Bãi chôn lấp thị xã Lai Châu Tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu Đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện có tại một số tỉnh miền bắc đề xuất lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý (Trang 91 - 94)

Bãi chôn lấp thị xã Lai Châu – Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Lai Châu, có địa chỉ tại xã San Thàng - thị xã Lai Châu - tỉnh Lai Châu rộng 3,5 ha. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2304000003 ngày 24 tháng 02 năm 2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu cấp.

Bãi chôn lấp bắt đầu được xây dựng từ năm 2007 đến tháng 03 năm 2009 thì hoàn thành; đến tháng 8 năm 2009 BCL chính thức đi vào hoạt động. Tổng số cán bộ

công nhân viên là 248 người. Xe ôtô chuyên dùng là 04 xe chuyên dùng ép chất, 01 chiếc ben, 01 máy xúc, 01 máy ủi và xe đẩy tay là 150 chiếc.

Bãi chôn lấp thị xã Lai Châu có diện tích 3,5 ha; Hiện nay, Công ty thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH tại BCL khoảng 40 tấn/ngày.đêm.

Bãi chôn lấp CTR được xây dựng với đường vào BCL và các công trình thoát nước trên tuyến, tổng chiều dài tuyến đường 683m.

Quy mô xây dựng cụ thể như sau:

Đối với đường vào bãi chôn lấp: Đường vào BCL được xây dựng với tổng chiều dài tuyến đường 683m; chiều rộng nền đường 5m; chiều rộng mặt đường 3.5 m; lề hai bên rộng 2*0,75 m; nền đường được đắp với độ chặt ≥ 0.95 dày 30 cm,; mặt đường được rải atphan dày 8 cm và một phần rải đá cấp phối dày 12 cm;

BCL CTR được rải lớp lót nền bằng vải địa kĩ thuật chống thấm HPDE dày 0,75 mm, bề mặt đắp đất sét được đầm chặt; hệ thống thoát nước mưa được thu gom qua cống rãnh và chảy ra phía sau bãi.

CTR đưa về BCL được đổ xuống để 01 máy ủi, 01 máy xúc san ủi, được phun thuốc diệt ruồi, muỗi sau đó được lấp đất, công việc được thực hiện hàng ngày.

Đối với BCLCTR: Tổng diện tích của bãi là 3,5ha, trong đó diện tích sử dụng để chôn lấp CTR là 1,3ha. Kết cấu mặt BCL bao gồm lớp lót nền bằng vải địa kỹ thuật chống thấm, bề mặt đắp đất sét đầm chặt. Bố trí hệ thống thoát nước mưa, nước rỉ rác dọc theo chiều dài của bãi và rãnh xương cá chảy kết hợp.

BCL có thiết kế một đập ngăn CTR giữa BCL và ao thu xử lý nước. Kích thước ngang của đập 5m, dài 40m, cao 5m. Cấu tạo đập bằng rọ đá hộc, lưới thép B40 xếp hai bên, bên trong đổ cát đầm chặt. Cống thoát nước ngầm dài 150m, rộng 270m chạy dọc theo mặt bằng BCL, thu nước từ các khe núi. Cống D75 dài 76m thu nước từ rãnh dọc của đường vào bãi chôn lấp. BCL có trồng các cây cối như cây phượng, cây keo xung quanh khu vực BCL CTR để bảo vệ môi trường. Tại BCL cũng sử dụng các hóa chất diệt ruồi, muỗi.

Kết quả quan trắc mẫu nước tại điểm thải rỉ rác của BCLCTR đổ ra môi trường theo kết quả phân tích ngày 26/05/2010 tại BCL thị xã Lai Châu được trình bày trong Phụ lục 2.

Theo kết quả phân tích trong Phụ lục 2 có thể nhận thấy rằng BCL có phát sinh mùi khó chịu, một số chỉ tiêu như màu sắc, BOD5, COD, TSS, N-NH4, coliform vượt tiêu chuẩn rất nhiều lần chứng tỏ nước rỉ rác chưa được xử lý triệt để, có nguy cơ gây ô nhiễm đối với nước mặt và nước ngầm.

BCL có diện tích 3,5 ha nhưng diện tích chôn lấp chỉ có 1,5 Ha như vậy khả năng đáp ứng nhu cầu chôn lấp là không cao, đề xuất cho điểm 2. Hiện tại BCL chất thải không được phân loại, toàn bộ CTR đem chôn lấp nên đề xuất điểm 1 cho khả năng giảm khối lượng CTR đem chôn lấp.

BCL có lớp lót đáy, tuy nhiên cấu tạo các lớp lót đáy không đúng theo tiêu chuẩn thiết kế BCL hợp vệ sinh nên đề xuất điểm 3 cho tiêu chí khả năng đáp ứng yêu cầu của BCL hợp vệ sinh.

BCL không lắp các ống thu khí nên đề xuất điểm 1 cho hiệu quả thu hồi và xử lý khí bãi rác. BCL có lắp hệ thống thu gom nước rác, tuy nhiên không xử lý mà chỉ thu gom ra hồ sinh học, kết quả phân tích mẫu nước thải ra ngoài môi trường cũng không đạt các tiêu chuẩn xả thải nên đề xuất điểm 2 cho hiệu quả hệ thống xử lý nước rác. Tại BCL có phun các hoá chất diệt côn trùng chuột bọ, tuy nhiên các công trình phụ trợ cho bãi chôn lấp như hệ thống quan trắc môi trường, hệ thống xử lý nước rỉ rác là không có nên đề xuất điểm 2 cho tiêu chí biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường. Do quá trình vận hành bãi còn nhiều hạn chế nên khả năng ứng phó với các sự cố môi trường là không cao nên đề xuất cho điểm 2, mức độ an toàn lao động cho công nhân cũng chỉ ở mức trung bình, đề xuất cho điểm 3.

Bảng 3.13: Tổng hợp điểm số các tiêu chí nhánh của BCL thị xã Lai Châu

Các tiêu chí Trọng số Châu Lai

Hiu qu x lý ca BCL

Khả năng đáp ứng nhu cầu chôn lấp 7 2

Khả năng giảm khối lượng CTR đem chôn lấp 9 1

Các tiêu chí Trọng số Châu Lai

Hiệu quả thu gom và xử lý nước rỉ rác 7 2

Hiệu quả thu hồi và xử lý khí bãi rác 5 1

Chi phí kinh tế

Suất đầu tư 7 4

Chi phí vận hành 5 3

Chỉ số tiêu hao năng lượng 4 -

Chỉ số tiêu hao hoá chất 4 -

Trình độ công ngh và thiết b s dng ti BCL

Tính liên hoàn của hệ thống 5 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống xử lý nước thải BCL 7 2

Các công trình phụ trợ cho BCL 5 2

Các yêu cầu kỹ thuật vận hành 5 2

Phù hp vi điu kin Vit Nam

Khả năng thay thế thiết bị 3 4

Phù hợp với trình độ kỹ thuật của Việt Nam 5 3

An toàn môi trường và phòng nga các s c môi trường

Hạn chế các tác động xấu đến môi trường xung quanh 5 4 Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường 3 2

Khả năng khắc phục sự cố 4 2

Sức khoẻ của công nhân 4 3

Một phần của tài liệu Đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện có tại một số tỉnh miền bắc đề xuất lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý (Trang 91 - 94)