Áp dụng mua sắm xan hở một số quốc gia trên thế giớ

Một phần của tài liệu SỔ TAY HÀNH TRANG KINH TẾ XANH pdf (Trang 45 - 46)

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chính sách về mua sắm xanh nhằm thúc đẩy mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững. Những chính sách này đồng thời cũng góp phần hướng tới nền Kinh tế Xanh, các-bon thấp.

Tại Hoa Kỳ, mua sắm xanh được thiết lập và triển khai thực hiện trong một số chương trình mua sắm xanh của Liên bang, trong đó các cơ quan điều hành được yêu cầu cân nhắc các tác động môi trường, giá thành và các yếu tố khác của một sản phẩm

trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Theo quy định mua sắm Liên Bang và Sắc lệnh 13101 về xanh hóa chính phủ, tất cả các cơ quan chính phủ phải thực hiện mua sắm các sản phẩm có thành phần tái chế nhằm khuyến khích việc sử dụng các vật liệu tái sinh.

Ủy ban châu Âu cũng đã có nhiều nỗ lực và hoạt động nhằm thúc đẩy việc thực hiện mua sắm công xanh (Green Public Procurement-GPP) trong các nước thành viên, bao gồm việc triển khai các nghiên cứu/dự án, ban hành các chính sách và xây dựng các tiêu chuẩn. Mặc dù GPP vẫn là hệ thống tự nguyện, tuy nhiên hiện nay nhiều nước thành viên đã và đang xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia và các hướng dẫn về mua sắm xanh.

Tại Châu Á, Nhật Bản hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong phong trào bảo vệ môi trường nói chung và mua sắm xanh nói riêng. Những quy định liên quan tới mua sắm xanh đã được đưa ra vào những năm 1990. Điển hình, Luật thúc đẩy mua sắm xanh đã được Chính phủ thông qua vào năm 2001 và trở thành quốc gia đầu tiên ban hanh chính sách về mua sắm xanh. Chính sách này yêu cầu tất cả các bộ và cơ quan chính phủ phải thực hiện chính sách mua sắm xanh. Ngoài ra, Nhật bản cũng đã ban hành Luật hợp đồng xanh vào năm 2007 nhằm thúc đẩy ký kết các hợp đồng giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là quốc gia thưc hiện và áp dụng các chính sách về mua sắm xanh từ rất sớm. Chương trình dán nhãn môi trường bắt đầu được triển khai từ năm 1992 và đây là điểm khởi đầu chính thức của chính sách về sản phẩm xanh tại quốc gia này. Ngoài ra, Chính phủ đã có những nghiên cứu nhằm liên kết hệ thống dán nhãn môi trường với hệ thống mua sắm công và đã đạt được những kết quả rõ rệt. Không những vậy, chính phủ Hàn Quốc luôn coi những nhà sản xuất là những nhà tiêu dùng lớn. Thông qua những hợp đồng tự nguyện về mua sắm xanh sẽ gắn kết việc mua các nguyên liệu xanh, góp phần thúc đẩy sản xuất và bán ra các sản phẩm thân thiện môi trường.

Ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia,.., mặc dù chưa có chính sách cụ thể về mua sắm xanh, nhưng chính phủ các quốc gia này đã nhận thức được tầm quan trọng về sự cần thiết của mua sắm xanh trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững. Đặc biệt, mua sắm xanh trong lĩnh vực công đang dần được hình thành như là một trong nhiều công cụ chính sách cải thiện chất lượng môi trường.

Những nghiên cứu ban đầu về kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy việc áp dụng mua sắm xanh có đặc điểm như sau:

* Mua sắm xanh cần được triển khai trước tiên ở khu vực công. Một trong những lý do chính là các cơ quan chính phủ luôn là khách hàng quan trọng của nhiều sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy với những nỗ lực của chính phủ trong việc mua sắm các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường sẽ dễ dàng định hướng cho việc ban hành các chính sách phát triển bền vững cũng như khuyến khích thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ này.

* Sản phẩm thân thiện môi trường sẽ không có thị trường nếu không được quan tâm đúng mức. Vì vậy, để phát triển ngành công nghiệp môi trường toàn diện, cần thiết phải xây dựng đồng bộ các chính sách về sản xuất và tiêu dùng xanh.

* Ở hầu hết các quốc gia, để thúc đẩy mua sắm xanh một cách toàn diện và độc lập trên thị trường, hệ thống dán nhãn sinh thái phải được thực hiện.

* Cuối cùng, một yếu tố quan trọng góp phần việc thúc đẩy mua sắm sản phẩm thân thiện môi trường hiệu quả và thành công là cần thiết phải xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về mua sắm xanh.

Một phần của tài liệu SỔ TAY HÀNH TRANG KINH TẾ XANH pdf (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)