đương sự
Quá trình tố tụng nói chung và quá trình tố tụng dân sự nói riêng khá phức tạp, vì vậy không phải ai cũng có thể làm tốt việc bảo vệ quyền và lợi ích cho ngƣời khác. Do vậy, về chủ quan ngƣời đại diện của đƣơng sự phải có đủ năng lực cần thiết, có những mối liên hệ nhất định đủ tin cậy để có thể suy đoán việc tham gia tố tụng của họ là vì quyền lợi của đƣơng sự và về khách quan, họ cần phải đƣợc pháp luật trao cho các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định để thực thi vai trò của mình. Cụ thể nhƣ sau:
- Về mặt chủ quan:
Ngƣời đại diện phải là ngƣời có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, nếu có hiểu biết pháp luật thì càng tốt. Việc ngƣời đại diện có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự là để họ có đủ khả năng đại diện, tự mình thay mặt đƣơng sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng, không bị phụ thuộc vào chủ thể khác. Và đây cũng là lý do để cơ quan, tổ chức không thể là ngƣời đại diện cho đƣơng sự. Hơn nữa; cơ quan, tổ chức là thực thể pháp lý; các hoạt động của nó đều phải thông qua một con ngƣời cụ thể, nên việc quy định cơ quan, tổ chức làm đại diện sẽ làm phức tạp hóa mối quan hệ (Đại diện hai lần). Ngoài ra, không phải ai cũng có thể làm một việc (tham gia tố tụng) vì lợi ích của ngƣời khác nên thƣờng thì ngƣời đại diện phải là ngƣời đƣợc đƣơng sự tin tƣởng, giao phó hoặc có một mối liên hệ nhất định với đƣơng sự nhƣ là
cha mẹ, ngƣời giám hộ, ngƣời đại diện của cơ quan, tổ chức, trong các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động.v.v. Góc tiếp cận này là cơ sở để xây dựng các quy định về điều kiện của chủ thể có thể tham gia tố tụng dân sự với tƣ cách ngƣời đại diện của đƣơng sự.
- Về mặt khách quan:
Ngƣời đại diện theo pháp luật thay mặt đƣơng sự tham gia tố tụng, họ phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Về mặt logic, ngƣời ta chỉ có thể đối đáp lại những gì mà họ biết; do đó để bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự phải biết đƣợc đầy đủ và toàn diện các yêu cầu, chứng cứ và lý lẽ của những ngƣời tham gia tố tụng khác.
Nhƣ vậy, trong quá trình tranh tụng ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự phải đƣợc biết tất cả các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ, căn cứ pháp lý và lý lẽ chứng minh của đối phƣơng hoặc chứng cứ do Tòa án thu thập. Ngƣời đại diện theo pháp luật phải cung cấp chứng cứ của vụ kiện trong thời gian nhất định, hợp lý do Thẩm phán ấn định đủ để các bên tìm kiếm, thu thập chứng cứ và chuẩn bị cho việc biện hộ. Góc tiếp cận này chính là nền tảng quan trọng để xác lập và xây dựng các quy định về quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự.
1.2.4. Mối liên hệ giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng dân sự trong việc xây dựng các quy định về người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự