Khu Liên hiệp xử lý CTR Nam Sơn- Sóc Sơn- Hà Nội cách trung tâm Hà Nội 46 km về phía bắc, cách sân bay Nội Bài 15km về phía đông bắc. Khu liên hiệp có tổng diện tích là 110 ha trong đó khu chôn lấp chiếm diện tích 60 ha, khu xử lý chất thải công nghiệp 6,0 ha, khu chế biến phân vi sinh 17,5ha, các công trình phụ trợ 20ha, đường nội bộ 6,5ha. Khu chôn lấp được bố trí chôn lấp CTRSH theo các giai đoạn: từ năm 1999-2005 diện tích chôn lấp là 12 ha, từ năm 2006-2020 diện tích chôn lấp là 48 ha còn lại. Công suất tiếp nhận khoảng 2000 tấn rác/ngày.đêm.
Bãi chôn lấp tại khu liên hiệp xử lý CTR Nam Sơn được thiết kế, xây dựng và vận hành theo đúng tiêu chuẩn của BCL hợp vệ sinh
Cấu tạo ô chôn lấp: Mỗi ô chôn lấp được cấu tạo bao gồm: Hệ thống thu gom nước rác, lớp lót đáy ô chôn lấp, thành ô chôn lấp, kết cấu đáy ô chôn lấp trên nền đá tự nhiên với hệ số thấm K = 1x10-7cm/s, lớp đáy ô chôn lấp có độ dốc 2% [13]
Hình 3.2: Cấu tạo lớp đáy ô chôn lấp [13]
b. Lớp che phủ trên cùng:
Lớp che phủ trên cùng có chức năng cách ly chất thải với môi trường, ngăn không cho nước mưa và nước mặt ngấm xuống ô chứa chất thải để làm giảm lượng nước rò rỉ, giúp cho việc kiểm soát khí từ ô chôn lấp và tạo cảnh quan.
Cấu tạo lớp phủ bao gồm các lớp: lớp rác, lớp phủ hàng ngày, lớp sạn hoặc cát thô, lớp phủ thực vật có tác dụng chống sói mòn, lớp này chỉ trồng cỏ hoặc các cây rễ chùm, nông và không trồng các loại cây lớn.
Lớp che phủ bề mặt có độ dốc tối thiểu 3-5% để nước mưa dễ dàng thoát khỏi ô chôn lấp. Chât thải Lớp bảo vệ 30cm Lớp thu nước rác k=10-3cm/s (30cm) Lớp lót HDPE 1,5mm Lớp đất sét được đầm chặt Lớp đất được đầm chặt
Hình 3.3: Lớp phủ bãi cuối cùng của ô chôn lấp
c. Hệ thống thu gom và xử lý nước rác
Hệ thống thu gom nước rác bao gồm các rãnh, ống dẫn, hố thu được bố trí đảm bảo thu gom toàn bộ nước rỉ rác về trạm xử lý nước rác.
Hình 3.4: Hệ thống thu nước rác
Tầng thu gom nước rỉ rác được đặt ở đáy và thành ô chôn lấp và nằm trên màng lót chống thấm. Tầng thu gom nước rỉ rác co chiều dầy ít nhất 50cm với những đặc tính sau:
- Có ít nhất 5% khối lượng hạt có kích thước ≤ 0,075mm
Ống đứng PVC 200mm Lớp phủ cuối cùng Ống đĩa PVC được khoan lỗ 200mm Lớp sạn hoặc cát thô Lớp phủ hàng ngày Rác thải
- Có hệ số thấm tối thiểu = 1x10-2 cm/s
- Được cấu tạo bằng các hạt cát với thành phần hạt khác nhau và được sắp xếp theo kiểu tầng lọc ngược (càng gần ống thu, dẫn nước kích thước hạt càng lớn).
Mạng lưới ống thu gom nước rỉ rác được đặt ở bên trong tầng thu gom và phân bố đều trên toàn bộ đáy ô chôn lấp. Mạng lưới này phải đáp ứng những yêu cầu như: ống có thành bên trong nhẵn; có độ dốc tối thiểu 1%; khi thiết kế xây dựng mạng lưới ống và đường kính ống phải tính đến lượng nước trước khi có lớp che phủ bề mặt.
Lớp lọc bao quanh đường ống thu gom nước rỉ rác là một lớp đất cát, sạn có độ hạt ít nhất 5% khối lượng là hạt có đường kính 0,075mm hoặc một màng lọc tổng hợp có hiệu quả tương đương và chất liệu phù hợp để ngăn sự dịch chuyển của các hạt quá mịn xuống hệ thống thu gom mà vẫn đảm bảo nước tự chảy xuống hệ thống thu gom.
Hình 3.5: Dây chuyền xử lý nước thải tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn
Hệ thống xử lý nước rác giai đoạn 1: Công suất 500m3 nước thải/ngày. đêm và được điều khiển tự động hoàn toàn. Được khởi công xây dựng vào tháng 1/2005, với tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng do Công ty Môi trường Đô thị làm chủ đầu tư và đơn vị thi công là Công ty cổ phần kỹ thuật Seen.
Nhà máy xử lý nước rác vận hành theo cơ chế kết hợp công nghệ sinh học và hoá học để phù hợp với sự thay đổi thành phần và chất của nước thải đầu vào với các thiết bị chủ yếu của Nhật và Mỹ.
Toàn bộ quá trình xử lý đều được quạt gió kết hợp với công nghệ khử mùi để làm giảm đến mức thấp nhất mùi hôi trong quá trình xử lý nước rác.
Hệ thống xử lý nước rác giai đoạn 2: Công suất xử lý 1.000m3 nước rác/ngày. đêm, được khởi công từ ngày 16/12/2008 do Công ty Môi trường đô thị làm chủ đầu tư và Công ty cổ phần tư vấn Vinaconex tư vấn, thiết kế. Ngày 25/8/2010, Công ty môi trường đô thị URENCO khánh thành và đưa vào sử dụng công trình trạm xử lý nước rác số 2 tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, với tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng.
Công trình gồm 14 hạng mục, trong đó các hạng mục chính là xây dựng hệ thống tách rác, thu gom nước rác, bể điều hoà nước rỉ rác, cụm xử lý nitơ, các bể phản ứng, tháp ôxi hoá, cụm xử lý sinh học...đảm bảo xử lý triệt để toàn bộ lượng nước rác phát sinh trong khu xử lý chất thải Nam Sơn, nước rác sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam.
d. Hệ thống thu gom nước mưa và nước mặt
Các mương thoát nước cho từng hào chôn láp được thiết kế dạng ống hộp hình thang đổ bê tông với mái dốc 1:0,3; chiều rộng đáy 0,1-0,6m; chiều cao 0,5-0,8m hoặc cống tròn Φ 600mm.
Các mương thoát nước mưa, nước mặt cho toàn bộ khu xử lý và chôn lấp được thiết kế dạng hình thang nằm trong phạm vi phái trong vành đai bảo vệ với kích thước rộng đáy 0,8-1,0m; mái dốc 1:0,3; chiều cao 1-1,5m.
e. Hệ thống thu hồi và phát tán khí
Ban đầu, tại BCL hệ thống thu hồi và phát tán khí là hệ thống thoát tán tự nhiên, ống thu gom khí ga là ống nhựa PVC Dmin = 150mm. Xung quanh là các tầng đá lọc giúp thu hồi tối đa lượng khí ga. Các lỗ khoan xung quanh ống nhựa có khoảng cách là 15cm. Hồ kỵ khí Nước rác Hồ hiếm khí Bể điều chỉnh 1 Bể đệm Bể kỵ khí Bể kỵ khí Bể xử lý gián đoạn Bể điều chỉnh 2 Bể keo tụ Bể gom tạo áp Bể khử trùng Hồ đệm Nước ra
Ngày 3/6/2009 đã khởi công dự án "Thu hồi và sử dụng khí thải tại bãi rác Nam Sơn, Hà Nội" tổng vốn khoảng 7,5 triệu USD.
Dự án do công ty liên doanh giữa Canada và Malaysia (Công ty PJI-LFGC Việt Nam) đầu tư thực hiện; được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1, từ 2009 đến năm 2010 bao gồm xây dựng hệ thống thu khí thải tại bãi rác và trạm đốt khí thải, với số tiền đầu tư 2,23 triệu USD và giai đoạn 2, từ năm 2010-2016 sẽ xây dựng hệ thống sử dụng khí thải phát điện cho khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn.
Đây là dự án môi trường đầu tiên ở Việt Nam thực hiện theo cơ chế phát triển sạch (CDM) của Nghị định thư Kyoto và tái sử dụng khí thải để sản xuất điện năng, tránh hiện tượng nóng lên của trái đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cải thiện các hoạt động quản lý chất thải. Dự án sẽ xây dựng một mô hình sản xuất điện có hiệu quả từ nguồn khí thải thu được ở bãi rác để tạo ra nguồn năng lượng sạch.
f. Quá trình vận hành
Rác được đổ đầy 40-80cm lên mặt đất phẳng, đầm nén và các lớp rác khác tiếp tục trải lên trên. Cuối ngày hoặc khi lớp rác dầy 2-3m thì phủ một lớp đất dầy từ 10- 20cm lên trên rồi lại đầm nén. Các gò rác thường có độ cao 15m.
Hiện nay khu liên hợp xử lý rác Nam Sơn đang được quan tâm đầu tư và mở rộng, theo đó ngày 25/08/2010 UBND TP.Hà Nội đã phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn II, tỷ lệ 1/500, tại các xã Hồng Kỳ, Nam Sơn và Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Dự án được nghiên cứu trên khoảng 106ha, nhằm cụ thể hoá quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050 và quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngày 18/9/2010, UBND Thành phố Hà Nội khởi công xây dựng Nhà máy xử lý rác sinh hoạt công suất 2000 tấn/ngày. đêm tại khu Liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn. Nhà máy được xây dựng theo công nghệ tiên tiến hiện đại với tích khoảng 15ha, nhà máy gồm các hạng mục chính như: trạm cân; khu tiếp nhận rác; các hố thu rác; khu phân loại rác; khu chứa rác cồng kềnh; khu ép rác tái chế; khu nghiền rác; khu
ép rác thành kiện; khu tiền compost; khu làm compost thành phẩm; bãi lưu trữ; trạm xử lý nước thải; hồ thu nước thải; nhà điều hành...
Dự án trên do Cty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) làm chủ đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) với vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 40 triệu USD, giai đoạn 2 là 100 triệu USD. Dự kiến, đến cuối năm 2011, nhà máy sẽ đi vào vận hành. Thành phố có 5 khu chôn lấp rác thải sinh hoạt nhưng đã quá tải. Vấn đề đặt ra là quỹ đất để đầu tư vào những khu liên hợp chôn lấp chất thải rắn ngày càng khan hiếm. Dự kiến khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ giảm được hơn 60% khối lượng rác thải của Hà Nội phải chôn lấp mỗi ngày.
Dựa trên những thông tin như đã nêu trên về khu liên hợp xử lý Nam Sơn và bảng 3.6 Đề xuất điểm số cho các tiêu chí nhánh, đề xuất cho điểm như sau:
BCL Nam Sơn có diện tích khá lớn 60 ha, do đó có thể đáp ứng được tốt nhu cầu chôn lấp chất thải cho Thành phố Hà Nội và các quận, huyện lân cận tuy nhiên với tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng như hiện nay, lượng CTR SH không ngừng tăng và hiện trạng thực tế đã lấp đầy 6.5/9 ô chôn lấp thì có thể thấy rằng việc đáp ứng nhu cầu chôn lấp sẽ hạn chế trong tương lai nên đề xuất cho điểm 4.
Khu liên hiệp được đặt tại vị trí an toàn với khu dân cư, cách trung tâm Hà Nội 46 km về phía bắc, cách sân bay Nội Bài 15km nên điểm cho tiêu chí hạn chế các tác động đến môi trường xung quanh là 5 điểm.
CTR được vận chuyển đến BCL đã có hệ thống phân loại tiên tiến, phân loại riêng được các loại chất thải và đưa vào tái chế, tái sử dụng hoặc làm phân vi sinh…do đó lượng CTR đem chôn lấp là rất hạn chế. Như vậy về khả năng giảm khối lượng CTR đem chôn lấp đề xuất cho điểm 5.
Với cấu tạo BCL như đã nêu trên đề xuất cho điểm 5 cho tiêu chí đáp ứng yêu cầu của BCL hợp vệ sinh.
Hệ thống xử lý nước rác và khí bãi rác tại khu xử lý liên hợp Nam Sơn được đầu tư với kinh phí rất lớn, có hệ thống xử lý tiên tiến, hiệu quả xử lý đã được công nhận nên tiêu chí hiệu quả thu gom và xử lý nước rác, khí bãi rác đề xuất cho điểm 5. Công nghệ xử lý nước rỉ rác là công nghệ cao, kết hợp hoá học, sinh học và khử trùng nên tiêu chí hệ thống xử lý nước thải BCL đề xuất cho điểm 5.
Khu liên hợp xử lý Nam Sơn bao gồm cả khu chôn lấp, tái chế, sản xuất phân vi sinh và lò đốt CTR… nên đề xuất cho điểm tiêu chí nhánh tính liên hoàn của hệ thống là điểm 5. Bên cạnh đó khu liên hợp có đầy đủ các công trình phụ trợ, có hệ thống quan trắc môi trường, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân được đào tạo tốt, có thể đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật vận hành nên đề xuất cho tiêu chí các công trình phụ trợ BCL, phù hợp với trình độ kỹ thuật Việt Nam điểm 5.
Khu liên hợp được đầu tư với tổng số vốn là rất lớn, quá trình vận hành hầu như được tự động hoá hoàn toàn, các trang thiết bị hầu hết được nhập khẩu từ các nước Châu Âu nên chi phí kinh tế cho khu liên hợp là rất lớn, nên đề xuất điểm cho cho suất đầu tư và chi phí vận hành là 2 điểm. Cũng bởi hầu hết các thiết bị được nhập khẩu nên khả năng bảo dưỡng, tự sửa chữa trong nước có phần hạn chế nên điểm cho tiêu chí khả năng thay thế thiết bị là điểm 3.
Tại khu liên hợp xử lý rác Nam Sơn tuy áp dụng những công nghệ hiện đại và áp dụng một cách triệt để các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường nhưng không thể không tránh khỏi những vấn đề ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân làm việc trong BCL đề xuất cho tiêu chí biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và khả năng khắc phục sự cố là điểm 5, tiêu chí sức khoẻ người công nhân là điểm 4.
Bảng 3.9: Tổng hợp điểm cho các tiêu chí nhánh của khu liên hợp xử lý rác Nam Sơn
Các tiêu chí Trọng số Nam Sơn
Hiệu quả xử lý của BCL
Khả năng đáp ứng nhu cầu chôn lấp 7 4
Khả năng giảm khối lượng CTR đem chôn lấp 9 5 Khả năng đáp ứng yêu cầu của BCL CTR hợp vệ sinh 6 5
Hiệu quả thu gom và xử lý nước rỉ rác 7 5
Hiệu quả thu hồi và xử lý khí bãi rác 5 5
Chi phí kinh tế
Các tiêu chí Trọng số Nam Sơn
Chi phí vận hành 5 2
Chỉ số tiêu hao năng lượng 4 -
Chỉ số tiêu hao hoá chất 4 -
Trình độ công nghệ và thiết bị sử dụng tại BCL
Tính liên hoàn của hệ thống 5 5
Hệ thống xử lý nước thải BCL 7 5
Các công trình phụ trợ cho BCL 5 5
Các yêu cầu kỹ thuật vận hành 5 4
Phù hợp với điều kiện Việt Nam
Khả năng thay thế thiết bị 3 3
Phù hợp với trình độ kỹ thuật của Việt Nam 5 5
An toàn môi trường và phòng ngừa các sự cố môi trường
Hạn chế các tác động xấu đến môi trường xung quanh 5 5 Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường 3 5
Khả năng khắc phục sự cố 4 5
Sức khoẻ của công nhân 4 4