trường;

- Nâng cao chất lượng công tác quản lý tổng hợp chất thải rắn và thể chế thúc đẩy 3R (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải), đề xuất một số chính sách liên quan đến 3R. Hình thành ngành công nghiệp tái chế, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng từ chất thải rắn.

b) Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích người dân, các Công ty môi trường đô thị sử dụng các sản phẩm phân vi sinh được chế biến từ rác;

2) Tăng cường công tác qun lý CTR gia các địa phương. Đẩy mnh công tác nghiên cu, chuyn giao các công ngh x lý CTR phù hp vi tng địa phương.

a) Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ xử lý CRTSH phù hợp với điều kiện Việt Nam;

b) Ban hành các quy định kỹ thuật, tiêu chí để lựa chọn và đánh giá các công nghệ xử lý CTR mới được nghiên cứu và triển khai lần đầu ở Việt Nam; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý CTR; công nghệ sản xuất sạch, thân thiện môi trường; phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; xây dựng và nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình/công nghệ xử lý CTRSH tiên tiến;

c) Phối hợp với đơn vị chức năng, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương quy hoạch xử lý CTR liên vùng, liên tỉnh; tổ chức rà soát, lập quy hoạch quản lý

CTR trên địa bàn tỉnh; lựa chọn địa điểm xây dựng khu xử lý CTR phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

3) Tăng cường công tác qun lý và năng cao nhn thc ca người dân trong vic thu gom và x lý CTR

a) Nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý CRT;

b) Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong việc quản lý CTR: Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển lưu giữ, tái chế CTRSH;

c) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong quản lý CTR tại các địa phương về phân loại, thu gom, lưu giữ CTRSH, khuyến khích áp dụng các công nghệ xử lý CTRSH ở từng vùng cho phù hợp, như công nghệ xử lý CTR bằng hầm ủ khí biogaz…nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường;

d) Tăng cường công tác xã hội hóa hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trong cộng đồng;

e) Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm việc tuân thủ quy định pháp luật về quản lý CTR đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đánh giá hiện trạng BCLCTR giúp cho các địa phương, nhà quản lý nắm rõ được tác động xấu đến môi trường do các BCLCTR gây ra, từ đó có những lựa chọn, biện pháp phù hợp góp phần giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường do CTR SH.

Hiện nay ở hầu hết các địa phương các bãi chôn lấp CTRSH đều không hợp vệ sinh. Do đó, việc đánh giá hiện trạng các BCL của đề tài góp phần đưa ra được những đề xuất nhằm cải thiện cũng như hạn chế ảnh hưởng đến môi trường do ô nhiễm từ các bãi chôn lấp CTRSH không hợp vệ sinh gây ra. Qua đó chúng ta cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư công nghệ để xử lý CTRSH, có những biện pháp quản lý CTRSH phù hợp.

Luận văn đã thực hiện đánh giá hiện trạng của 4 BCLCTR sinh hoạt của 4 địa phương. Qua đó đã đưa ra được những kết luận về thực trạng cũng như những tác động xấu đến môi trường mà các BCL không hợp vệ sinh gây ra.

Tuy nhiên, việc đánh giá hiện trạng các BCL đòi hỏi người đánh giá phải nắm rõ được các văn bản pháp luật liên quan cũng như thực trạng của các BCL để có những đánh giá chính xác.

2. Kiến nghị

Cần nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý CTR toàn diện hơn nữa, việc đánh giá các tiêu chí cũng phải dựa trên cơ sở tính toán cụ thể làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định quản lý.

Cần nghiên cứu đưa ra các tiêu chí mang tính lượng hóa (thay cho các tiêu chí mang tính định tính đã đề xuất) của các tiêu chí nhánh.

Triển khai áp dụng những công nghệ xử lý CTR phù hợp với từng địa phương để giảm áp lực về quỹ đất đối với công nghệ xử lý CTR bằng BCL

Cập nhật đầy đủ thông tin về tình hình các BCL hiện có tại các địa phương để có đầy đủ thông tin đánh giá và đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp giảm thiểu thấp nhất những tác động đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng của BCL

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MoNRE) (2003), Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng (2001), Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/1/2001, Hướng dẫn các quy

định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2004: Chất thải rắn, Hà Nội

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về môi trường, Hà Nội

5. Bộ xây dựng (2001), TCXDVN 261:2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn- Tiêu chuẩn thiết kế.

6. Bộ xây dựng (2010), QCVN07:2010/BXD:Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gian các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị- Chương 9: Hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng.

7. Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam - Bộ Xây dựng

(2005), Các báo cáo đề tài khoa học "Quy hoạch tổng thể bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh và các công trình xử lý đi kèm đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam" của 13 tỉnh phía Bắc.

8. Ngân hàng Thế giới, Cục Bảo vệ Môi trường (2004), Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam - CTR.

9. Phùng Chí Sỹ, Trần Hiếu Nhuệ, Nguyễn Thế Tiến, Chu Thị Sàng (2004), Tuyển tập các Báo cáo khoa học phát triển công nghệ môi trường, Hà Nội.

10. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh (2005-2010), Báo cáo hiện trạng môi trường các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn; Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên.

11. Tổng cục Môi trường (2009), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ năm 2009 nhiệm vụ

nghiệp, nguy hại, sinh hoạt đô thị) trên phạm vi toàn quốc. Đề xuất các giải pháp quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý chất thải”.

12. Tổng cục Môi trường (2008), Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới”.

13. Tổng cục Môi trường (2005), Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá, bình chọn các mô hình công nghệ xử lý chất thải làng nghề, bãi rác và một số

ngành công nghiệp”.

14. Tổng cục Môi trường (2005), Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ Hoàn thiện và trình ban hành các quy định về quy trình xét chọn đánh giá và thẩm định công nghệ

môi trường phù hợp với điều kiện Việt Nam.

15. Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự (2001), Quản lý chất thải rắn - Tập 1: Chất thải rắn đô thị, NXB Xây Dựng - Hà Nội.

16. Lưu Đức Cường (2009), Luận án tiến sỹ kỹ thuật “Lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải rắn trong quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị ở Việt Nam”,

Đại học Kiến Trúc, Hà Nội.

17. Việt Nam- Đan Mạch, Chương trình hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường 2005-2010. Hợp phần “ Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (2010), Hướng dẫn kỹ thuật Quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị, Hà Nội

18. The World Bank. Vietnam Environment Monitor (2004), Solid Waste, Word Bank World Bank, Vietnam Ministry of Natural Resources and Environment, and Canadian International Development Agency.

19. http://vea.gov.vn/VN. 20. http://www.monre.gov.vn.

PH LC Phụ lục 1: Hiện trạng xử lý CTR tại một số tỉnh miền Bắc TT Tên BCL - Địa điểm Quy mô hiện trạng/Quy mô quy hoạch (Ha) Năm bắt đầu vận hành

Tình trạng bãi chôn lấp hiện nay 1 Tỉnh Lai Châu

BCL thị xã Lai Châu 3,5/15 - BCL không hợp vệ sinh

2 Tỉnh Sơn La

Huội Hin- TX Sơn La 11 - BCL không hợp vệ sinh Tỉnh Hòa Bình

BCL Tân Hòa- TP Hòa Bình

1 - BCL không hợp vệ sinh đang gây ô nhiễm môi trường trong khu vực Yên Mông- Xã Yên Mông 14,6 2009 Được quy hoạch để chôn lấp CTR cho thành phố Hòa Bình.

Dốc Bùn- TP Hòa Bình 2 - Bãi đổ rác tạm không hợp vệ sinh, đã đóng cửa Dốc Tức- TP Hòa Bình 2 BCL không hợp vệ sinh, đã đóng cửa năm 2007

3 Tỉnh Yên Bái

Tuần Quán- TX Yên Bái 4,9 1998 BCL không hợp vệ sinh, hiện đang quá tải

4 Tỉnh Thái Nguyên

Đa Mai- Xã Tân Cương 25 2003 BCL hợp vệ sinh, được xây dựng và vận hành đúng kỹ thuật. Có hệ thống xử lý nước rác

5 Tỉnh Lạng Sơn

Keo Tấu- TP Lạng Sơn 1,5 1998 BCL đã đầy từ năm 2005 Tân Lang - TP Lạng Sơn 1/20 2005 BCL không hợp vệ sinh

TT Tên BCL - Địa điểm Quy mô hiện trạng/Quy mô quy hoạch (Ha) Năm bắt đầu vận hành

Tình trạng bãi chôn lấp hiện nay

Trạm Thản- H. Phù Ninh 23,8/62 2002 BCL có khu xử lý chôn lấp CTR công nghiệp. Được xây dựng và vận hành theo đúng tiêu chuẩn BCL hợp vệ sinh

Thanh Minh- TX Phú Thọ 1,2 2000 BCL đã đầy

Phủ Đức- TP Việt Trì 0,7 - BCL không hợp vệ sinh

7 Tỉnh Bắc Giang

Tân Yên- H. Tân Yên 2 1996 BCL tạm, chủ yếu là đổ chất thải tự nhiên. Yên Dũng 6,5/24,7 2003 BCL hợp vệ sinh. Có hệ thống thu gom nước rác.

8 Thành Phố Hà Nội

Khu Liên Hợp Nam Sơn- Sóc Sơn

60/110 1998 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn công nghiệp với các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Xây dựng, thiết kế, vận hành đảm bảo các yêu cầu của bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Được đầu tư hệ thống xử lý nước rác 600m3/ngày đảm bảo các tiêu chuẩn xả thải

Kiêu Kỵ- Gia Lâm 5/12,9 1999 BCL được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn, BCL hợp vệ sinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện có tại một số tỉnh miền bắc đề xuất lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)