Xây dựng và phát triển chương trình Nhãn Xanh Việt Nam

Một phần của tài liệu SỔ TAY HÀNH TRANG KINH TẾ XANH pdf (Trang 53 - 54)

Đinh Lê Vũ

Trường ĐH Ngoại thương (Cơ sở II, TP.HCM)

Chương trình Nhãn xanh Việt Nam do Tổng cục Môi trường (trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) đứng ra triển khai trên phạm vi toàn quốc từ tháng 3 năm 2009. Mục tiêu chương trình nhằm liên tục cải thiện và duy trì chất lượng môi trường sống thông qua giảm thiểu sử dụng và tiêu dùng năng lượng, vật liệu cũng như các loại chất thải sinh ra do quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ đời sống.

Kết quả đem lại

Chương trình Nhãn xanh Việt Nam đã đánh giá được khả năng kiểm soát, hạn chế tác động đối với môi trường của các loại sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng theo quan điểm “xem xét toàn bộ vòng đời sản phẩm”. Theo đó, lợi ích môi trường mà mỗi sản phẩm có khả năng mang lại từ việc giảm thiểu phát thải các loại chất gây ô nhiễm, chất độc hại ra môi trường từ các khâu khai thác nguyên vật liệu, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng cho đến khi thải bỏ sẽ được xem xét trên cơ sở các bộ tiêu chí được xây dựng riêng cho từng loại hình sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng.

Doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình được cấp nhãn xanh cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu từ những bước đầu tiên trong việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu cho đến giai đoạn cuối cùng tái chế các phế phẩm và bao bì loại thải. Tuy nhiên quy trình cấp nhãn hiện nay chỉ gồm sự tham gia của 3 đối tượng: doanh nghiệp, Tổng cục Môi trường, và các đơn vị phụ trách kiểm tra việc đáp ứng các tiêu chí xét duyệt của doanh nghiệp.

Nhận thấy điểm hạn chế này, tác giả đã thực hiện đề tài “Đề xuất bổ sung tiêu chí đánh giá của người tiêu dùng trong việc dán Nhãn xanh Việt Nam cho các sản phẩm thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh” nhằm đóng góp cho việc phát triển Kinh tế Xanh của đất nước thông qua giải pháp tận dụng sức mạnh và sự ủng hộ của người dân trong việc hoàn thiện chương trình NXVN.

Sự cần thiết phải bổ sung tiêu chí đánh giá của người tiêu dùng trong việc dán Nhãn xanh Việt Nam cho các sản phẩm thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh.

Nội dung và lộ trình triển khai thực tế đề xuất bổ sung tiêu chí đánh giá của người tiêu dùng trong việc dán Nhãn xanh Việt Nam cho các sản phẩm thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh.

Trải qua quá trình nghiên cứu và thực hiện, đề tài đã:

* Đánh giá được ý nghĩa, hiệu quả thực tiễn, mức độ phổ biến thông tin của chương trình NXVN. Đánh giá được mức độ thiết yếu của nhóm hàng tiêu dùng nhanh (HTDN) trong đời sống của người dân;

* Kết hợp khảo sát thực tế và tìm kiếm, phân tích tài liệu nhằm chỉ ra sự cần thiết phải bổ sung tiêu chí đánh giá của người tiêu dùng trong việc dán nhãn xanh cho nhóm hàng tiêu dùng nhanh;

* Đề xuất nội dung và lộ trình triển khai dự án trên thực tế.

Vậy bằng cách nào xây dựng và triển khai một hệ thống giao thông “xanh” và bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh

Trước tiên, cần làm sao giảm các khoảng cách di chuyển từ đó gián tiếp làm giảm nhu cầu đi lại thực sự của người dân.

Tiếp đến có thể dịch chuyển sang các phương tiện giao thông thân thiện hơn với môi trường.

Đồng thời cải tiến và tạo ra một thống giao thông công cộng chất lượng cao để khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng này

Bước thứ ba cần liên tục cải tiến hiệu quả của hệ thống giao thông này.

Phát triển một hệ thống giao thông xanh sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Nó mở ra hướng phát triển bền vững trong nền kinh tế, đảm bảo sức khỏe người dân, giảm sự phân hóa giàu nghèo và tạo điều kiện cho mọi cá nhân được phát triển. Để góp phần vào sự thay đổi và tiến bộ chung, thì bản thân mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn một văn hóa khi tham gia giao thông, giữ gìn một môi trường trong sạch vì sự phát triển lâu dài và bền vững.

Một phần của tài liệu SỔ TAY HÀNH TRANG KINH TẾ XANH pdf (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)