Cơ sở pháp lý cho việc đánh giá hiện trạng các bãi chôn lấp

Một phần của tài liệu Đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện có tại một số tỉnh miền bắc đề xuất lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý (Trang 47 - 52)

a. Luật bảo vệ môi trường theo quyết định số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 b. Nghị định số 59/2007/ NĐ-CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về Quản lý chất thải rắn

c. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-KHCNMT-XD ngày 18/1/2001 của Bộ

Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn

Nội dung của thông tư đã nêu rõ các yêu cầu đối với BCL CTR như sau:

- Địa điểm chôn lấp phải đảm bảo khoảng cách quy định tới các điểm dân cư, khu đô thị như quy định trong bảng 3.1

Bảng 3.1: Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn địa điểm BCL

Nguồn: Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-KHCNMT-XD

- Chất thải phải được chôn lấp thành các lớp riêng rẽ và ngăn cách nhau bằng các lớp đất phủ.

- Chất thải sau khi được chấp nhận chôn lấp phải được san đều và đầm nén kỹ (bằng máy đầm nén 6 đến 8 lần) thành những lớp có chiều dầy tối đa 60cm đảm bảo tỷ trọng chất thải tối thiểu sau đầm nén 0,52 tấn đến 0,8 tấn/m3.

- Phải tiến hành phủ lấp đất trung gian trên bề mặt rác khi rác đã được đầm chặt (theo các lớp) có độ cao tối đa từ 2,0m - 2,2m. Chiều dầy lớp đất phủ phải đạt 20 cm. Tỷ lệ lớp đất phủ chiếm khoảng 10% đến 15% tổng thể tích rác thải và đất phủ.

- Đất phủ phải có thành phần hạt sét > 30%, đủ ấm để dễ đầm nén. Lớp đất phủ phải được trải đều khắp và kín lớp chất thải và sau khi đầm nén kỹ thì có bề dày khoảng 15cm dến 20cm.

- Ngoài đất phủ, vật liệu đủ các điều kiện sau đây cũng được sử dụng làm vật liệu phủ trung gian giữa các lớp chất thải:

+ Có hệ số thấm ≤ 1 x 10-4cm/s và có ít nhất 20% khối lượng có kích thước ≤ 0,08 mm.

+ Có các đặc tính: Có khả năng ngăn mùi; không gây cháy, nổ; có khả năng ngăn chặn các loại côn trùng, động vật đào bới; có khả năng ngăn chặn sự phát tán các chất thải và vật liệu nhẹ.

- Các ô chôn lấp phải được phun thuốc diệt côn trùng (không được ở dạng dung dịch). Số lần phun sẽ căn cứ vào mức độ phát triển của các loại côn trùng mà phun cho thích hợp nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng.

- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải phải thường xuyên hoạt động và được kiểm tra, duy tu, sửa chữa và thau rửa định kỳ đảm bảo công suất thiết kế. Các hố lắng phải được nạo vét bùn và đưa bùn đến khu xử lý thích hợp.

Nước rác không được phép thải trực tiếp ra môi trường nếu hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá các tiêu chuẩn quy định.

- Cho phép sử dụng tuần hoàn nước rác nguyên chất từ hệ thống thu gom của BCL, hoặc bùn sệt phát sinh ra từ hệ thống xử lý nước rác trở lại tưới lên BCL để tăng cường quá trình phân huỷ chất thải trong những điều kiện sau:

+ Chiều dầy lớp rác đang chôn lấp phải lớn hơn 4m. + Phải áp dụng kỹ thuật tưới đều trên bề mặt.

+ Không áp dụng cho những vùng của ô chôn lấp khi đã tiến hành phủ lớp cuối cùng.

- Giai đoạn đóng BCL

+ Lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét > 30%, đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3 đến 5%, luôn đảm bảo thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún, sau đó cần:

+ Phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50cm đến 60cm. + Phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20cm đến 30cm.

+ Trồng cỏ và cây xanh.

- Bất kỳ một BCL quy mô lớn hay nhỏ, ở đồng bằng hay miền núi đều phải quan trắc về môi trường và tổ chức theo dõi biến động môi trường: gồm việc quan trắc môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và hệ sinh thái, môi trường lao động, sức khoẻ cộng đồng khu vực phục cận.

d. Chiến lược quản lý chất thải rắn

“Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050” Theo quyết định 2149/QD-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009

Quản lý tổng hợp CTR là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác quản lý tổng hợp CTR.

- Quản lý tổng hợp CTR được thực hiện liên vùng, liên ngành, đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, an toàn về xã hội và môi trường, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch phát triển khác.

- Quản lý tổng hợp CTR là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững đất nước.

- Quản lý chất thải rắn phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp.

- Phấn đấu tới năm 2050, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất.

e. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07:2010/BXD.

Tại chương 9: Hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý CTR và nhà vệ sinh công cộng. Mục 9.2. Thu gom, phân loại và lưu chứa CTRSH đô thị có nêu:

- Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh phụ thuộc vào qui mô dân số của đô thị và được xác định được quy định tại bảng 3.2

Bảng 3.2: Lượng CTRSH đô thị phát sinh và tỷ lệ thu gom

Loại đô thị Lượng ch(Kg/ngất thườải ri ngày) ắn phát sinh Tỷ lệ thu gom CTR (%)

Đặc biệt, I 1,3 100

II 1,0 ≥ 95

III, IV 0,9 ≥ 90

V 0,8 ≥ 85

Nguồn: QCVN 07:2010/BXD.

- Tất cả các loại chất thải rắn phát sinh trong đô thị phải được thu gom theo tỷ lệ được quy định trong bảng 3.2 và được phân loại tại nguồn. Chất thải rắn sinh hoạt đô thị từ tất cả các nguồn thải khác nhau phải được phân loại: các chất thải có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế; các chất thải phải xử lý, chôn lấp hoặc tiêu huỷ theo quy định của pháp luật, tối thiểu là phân loại thành 2 loại: chất thải rắn hữu cơ dễ phân huỷ và các loại chất thải rắn khác.

- Chôn lấp chất thải rắn thông thường

+ Vị trí BCLCTR được lựa chọn căn cứ vào số liệu về địa hình, khí hậu, thủy văn, địa chất, hệ sinh thái và các điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực dự kiến xây dựng BCL.

+ Khoảng cách an toàn vệ sinh nhỏ nhất giữa hàng rào BCLCTR đến chân công trình dân dụng khác ≥1.000m. Khoảng cách an toàn vệ sinh nhỏ nhất từ BCLCTR vô cơ đến chân các công trình dân dụng khác ≥100m

f. TCXD VN 261: 2001 Bãi chôn lấp chất thải rắn- Tiêu chuẩn thiết kế

g. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QC 05:2009/BTNMT

h. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn QC 25:2009/BTNMT

i. Nghị định số 174/2007/NĐ-CP Ngày 29/11/2007 của Chính Phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

Một phần của tài liệu Đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện có tại một số tỉnh miền bắc đề xuất lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)