thu hút khách du lịch sinh thái cộng đồng tại thôn Dỗi, xã miền núi Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉnh Hải Dương
Phan Văn Quyết
Viện Nghiên cứu tài nguyên, môi trường và CNSH - ĐH Huế
Nhóm truyền
thông môi trường
Tuyên truyền bảo vệ Rừng và lâm sản Khởi động Dự án Nhà rông xanh Nha Nhóm thiết kế
phòng trưng bày quChuyên gia vản lý tài nguyên ề rừng Hướng dẫn viên du lịch Thiết kế và xây dựng gian trưng bày hiện vật Trao đổi với người dân về chính sách và công việc bảo vệ rừng Giới thiệu về mô hình nhà rông xanh cho du khách thăm quan Kết thúc dự án
Ý tưởng nhà rông xanh nhằm thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi khai thác tận thu lâm sản nói chung và gỗ nói riêng của người dân địa phương, đồng thời lồng ghép các chương trình/hoạt động du lich sinh thái cộng đồng qua các nhà rông xanh này để giới thiệu nét đặc sắc của nhà rông của đồng bào địa phương và kết hợp tuyên truyền bảo vệ rừng thông qua hình ảnh, hiện vật, khẩu hiệu và các trình bày hướng dẫn viên du lịch khi thăm quan nhà rông ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, Nam Đông, Thừa Thiên Huế trưng bày ở nhà rông.... Hướng cộng đồng địa phương chung tay bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng ở khu vực này, phát hiện và tố giác các hành vi khai thác trái phép và phá rừng bừa bãi của lâm tặc và các đối tượng khác. Thông qua việc tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng bằng các phương tiện như: sách báo, hình ảnh, poster, hiện vật... về bảo vệ môi trường rừng ở đây. Mục tiêu hạn chế việc khai thác gỗ và sử dụng lâm sản trái phép, cộng đồng chung tay bảo vệ rừng và phát triển bền vững
Nội dung Ý tưởng là thiết kế một phòng trưng bày nhỏ (khoảng 5-6 m2) về giáo dục bảo vệ môi trường rừng ở nhà rông gọi là nhà rông xanh nhằm tuyên truyền nhận thức bảo vệ rừng cho đồng bào miền núi thôn Dỗi để giới thiệu về bảo vệ rừng mỗi khi có các buổi sinh hoạt cộng đồng địa phương hay các ngày lễ, ngày kỷ niệm... tại nhà rông, đồng
thời nâng cao nhận thức du khác đi thăm quan nhà rông về ý nghĩa của việc bảo vệ rừng và tác hại của phá rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng nói riêng và rừng khác nói chung.
Về giá trị kinh tế mà dự án mang lại chính là bảo vệ rừng dẫn tới hạn chế thiên tai lũ lụt cho chính cộng đồng thôn Dỗi, đem lại bầu không khí trong lành cho địa phương, bền vững những giá trị từ rừng sẽ là nguôn sinh kế chính cho người dân thông qua phát triển bền vững rừng địa phương. Về giá trị xã hội mà dự án mang lại chính là bảo tồn được nét độc đáo của văn hóa miền núi.