Bãi chôn lấp CTR tại Tràng Cát Thành phố Hải phòng [13]

Một phần của tài liệu Đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện có tại một số tỉnh miền bắc đề xuất lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý (Trang 83 - 91)

Bãi chôn lấp Tràng Cát được xây dựng trên đầm Quyết Thắng thuộc phường Tràng Cát quận Hải An, thành phố Hải Phòng và cách trung tâm thành phố 12 km về phía Đông Nam. Diện tích bãi khoảng 60 ha (trong đó có 20 ha sử dụng để chôn lấp, 17 ha bãi xử lý bùn, 3 ha công trình phụ trợ, 20 ha để xây dựng nhà máy chế biến rác), có bờ đê bao xung quanh. Phía Bắc và phía Đông bãi là hồ đầm nuôi trồng thuỷ sản, phía Tây và Tây Nam là khu vực trồng lúa của dân cư thuộc phường Tràng Cát. Khu dân cư cách BCLCTR khoảng 1km về phía Tây và khu công nghiệp Đình Vũ cách BCL Tràng Cát khoảng 2km.

Chất thải ở bãi chủ yếu là chất hữu cơ. Phân tích thành phần hữu cơ có 54-57%, trong đó chủ yếu là vỏ hoa quả, lá cây (37 - 42%); giấy các loại (2,9 - 6%). Thành phần vô cơ chiếm 43 - 45,8%, trong đó nylon là 4,2 - 4,5%.

Bãi chôn lấp Tràng Cát 1 được xây dựng hoàn thiện vào tháng 4 năm 1998 với diện tích BCL là 5 ha, được chia thành 3 ô đổ chất thải. Trong thời gian hoạt động, BCL CTR số 1 đã quá tải và được đóng cửa vào năm 2002 với tổng khối lượng CTR đã được chôn lấp là khoảng một triệu tấn.

Theo thiết kế thì CTR được xử lý theo kiểu chôn lấp: Cứ đổ một lớp chất thải dày 2-2,5 m, lại phủ xen kẽ một lớp đất dày khoảng 20-30cm. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí, Công ty môi trường đô thị Hải Phòng chỉ phủ được 20 cm đất. Theo thiết kết sau 3 năm (1998-2000), BCL cao 12 m thì sẽ tiến hành đóng cửa, nhưng vì thành phố chưa chuẩn bị được ô chất số 2, nên ô số 1 mỗi ngày vẫn phải chứa 850-950 m3 chất thải. Những ngày lễ tết, số lượng còn nhiều hơn gấp 3 lần. Sau hơn 5 năm hoạt động, ô chôn lấp số 1 đã cao 18 m.

Kết cấu đáy BCL đã được thiết kế hệ thống đường ống thu gom nước rỉ rác, tuy nhiên các hệ thống đường ống này hoạt động không hiệu quả, nước rỉ rác chảy tràn từ đáy BCL thải ra hồ thu nước rác hiện có và hồ lắng. Các hồ này được nối với nhau bằng hệ thống ống ngầm. Chủ yếu do kết cấu đáy và thành bãi là đất sét nên nước rác lưu lại bên trong khu vực BCL và chảy tràn về hồ chứa nước rác. Hồ chứa nước rác của BCL hoạt động không hiệu quả. Nước rác chưa được xử lý chảy qua hồ lắng và nước trong hồ qua cửa cống xả trực tiếp vào sông Cấm.

Việc đóng cửa BCL số 1 vẫn chưa đúng quy trình, lớp kết cấu bề mặt BCL vẫn chưa được thi công và không có hệ thống thu gom nước bề mặt phù hợp. Do đó lượng nước bề mặt, nước mưa đã làm tăng thể tích nước rác trong hồ chứa, không được kiểm soát làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.

Thời gian đầu khi đóng cửa BCL số 1 thì bãi vẫn để lộ thiên, chưa trồng cây theo đúng quy trình đề ra vì thiếu kinh phí nên gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường như khí gas thoát ra tự bốc cháy, các loài côn trùng chuột bọ xuất hiện nhiều. Hiện nay bãi số 1 đã được trồng cây xanh, một phần diện tích bãi 1 đã được

Công ty sử dụng làm trụ sở Xí nghiệp quản lý vận hành BCL Tràng cát, trong khuôn viên đã trồng nhiều cây xanh.

Bãi chôn lấp số 2 được xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng tháng 6 năm 2003, rộng 11 ha, dự kiến được sử dụng trong 5 năm (2003-2008). BCL CTR Tràng Cát 2 được xây dựng theo quy chuẩn BCL CTR hợp vệ sinh và được đưa vào hoạt động từ cuối năm 2003 và hiện nay bãi tiếp nhận và xử lý khoảng 525 tấn chất thải rắn/ngày của thành phố.

Bãi số 2 đang vận hành chôn lấp được bê tông hoá đường nội bộ và hệ thống cống thu gom nước rỉ rác; hồ chứa nước rỉ rác trước khi dẫn về bể xử lý hoá học được gia cố đáy bằng vải địa vật lý để chống thẩm thấu, chưa có hệ thống xử lý sinh học nước rỉ rác.

Theo quy định, việc tập kết rác về bãi chỉ được thực hiện sau 18 giờ hàng ngày đến 5 giờ ngày hôm sau, rác trước khi được tập kết về ô chôn lấp, được phun chế phẩm và chôn lấp xong trước khi trời sáng. Tại bãi Tràng Cát 2, CTR vẫn chưa được phân loại trước khi đem chôn lấp, chưa trồng hệ thống cây xanh quanh khu vực BCL Tràng Cát 2 và hiện nay do quá trình thi công và vận hành chưa tuân thủ theo đúng các yêu cầu kĩ thuật nên lượng khí ga và nước rỉ rác làm ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.

Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg BCL CTR Tràng Cát phải hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm nước rỉ rác và khí thải trong năm 2006. Sau khi Quyết định 64/2003/QĐ-TTg được ban hành và do sức ép của nhân dân địa phương Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đầu tư kinh phí từ ngân sách để triển khai các biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh, xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp hoá học và giám sát chặt chẽ quá trình nhập rác và chôn lấp hàng ngày, tăng cường xử lý mùi và côn trùng bằng chế phẩm EM, Tocazel và vôi bột nên đã hạn chế rất hiệu các vấn đề ô nhiễm môi trường so với BCL số 1.

Kết quả phân tích cho thấy: Nước rỉ rác sau hệ thống xử lý hoá học có hàm lượng COD là 116mg/l (so sánh với QCVN 24/2009/BTNMT cột B là 100 mg/l) vượt tiêu chuẩn cho phép 1,16 lần; NH4+ là 30,1mg/l (so sánh với QCVN 24/2009/BTNMT cột B là 10 mg/l)/1 vượt 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Các thông số còn lại được phân tích đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. [Nguồn: Tổng cục môi trường]

Sau 5 tháng sử dụng BCL số 2, Hải Phòng đã có quyết định triển khai xây dựng BCL số 3, diện tích 33 ha.

Bãi chôn lấp Tràng Cát giai đoạn 3

Vị trí xây dựng bãi chôn lấp:

Địa điểm dự kiến BCL CTR là ở phía Nam khu vực BCL Tràng Cát sát đầm Cát Bi thuộc phường Tràng Cát quận Hải An. Khu vực nằm về phía Đông Nam thành phố, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 10km. Phía Đông và Đông Nam dự án giáp khu đầm mương lạnh và sông Cấm; phía Tây gần khu dân cư tổ 2 và tổ 4 của phường Tràng Cát. Tuy nhiên Tràng Cát là vùng cửa sông, có hệ sinh thái bãi triều ngập mặn đa dạng, rất nhạy cảm với ô nhiễm môi trường; hướng Đông Nam là hướng gió từ biển thổi vào thành phố, nếu xử lý rác không đạt dễ gây phát tán các mầm dịch...

Đặc điểm địa hình khu vực bãi rác Tràng Cát 3:

Khu vực dự kiến xây dựng BCLCTR có diện tích khoảng 33 ha, đây là vùng lụt của sông Cấm tạo thành các hồ. Mực đáy hồ tại khu vực dự án từ +2,3m đến +2,5 m, mực nước sâu khoảng 1m. Trước đây diện tích này được sử dụng để nuôi thuỷ sản, được bao bọc bởi các con đê bằng đất. Đỉnh đê cao +6,4m và đỉnh các kè giữa đê cao

từ +3,9 đến +4,4m; mặt đê rộng khoảng 2,5 -3,0m. Mặt đất phía ngoài đê khoảng từ +2,2 m đến +2,5 m.

Công suất và thời gian hoạt động

BCL CTR giai đoạn 3 sẽ có hai BCL gồm một bãi chính cho CTR không nguy hại, một bãi nhỏ dành cho tro đốt rác thải bệnh viện. Tổng công suất đối với BCL CTR không nguy hại là 2,6 triệu tấn trong thời gian 10 năm. Bãi rác dành cho tro đốt rác thải bệnh viện có công suất cho khoảng 36.600 tấn trong thời gian 20 năm.

Diện tích của BCL Tràng Cát 3 là khá lớn, do đó có thể đáp ứng được nhu cầu chôn lấp của Thành phố Hải Phòng và các vùng lân cận, tuy nhiên với việc lượng CTR phát sinh ngày càng nhiều thì khả năng đáp ứng trong tương lai là hạn chế do đó điểm cho tiêu chí khả năng đáp ứng nhu cầu chôn lấp là điểm 3. Vị trí của BCL là không phù hợp nên điểm cho tiêu chí hạn chế các tác động tới môi trường xung quanh là điểm 1. Tại BCL mới chỉ phân loại CTR thành hai loại CTR đem chôn lấp và làm phân vi sinh, do đó tiêu chí khả năng giảm khối lượng CTR đem chôn lấp đề xuất điểm 2.

Cấu trúc bãi chôn lấp

BCLCTR của dự án được thiết kế theo đúng quy chuẩn của Bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Xây dựng với các tiêu chuẩn thiết kế như:

+ Đê ngăn: được thiết kế với 5 lớp thành (đê ngăn) có tổng chiều cao là 17 m để chứa các lớp rác đổ vào bãi. Độ dốc thành bãi phía ngoài là 1: 2 và thành phía trong là 1:1,5. Sẽ có 4 lớp rác và mỗi lớp rác có đê ngăn như sau:

Lớp 1: 5 m chiều cao và 5 m chiều rộng Lớp 2,3,4,5: 3 m chiều cao và 3 m chiều rộng

+ Lớp lót: Lớp sét có độ dầy thẩm thấu tối thiểu là 5m. Ngoài ra lớp đáy của bãi rác sẽ được trang bị thêm một lớp lót đáy nhân tạo. Nền bãi phải chịu được hệ số chịu tải > 1kg/cm2. Phương pháp nén đất cũng sẽ được áp dụng vật liệu nén là đất hay gạch vụn. Nền đất được đầm kỹ, dày trên 1m và có độ thẩm thấu <1. 10-7cm/s.

+ Lớp lót đáy bao gồm: Cát thô dày 150mm; Đá 1x2 dày 250 mm; Lớp bảo vệ vải chống thấm dày 30 mm; Vải chống thấm; Lớp đất nền.

Cấu tạo BCL Tràng Cát có lớp lót đáy, chủ yếu là lớp đất sét, có đầy đủ các lớp lót như trong tiêu chuẩn thiết kế BCL hợp vệ sinh (TCVN 261-2001) nên điểm cho 5.

Các công trình phụ trợ

- Hệ thống thu nước rác: Sử dụng loại hình thu nước rác hình thang. Được thiết kế theo phương án các ống nhựa khoan lỗ và sàn thu. Ống thu có đường kính 0,5 m với tuyến chính và 0,2 m đối với các tuyến nhánh, rãnh đặt ống thoát nước được làm bằng vật liệu bêtông cốt thép với tuyến ống chính và bằng HDPE, PVC và PP đối với các ống nhánh. Độ dày sàn thu nước rác là 0,3-0,5m. Khoảng cách giữa các ống thu là 40 m. Độ dốc lớp đáy là 0,5-1%. Lớp thu nước rác là cuội cỡ 100-200mm. Lớp lót bảo vệ là túi cát.

- Hệ thống xử lý nước rác: Thiết bị xử lý nước rác đề xuất tại hạng mục là quy trình kết tủa bằng vôi bột và nước rác được tiếp nhận từ các BCL bằng hệ thống các ống thu gom và hố bơm. Các phương pháp xử lý nước rác tiếp theo là sục khí và loại bỏ tự nhiên chất dinh dưỡng tại bể bằng các thuỷ sinh vật. Quy trình xử lý nước rác của BCL CTR như sau:

Hệ thống xử lý nước rác áp dụng cả biện pháp hoá học và sinh học, tuy nhiên thành phần nước rỉ rác có nồng độ các chất ô nhiễm cao, quá trình vận hành chưa tốt nên hiệu quả xử lý là chưa cao, chưa đạt tiêu chuẩn xả thải nên cho điểm 4.

- Hệ thống thu khí: Thiết kế xây dựng các ống thu gom khí thẳng đứng. Hệ thống thu khí được đặt tại các ô vuông có kích thước là 40m x 40m.

Tại BCL mới chỉ lắp các hệ thống ống khí để phát tán khí ra môi trường nên điểm cho tiêu chí hiệu quả thu gom và xử lý khí bãi rác là điểm 2.

Trang thiết bị của hạng mục

Những phương tiện hạng nặng cần thiết để phục vụ việc chôn lấp CTR một cách hiệu quả và vệ sinh sẽ được trình bày trong bảng 3.7

Bảng 3.10: Các thiết bị phục vụ bãi chôn lấp

Thiết bị Số lượng Chức năng Yêu cầu

Máy ủi (Crawler

Dozer) 3 chiếc

Để san ủi và nén rác. Để đắp đê bao tầng thứ 2 - thứ 5. Trọng tải 15 tấn Thu gom nước rác Hồ trộn dùng vôi bột Hồ lắng Hồ hiếu khí Hồ nước thực vật

Thiết bị Số lượng Chức năng Yêu cầu

Máy xúc (Crawler

Front Loader) 2 chiếc

Để xúc đất phủ từ bãi chứa vào xe tải. Để đắp đê bao từ tầng thứ 2 - thứ 5.

Gầu múc 1m3

Máy đắp (Backhoe) 1 chiếc

Để đắp đê và san mặt bằng. Đào đất và rác để lắp đặt hệ thống thu khí, v.v...

Shovel 0,6 m3 Xe thùng chở nước 1 chiếc Chở nước tưới cho khu chôn lấp,

ngăn bụi bốc lên trong mùa khô Thùng 4m3 Xe thùng chân không 1 chiếc Tưới nước rác đã xử lý lên bãi rác

BCL Tràng Cát đã có trồng hệ thống cây xanh để giảm thiểu các tác động môi trường tại BCL đối với khu vực xung quanh, tại BCL đã có hệ thống xử lý nước rỉ rác, tuy nhiên chưa có hệ thống quan trắc môi trường nên điểm cho tiêu chí các công trình phụ trợ là điểm 3. Hệ thống thiết bị phục vụ tại BCL là bán cơ giới nên điểm cho tiêu chí về các yêu cầu kỹ thuật vận hành là điểm 3.

Bảng 3.11: Kinh phí đầu tư cho bão chôn lấp Tràng Cát 3

Bãi chôn lấp Tràng Cát giai đoạn 3 Tiền (VNĐ)

+ San nền 14.031.448.800

+ Cầu cân 173.378.400

+ Thiết bị cân xe 1.847.040.000

+ Cầu rửa xe 879.840.000

+ Xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh 18,8 ha

- Ô chôn lấp 54.000.000.000

- Đường vận hành 11.865.000.000

+ Điện và hệ thống thông tin liên lạc 7.020.000.000

+ Máy xúc 3.744.000.000

Bãi chôn lấp Tràng Cát giai đoạn 3 Tiền (VNĐ)

+ Xe tải chở rác 936.000.000

+ Máy đầm chân cừu 1.560.000.000

+ Khu xử lý nước rác 3.394.807.510

+ Hệ thống thoát nước mưa 1.837.500.000

+ Cổng và tường rào 1.669.824.000

+ Hệ thống cây xanh 1.860.397.500

Tổng 108.701.236.210

Kinh phí đầu tư cho BCL Tràng Cát 3 là khá lớn hơn 108 tỷ, công suất của BCL là khá cao do đó suất đầu tư, chi phí vận hành đánh giá ở mức trung bình cho điểm 3. Cũng chính bởi được quan tâm đầu tư nên đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm thiểu các tác động tới môi trường sau các sự cố đối với BCL Tràng Cát 1,2, các vấn đề môi trường, khiếu kiện của người dân đã giảm đáng kể nên đề xuất điểm cho tiêu chí giảm thiểu các tác động tới môi trường là điểm 4. Mức an toàn đối với công nhân làm việc tại BCL chỉ ở mức trung bình đề xuất cho điểm 3.

Bảng 3.12: Tổng hợp điểm số các tiêu chí nhánh của BCL Tràng Cát 3

Các tiêu chí Trọng số Tràng Cát 3

Hiu qu x lý ca BCL

Khả năng đáp ứng nhu cầu chôn lấp 7 3

Khả năng giảm khối lượng CTR đem chôn lấp 9 2

Khả năng đáp ứng yêu cầu của BCL CTR hợp vệ sinh 6 5

Hiệu quả thu gom và xử lý nước rỉ rác 7 4

Hiệu quả thu hồi và xử lý khí bãi rác 5 2

Chi phí kinh tế

Các tiêu chí Trọng số Tràng Cát 3

Chi phí vận hành 5 3

Chỉ số tiêu hao năng lượng 4 -

Chỉ số tiêu hao hoá chất 4 -

Trình độ công ngh và thiết b s dng ti BCL

Tính liên hoàn của hệ thống 5 2

Hệ thống xử lý nước thải BCL 7 4

Các công trình phụ trợ cho BCL 5 3

Các yêu cầu kỹ thuật vận hành 5 3

Phù hp vi điu kin Vit Nam

Khả năng thay thế thiết bị 3 3

Phù hợp với trình độ kỹ thuật của Việt Nam 5 3

An toàn môi trường và phòng nga các s c môi trường

Hạn chế các tác động xấu đến môi trường xung quanh 5 1 Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường 3 4

Khả năng khắc phục sự cố 4 3

Sức khoẻ của công nhân 4 3

Một phần của tài liệu Đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện có tại một số tỉnh miền bắc đề xuất lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)