Để giảm thiểu sự phụ thuộc vào gasvà dầu, Tunisia đã và đang áp dụng nhiều biện pháp để khuyến khích sự phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Một điều luật về quản lí năng lượng năm 2005 được theo sau bởi sự ra đời của cơ chế tài trợ và nguồn tài trợ quốc gia cho quản lí năng lượng, qua đó ủng hộ việc sử dụng nhiều hơn nguồn năng lượng tái tạo và tăng năng suất. Nguồn tài trợ này được lấy ra từ tiền đăng ký lần đầu của xe cá nhân, xe chạy bằng xăng, dầu và thuế nhập khẩu hoặc thuế sản xuất trong nước của các thiết bị điều hòa (trừ những thiết bị sản xuất phục vụ xuất khẩu).
Từ 2005 đến 2008, Tunisia đã tiết kiệm được 1,1 tỷ USD nhờ vào các nhà máy năng lượng sạch khi đầu tư chỉ 200 triệu USD. Năng lượng sạch này ước tính chiếm 20% tổng năng lượng tiêu thụ trong năm 2011.
Tháng 12/2009, chính phủ đã cho ra đời nhà máy năng lượng mặt trời đầu tiên cùng với nhiều nhà máy khác phục vụ cho mục đích tăng năng lượng sạch từ 1% lên 4,3% trong năm 2014. Kế hoạch này bao gồm việc sử dụng hệ thống quang điện mặt trời, bình nước nóng mặt trời và máy phát điện năng lượng mặt trời.
Tổng chi phí của kế hoạch này được ước tính là 2,5 tỷ USD, bao gồm 175 triệu từ nguồn tài trợ chính phủ, 530 triệu từ nhân dân, 1.660 triệu từ các tổ chức - cá nhân, 24 triệu từ các tổ chức quốc tế và sẽ được chi đến năm 2016 cho 40 dự án.
Năng lượng tiết kiệm có thể lên tới 22% trong năm 2016 với lượng CO2 giảm 1,3 triệu tấn mỗi năm.
Chương trình Năng lượng mặt trời Tunisia cung cấp một ví dụ về sự phát triển của thị trường năng lượng nhiệt. Sự ủng hộ về tài chính bảo đảm việc cắt giảm thuế giá trị gia tăng, cắt giảm thuế và lãi suất thấp.
Chính phủ cung cấp 20% vốn hoặc là 75 USD/m2 và khách hàng phải trả 10% giá thành bình nước nóng năng lượng mặt trời. Hơn 50.000 hộ gia đình ở Tunisia đang dùng bình nước nóng năng lượng mặt trời với chính sách khuyến khích được áp dụng. Khi mà diện tích của chương trình đã tăng lên đến 400.000m2, chính phủ đưa ra mục tiêu mới là 750.000m2 trong năm 2010 - 2014. Trong năm 2008, Tunisia cắt giảm 214.000 tấn CO2. Chương trình này ở Tunisia đã mở ra nhiều công việc mới cho người dân và đã khuyến khích việc phát triển năng lượng tái tạo cũng như giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.
Nguồn: Green Economy Report, UNEP, 2011