Về hậu quả pháp lý của việc chấm dứt đại diện theopháp luật

Một phần của tài liệu Đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 70 - 72)

Điều 90 BLTTDS năm 2015 quy định về hậu quả của việc chấm dứt đại diện

trong tố tụng dân sự: “Trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật mà người được

đại diện đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì người đó tự mình tham gia tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự theo thủ tục do Bộ luật này quy định”.

Sau khi chấm dứt đại diện theo ủy quyền, đƣơng sự hoặc ngƣời thừa kế của đƣơng sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho ngƣời khác đại diện tham gia tố tụng theo thủ tục do BLTTDS năm 2015 quy định (khoản 1 Điều 90 BLTTDS năm 2015). Việc chấm dứt đại diện của pháp nhân đƣợc quy định tại khoản 4 Điều 140 BLDS năm 2015. Đại diện theo pháp luật của đƣơng sự là pháp nhân sẽ chấm dứt trong trƣờng hợp pháp nhân chấm dứt. Việc nghiên cứu cho thấy pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể và bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật phá sản. Khi đó quan hệ đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

BLTTDS năm 2015 đã có những quy định tƣơng đối bao quát và cụ thể về các vấn đề liên quan tới đại diện của đƣơng sự nhƣ chủ thể và phạm vi đại diện, các trƣờng hợp không đƣợc làm ngƣời đại diện, quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện. BLTTDS năm 2015 ra đời có sửa đổi quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện của đƣơng sự. Các quy định này là cơ sở pháp lý cho Toà án xác định tƣ cách của ngƣời đại diện của đƣơng sự, bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của ngƣời đại diện, đồng thời là cơ sở để ngƣời đại diện của đƣơng sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

Tuy nhiên, trên cơ sở những vấn đề lý luận về ngƣời đại diện của đƣơng sự đƣợc xây dựng tại Chƣơng 1 của luận văn và việc nghiên cứu, đánh giá luật thực định, Chƣơng 2 của luận văn đã chỉ ra đƣợc những hạn chế của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về ngƣời đại diện của đƣơng sự do thiếu tính cụ thể, chỉ có những quy định dẫn chiếu tới việc áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự là chủ yếu. BLTTDS năm 2015 chƣa có quy định về việc xác định đại diện do Toà án chỉ định có phải là đại diện theo pháp luật hay không, trong trƣờng hợp Tòa án chỉ định ngƣời đại diện, nhƣng họ không thống nhất đƣợc quyền và nghĩa vụ với đƣơng sự thì giải quyết nhƣ thế nào. Trƣờng hợp ngƣời

bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình mà không có cha mẹ, ngƣời than thích thì ai là ngƣời có quyền yêu cầu và ngƣời đại diện là ai? BLTTDS năm 2015 chƣa chỉ ra điều này. Ngoài ra, các hạn chế khác vẫn còn tồn tại nhƣ không có quy định về điều kiện để đƣợc Toà án chỉ định là ngƣời đại diện của đƣơng sự. Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành

Một phần của tài liệu Đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)