Xây dựng các tiêu chí cho việc đánh giá hiện trạng các BCLCTR

Một phần của tài liệu Đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện có tại một số tỉnh miền bắc đề xuất lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý (Trang 52 - 59)

Khi lựa chọn các tiêu chí cho việc đánh giá hiện trạng các BCL hiện có tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam cần xem xét các nguồn dữ liệu sẵn có, độ tin cậy của dữ liệu và năng lực thu thập dữ liệu. Các tiêu chí đưa ra phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định như: Toàn diện, bao quát được mọi khía cạnh liên quan, không mâu thuẫn với các chỉ tiêu quy định trong các văn bản pháp quy…

3.3.2.1. Tiêu chí 1: Hiệu quả xử lý của bãi chôn lấp

Tính hiệu quả của BCL được đánh giá qua một số tiêu chí nhánh sau:

- Kh năng đáp ng nhu cu chôn lp: Ở đây xem xét đến diện tích, thời gian sử dụng của BCL có đủ lớn theo quy mô dân số, theo loại đô thị, khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn Việt Nam đã quy định.

Theo QCVN 07:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, mục 6.9.4 (Chôn lấp chất thải rắn thông thường), quy định quy mô BCL CTR đô thị như bảng 3.3.

Bảng 3.3: Quy mô BCL CTR đô thị theo QCVN 07:2010/BXD

Loại đô thị, KCN Diện tích (Ha) sử dThụờng (ni gian ăm) mô bãi Quy

Đô thị cấp 4,5, CCN nhỏ Dưới 10 Dưới 5 Nhỏ Đô thị cấp 3,4, KCN, CCN vừa Từ 10 đến dưới 30 Từ 5-10 Vừa Đô thị cấp 1,2,3, KCN, KCX Từ 30 đến dưới 50 Từ 10-15 Lớn Đô thị cấp 1,2, KCN lớn, KCX Bằng và trên 50 Từ 15-30 Rất lớn

Nguồn: QCVN 07:2010/BXD

- Kh năng gim khi lượng CTR đem chôn lp: Ở đây chúng ta xét đến khả năng năng phân loại, tái chế CTR tại các BCL.

Có các khả năng xảy ra như sau: Không phân loại và có phân loại rác thải trước khi chôn lấp

- Không phân loại: Chôn lấp toàn bộ CTR được thu gom

- Có phân loại thành hai loại chất thải rắn: Giảm được khoảng 10% khối lượng CTR đem chôn lấp

+ Các loại chất thải rắn còn lại đem chôn

- Có phân loại thành ba loại chất thải rắn: Giảm được khoảng 20% khối lượng CTR đem chôn lấp

+ Chất thải rắn hữu cơ để sản xuất phân vi sinh + Chất thải rắn có thể tái chế

+ Chất thải rắn đem chôn lấp

- Có phân loại thành bốn loại chất thải rắn: Giảm được khoảng 30% khối lượng CTR đem chôn lấp

+ Chất thải rắn hữu cơ để sản xuất phân vi sinh + Chất thải rắn có thể tái chế

+ Chất thải rắn đem đóng rắn + Chất thải rắn đem chôn

- Kh năng đáp ng yêu cu ca BCL CTR hp v sinh: Ở đây ta xem xét đến cấu tạo bãi chôn lấp, quy trình san gạt, đầm nén rác và phủ đất có đúng theo các quy định đã ban hành (Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-KHCNMT-XD, TCVN 261- 2001)

+ Bãi chôn lấp không hợp vệ sinh: Không có lớp lót đáy bãi rác và lớp phủ bề mặt sau khi chôn lấp chất thải rắn, không có hệ thống thu gom nước rác và khí bãi rác, không có hệ thống xử lý nước rác.

+ Bãi chôn lấp hợp vệ sinh: Chất thải phải được chôn lấp thành các lớp riêng rẽ và ngăn cách nhau bằng các lớp đất phủ. Chất thải sau khi được chấp nhận chôn lấp phải được san đều và đầm nén kỹ (bằng máy đầm nén 6 đến 8 lần) thành những lớp có chiều dầy tối đa 60cm đảm bảo tỷ trọng chất thải tối thiểu sau đầm nén 0,52 tấn đến 0,8 tấn/m3. Phải tiến hành phủ lấp đất trung gian trên bề mặt rác khi rác đã được đầm chặt (theo các lớp) có độ cao tối đa từ 2,0m - 2,2m. Chiều dầy lớp đất phủ phải đạt 20 cm. Có hệ thống thu gom và xử lý nước rác, khí bãi rác, và các hệ thống này phải được vận hành, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo nước thải, khí thải khi thải ra ngoài môi trường tuân thủ các tiêu chuẩn xả thải.

- Hiu qu thu gom và x lý nước r rác: Yêu cầu phải có hệ thống thu gom và xử lý nước rác. Nước rỉ rác sau khi qua hệ thống xử lý cần phải đạt các tiêu chuẩn thải (QCVN 25:2009).

-Hiu qu thu hi và x lý khí bãi rác: Yêu cầu phải có hệ thống thu gom thu hồi và tận dụng khí gas không làm ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh bãi rác. Có thể xem xét đến các khả năng không lắp ống thu khí, có lắp ống thu khí nhưng chỉ phát tán khí, thu hồi và xử lý nhưng không tận dụng khí gas, có thu hồi và tận dụng khí.

3.3.2.2. Tiêu chí 2: Chi phí kinh tế.

Đây cũng là một tiêu chí quan trọng cần phải đánh giá công nghệ xử lý CTR, theo đó chi phí về kinh tế càng thấp càng tốt, lợi ích kinh tế mang lại càng nhiều càng tốt và đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ xử lý, đặc bịêt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam với nguồn vốn đầu tư vào các công nghệ xử lý còn hạn chế.Bên cạnh đó cũng cần đánh giá chính xác về chi phí kinh tế lâu dài cũng như tuổi thọ của các công nghệ.Do đó, khi đánh giá về mặt kinh tế của các công nghệ xử lý CTR xem xét tới giá thành đầu tư, các chi phí vận hành, tiêu hao năng lượng, bảo trì, bảo dưỡng,…

Trên cơ sở đó, khi xem xét đánh giá về chi phí kinh tế chúng ta cần xem xét một số chỉ tiêu sau:

Sut đầu tư(SĐT): được tính bằng tổng kinh phí đầu tư xây dựng bãi chôn lấp trên tổng lượng CTR được xử lý (1000 VNĐ/ tấn CTR được xử lý)

Chi phí vn hành bãi rác (CPVH): được tính bằng tổng chi phí vận hành bãi chôn lấp trên tổng lượng CTR được xử lý ( VNĐ/ tấn CTR được xử lý)

SĐT = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng lượng CTR được xử lý (Công Suất) Tổng chi phí đầu tư

(1000 VNĐ/tấn CTR)

CPVH =

Tổng lượng CTR được xử lý (Công suất) Tổng chi phí vận hành

Ch s tiêu hao năng lượng (đin, du)(CSTHNL): được tính bằng tổng chi phí năng lượng cho điện, dầu sử dụng cho BCL trên tổng lượng CTR được xử lý ( KW/ tấn CTR được xử lý)

Ch s tiêu hao hóa cht (CSTHHC): được tính bằng tổng chi phí hoá chất sử dụng cho BCL trên tổng lượng CTR được xử lý ( VNĐ/ tấn CTR được xử lý)

Dựa trên giá trị các chỉ số cao, trung bình hay thấp để có cơ sở lượng hóa bằng điểm số.

3.3.2.3. Tiêu chí 3: Trình độ công nghệ và thiết bị sử dụng tại bãi chôn lấp

Đây là tiêu chí dùng để đánh giá mức độ tiên tiến của công nghệ được đánh giá so sánh với các công nghệ tương tự ở nước ngoài, công nghệ nhập khẩu hay công nghệ trong nước. Mức độ đánh giá theo khả năng cơ khí hoá, tự động hoá hay bán tự động trong toàn bộ dây truyền sản xuất hay ở một khâu nào đó. Ngoài ra, còn chú ý đến mức độ thuận tiện trong quản lý, điều kiện vận hành và bảo dưỡng các công trình và thiết bị cũng như khả năng đào tạo, chuyển giao công nghệ. Cụ thể, chúng ta xem xét các vấn đề sau:

- Tính liên hoàn ca h thng: ở đây chúng ta xem xét đến mức độ liên hợp tại các BCL

+ Chỉ chôn lấp

+ Chôn lấp và sản xuất phân vi sinh

+ Chôn lấp và sản xuất phân vi sinh và đóng rắn

+ Chôn lấp và sản xuất phân vi sinh và đóng rắn và lò đốt CTR

- H thng x lý nước thi bãi rác: chúng ta xem xét BCL có hệ thống thu gom và xử lý nước bãi chôn lấp với các mức độ công nghệ khác nhau.

+ Không có hệ thống thu nước rác, không xử lý nước rỉ rác

Tổng lượng CTR được xử lý (Công suất) Tổng tiêu hao năng lượng

(KW/tấn CTR) CSTHNL =

Tổng lượng CTR được xử lý Tổng tiêu hao hoá chất

(1000VNĐ/tấn CTR) CSTHHC =

+ Công nghệ xử lý đơn giản: Ở đây nước rỉ rác không được thu gom qua hệ thống thu nước rác, chỉ chảy qua các rãnh vào hố thu gom nước rác, không sử dụng hóa chất xử lý, chỉ gom nước rác vào trong một hồ chứa.

+ Công nghệ xử lý trung bình: Nước rỉ rác được thu gom qua hệ thống thu gom nước rác vào hệ thống xử lý nước rác. Tại hệ thống xử lý nước rác có sử dụng phương pháp hóa học để xử lý nước rác, chưa sử dụng phương pháp xử lý sinh học. Nước rác sau khi ra khỏi hệ thống chưa đạt các tiêu chuẩn thải.

+ Công nghệ cao: Nước rỉ rác được thu gom qua hệ thống thu gom nước rác vào hệ thống xử lý nước rác. Tại hệ thống xử lý nước rác có sử dụng phương pháp hóa học và phương pháp xử lý sinh học và khử trùng để xử lý. Nước rác sau khi ra khỏi hệ thống đạt các tiêu chuẩn thải.

- Các công trình ph tr cho bãi chôn lp: Trong tiêu chí này ta xem xét đánh giá các chỉ tiêu sau

+ Không có các công trình hỗ trợ + Có thu hồi nước rác và xử lý nước rác + Có thu hồi khí bãi rác, xử lý khí bãi rác

- Các yêu cu k thut vn hành: ở đây chúng ta xem xét đến khả năng BCL có thiết bị, máy móc để san, nén chất thải không, phân loại CTR thủ công hay bằng máy móc thiết bị. Do đó xem xét các chỉ tiêu mức độ khác nhau là: Thủ công, bán cơ giới, cơ giới hóa.

3.3.2.4. Tiêu chí 4: Phù hợp với điều kiện Việt Nam

Việc lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp với điều kiện cụ thể sẽ giúp cho việc bảo vệ môi trường tốt hơn.Trong đó, ưu tiên lựa chọn các công nghệ xử lý giá thành thấp, ít tốn diện tích, vận hành đơn giản và phù hợp với điều kiện của cơ sở xử lý (mặt bằng, địa hình, địa chất, giao thông). Cụ thể chúng ta cần đánh giá các vấn đề sau:

- Kh năng thay thế thiết b: ở đây ta xem xét đến các máy móc, thiết bị được sử dụng trong vận hành BCL được chế tạo trong nước, hay nhập khẩu từ nước khác, các phụ tùng dễ thay thế hay khó khăn, khả năng sửa chữa và bảo hành trong nước.

- Phù hp vi trình độ k thut ca Vit Nam: ở đây ta xem xét đến các công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh có đòi hỏi người vận hành có trình độ kỹ thuật cao hay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không, do đó xem xét đến các khả năng là công nhân không được đào tạo, chỉ đào tạo sơ bộ, có đào tạo bậc 1, 2, 3…lao động tại chỗ có cần đi đào tạo hay không.

3.3.2.5. Tiêu chí 5: An toàn môi trường và phòng ngừa các sự cố môi trường

Đây là tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về mặt môi trường, vệ sinh lao động, phòng ngừa và ứng phó với các sự cố có thể xảy ra, không gây tác động xấu đến môi trường và phải thân thiện với môi trường, ngoài ra còn bao gồm cả vấn đề an toàn đối với con người (người vận hành, cộng đồng dân cư,…). Cụ thể, cần xem xét các vấn đề sau:

- Hn chế các tác động xu đến môi trường xung quanh: Ở đây ta xem xét đến vị trí bãi chôn lấp CTR đối với khu vực dân cư, sân bay, các khu công nghiệp, các điểm vui chơi giải trí, điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa, đảm bảo các yêu cầu địa chất, thuỷ văn…để không gây tác hại đối với môi trường không khí xung quanh, môi trường nước mặt, nước ngầm, không gây ô nhiễm môi trường đất xung quanh, không gây ô nhiễm tiếng ồn…

+ Khoảng cách từ vành đai khu dân cư tới các hàng rào BCL tối thiểu là 3km + Khoảng cách từ vành đai khu sân bay, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với hàng rào BCL tối thiểu là 1Km

+ Đảm bảo cách ly an toàn đến các khu vực vui chơi giải trí, điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa.

+ Cách >100m với giếng có công suất <100 m3/ngày, >500m với giếng có công suất <10.000 m3/ngày, >1000m với giếng có công suất >10.000 m3/ngày…

- Kh năng khc phc s c:

+ Các sự cố cháy, nổ do khí bãi rác thoát ra không được thu gom, xử lý: do trong thành phần khí bãi rác có chứa hàm lượng lớn khí mêtan (45-60%) có nguy cơ gây cháy, nổ;

+ Sự cố nước rác tràn ra ngoài môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm;

+ Nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm và các mầm bệnh khác: Các loại rác rơi vãi, bụi, nấm mốc, vi trùng, các loài côn trùng, chuột bọ sinh ra trong quá trình vận chuyển

rác, chôn lấp và vận hành BCL có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm và các mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;

+ Các tai nạn xảy ra trong quá trình công nhân tiến hành phân loại và chôn lấp CTR.

- Bin pháp gim thiu tác động ti môi trường: Ở đây chúng ta đánh giá xem bãi rác có trồng cây xanh, có sử dụng hóa chất để diệt côn trùng, chuột bọ…, có quan trắc môi trường định kỳ theo quy định để có biện pháp khắc phục, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

- Sc kho ca công nhân: ở đây xem xét đến vấn đề an toàn của công nhân khi vận hành hệ thống và các vấn đề môi trường tại bãi rác ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân công làm việc tại bãi rác

Bảng 3.4: Tổng hợp các tiêu chí cần đánh giá

STT CÁC TIÊU CHÍ

Hiệu quả xử lý của bãi chôn lấp

1 Khả năng đáp ứng nhu cầu chôn lấp

2 Khả năng giảm khối lượng chất thải rắn chôn lấp 3 Khả năng đáp ứng yêu cầu của BCL CTR hợp vệ sinh 4 Hiệu quả thu gom và xử lý nước rỉ rác

5 Hiệu quả thu hồi và xử lý khí bãi rác

Chi phí kinh tế

6 Suất đầu tư

7 Chi phí vận hành bãi rác 8 Chỉ số tiêu hao năng lượng 9 Chỉ số tiêu hao hoá chất

Trình độ công nghệ và thiết bị sử dụng tại bãi chôn lấp

10 Tính liên hoàn của hệ thống 11 Hệ thống xử lý nước thải bãi rác

12 Các công trình phụ trợ cho bãi chôn lấp 13 Các yêu cầu kỹ thuật vận hành

STT CÁC TIÊU CHÍ

14 Khả năng thay thế thiết bị

15 Phù hợp với trình độ kỹ thuật của Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

An toàn môi trường và phòng ngừa các sự cố môi trường

16 Hạn chế các tác động xấu đến môi trường xung quanh 17 Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường

18 Khả năng khắc phục sự cố 19 Sức khoẻ của công nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện có tại một số tỉnh miền bắc đề xuất lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý (Trang 52 - 59)