Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing trong công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hải dương (Trang 86)

a. Duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

Sự ổn định và tăng trƣởng bền vững của nền kinh tế vĩ mô có mối quan hệ mật thiết với hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung, Ngân hàng Nông nghiệp Hải Dƣơng nói riêng. Chỉ khi kinh tế phát triển, lạm phát đƣợc kiềm chế, giảm phát đƣợc khách hàngắc phục, giá trị đồng nội tệ và mức lãi suất ổn định thì mọi ngƣời dân cũng nhƣ các doanh nghiệp,... mới yên tâm, tin tƣởng vào hoạt động của ngân hàng, cũng chỉ trong các điều kiện nhƣ vậy thì hoạt động của ngân hàng mới sôi động, tăng khách hàngối lƣợng hoạt động mang lại lợi nhuận cho cả khách hàng lẫn phục vụ nền kinh tế đất nƣớc. Ngƣợc lại, trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô biểu hiện những dấu hiệu sa sút thì khách hàng (các DN, cá nhân) cũng nhƣ các ngân hàng giảm khách hàngối lƣợng giao dịch trên thị trƣờng và dẫn đến đình trệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Nhằm giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững, Chính phủ cần tiếp tục bổ sung và cụ thể hoá việc thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tƣ và tiêu dùng dựa trên nền tảng các chính sách kinh tế vĩ mô đồng bộ, hợp lý mà trong đó chính sách tài chính là then chốt, tiếp tục loại bỏ những bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế. Chỉ có nhƣ vậy mới có thể tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo ra môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định, tạo lập niềm tin và kích thích công chúng đầu tƣ, xoá bỏ tâm lý e ngại, dè chừng của công chúng, từ đó hoạt động kinh doanh ngân hàng ổn định, phát triển bền vững, phục vụ nền kinh tế.

b. Tạo dựng môi trường hoạt động kinh doanh ngân hàng bền vững.

Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ, mà nhiều nhà đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc đánh giá là hiện nay còn nhiều khuyết tật,

nhất là so với thông lệ quốc tế. Về vấn đề này có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, nhƣng có thể qui tụ theo một số nội dung chính sau:

+ Ổn định chính trị, sự nhất quán về chuyển hƣớng sang nền kinh tế thị trƣờng và hoàn thiện chính sách mở cửa với bên ngoài;

+ Hệ thống luật pháp hoàn chỉnh theo định hƣớng trên đây và việc thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp ở tất cả các cấp, các ngành tránh tình trạng tuỳ tiện thay đổi luật pháp bằng các "chủ trƣơng", cũng nhƣ "phép vua thua lệ làng";

+ Khắc phục tình trạng quan liêu của các cơ quan Nhà nƣớc, giảm thiểu các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà trong các lĩnh vực đầu tƣ,...;

+ Từng bƣớc hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc, nâng cấp đƣờng xá, sân bay, bến cảng, dịch vụ,...;

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước

- Hoàn thiện các chức năng của Luật về hoạt động ngân hàng; đồng thời gắn bó các hoạt động ngân hàng trong tổng thể hệ thống ngân hàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- Gắn bó các hoạt động ngân hàng trong tổng thể hệ thống ngân hàng. Sự gắn bó đó cho phép các ngân hàng thực hiện tốt chu chuyển tiền tệ, năng động chuyển đổi các hình thái phƣơng tiện thanh toán về tỷ trọng, số tuyệt đối hay cụ thể với từng loại, từng món về thời hạn hay giữa nội tệ với ngoại tệ... trong hệ thống ngân hàng. Đồng thời bảo đảm ổn định trong phạm vi Luật định thông qua các hoạt động trong hệ thống khi gặp khó khăn tạm thời phát sinh trong hoạt động tiền tệ, tạo khả năng tối ƣu hoá tình hình tài chính nội bộ, tăng năng lực, đa dạng hoá kinh doanh tiền tệ, đồng thời nâng cao khả năng huy động vốn từ nền kinh tế để cấp tín dụng và đầu tƣ.

- Gắn bó hoạt động ngân hàng trong hệ thống ngân hàng giúp các ngân hàng phát triển hệ thống thanh toán cho mỗi ngân hàng.

quan hệ nguồn vốn - cấp vốn và kinh doanh tiền tệ.

3.3.3. Với Agribank

3.3.3.1. Về công nghệ thông tin và sản phẩm mới:

- Đẩy nhanh tiến độ của Dự án hiện đại hóa Ngân hàng, thực hiện nối mạng toàn hệ thống, khách hàng có thể gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, miễn phí thanh toán nội bộ toàn hệ thống, tạo nhiều sản phẩm tiện ích nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Hoàn thiện chi tiết về quy trình giải quyết tranh chấp và xử lý rủi ro về nghiệp vụ thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng bám sát thực tế phát sinh. Thực hiện kết nối máy ATM với các Ngân hàng khác, tạo nhiều tiện ích cho khách hàng.

- Về chiến lƣợc mở rộng màng lƣới:

Xây dựng quy hoạch tổng thể về màng lƣới hoạt động, tránh chồng chéo giữa các Ngân hàng trong cùng một hệ thống, nhất là trên địa bàn đô thị.

- Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế:

Miễn giảm phí mua bán nội bộ khi mua ngoại tệ tại Sở quản lý vốn để thanh toán đối với các khách hàng có khách hàngối lƣợng giao dịch lớn nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Chi nhánh đối với các ngân hàng khác cùng địa bàn.

Xây dựng chiến lƣợc tổng thể để phát triển công tác thanh toán Biên giới tiến tới thanh toán trực tiếp đồng CNY với thị trƣờng Trung Quốc và triển khai thanh toán với thị trƣờng Lào, Campuchia.

- Về hoạt động huy động vốn:

Có chính sách đảm bảo lợi ích cho những chi nhánh huy động vốn (những đơn vị thừa vốn) tại các đơn vị trên địa bàn đô thị vì đây là những đơn vị cung cấp nguồn vốn lớn để điều hòa toàn hệ thống.

Trên cơ sở đề cập những định hƣớng lớn trong hoạt động kinh doanh của Agribank, định hƣớng hoạt động kinh doanh của Agribank Hải Dƣơng, đề tài tập trung đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần sử dụng marketing

trong mở rộng hoạt động huy động vốn tại Agribank Hải Dƣơng. Các giải pháp đƣợc đề xuất dựa trên cơ sở phân tích lý luận cũng nhƣ thực tiễn hoạt động của Agribank Hải Dƣơng, nên có tính khách quan khoa học và khả thi. Để thực hiện tốt các giải phát này, đề tài đƣa ra một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc, Agribank.

KẾT LUẬN

Ý thức đƣợc tầm quan trọng của nguồn vốn, trong những năm qua Agribank Hải Dƣơng đã ứng dụng hoạt động marketing trong công tác huy động vốn nhằm tăng trƣởng nguồn vốn, phát triển kinh doanh. Từ kết quả nghiên cứu, kết hợp chặt chẽ trên cả hai phƣơng diện lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành những nội dung cơ bản sau:

Đề cập đến vai trò của huy động vốn và sự cần thiết của công cụ marketing trong công tác huy động vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động marketing trong công tác huy động vốn từ năm 2011 đến năm 2013 tại Agribank Hải Dƣơng để thấy đƣợc những kết quả và những mặt còn hạn chế cần phải khắc phục. Từ đó đƣa ra những giải pháp marketing cùng với những đề xuất kiến nghị phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh trên địa bàn nhằm khai thác tối đa tiềm năng về vốn trong xã hội để phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế địa phƣơng.

Hoàn thành bản luận văn này, tôi muốn đóng góp đƣợc một phần nhỏ kiến thức của mình vào hoạt động thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing trong công tác huy động vốn tại Agribank Hải Dƣơng. Song có thể nói đây là một đề tài rộng và phức tạp liên quan đến nhiều mặt hoạt động của một NHTM, do vậy luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, các bạn quan tâm đến vấn đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Cúc (2009), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nxb giao thông vận tải, Hà Nội.

2. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân (2000), Quản trị marketing trong doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.

3. Học viện Ngân hàng (2009), Tập bài giảng marketing căn bản, XN in Công nghệ, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), Marketing Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb tài chính, Hà nội.

6. Lê Thị Kim Nga (2001), Một số hoạt động marketing cụ thể tại các NHTM Việt Nam hiện nay, Hà Nội.

7. Lƣu Văn Nghiêm (2001), Marketing trong kinh doanh nghiệp vụ, Nxb Thống kê, Hà Nội.

8. Phạm Ngọc Phong (1996), Marketing trong Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

9. Lê Trung Thành (2002), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại,

Nxb thống kê, Hà nội.

10. Nguyễn Văn Tiến (2002), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb tài chính, Hà nội.

11. NHNo&PTNT (2012), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, Hải Dƣơng.

12. NHNo&PTNT (2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, Hải Dƣơng.

2013, Hải Dƣơng.

14. NHNo&PTNT, Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hàng năm, Việt Nam.

15. NHNo&PTNT (2010), Chiến lược phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2020, Việt Nam.

16. NHNo&PTNT, Báo cáo thường niên hàng năm, Việt Nam.

17. Peter S. Rose, (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài Chính.

18. Philip Koler (1997), Marketing căn bản, Nxb Thống Kê Hà Nội. 19. Prederics Mishkin (1994), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing trong công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hải dương (Trang 86)