Căn cứ pháp lý xác lập quyền đại diện

Một phần của tài liệu Đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 50 - 51)

Khoản 2 Điều 85 BLTTDS năm 2015 quy định: Ngƣời đại diện theo pháp luật theo quy định của BLDS là ngƣời đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trƣờng hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác cũng là ngƣời đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của ngƣời đƣợc bảo vệ. Điều kiện để xác lập

quyền đại diện theo pháp luật “là theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,

theo Điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)” (Điều 135 BLDS năm 2015).

Điều kiện đầu tiên về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự phải là ngƣời đƣợc pháp luật quy định, đó là những trƣờng hợp quy định tại Điều 136 BLDS năm 2015 về đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm: Cha, mẹ đối với con chƣa thành niên; Ngƣời giám hộ đối với ngƣời đƣợc giám hộ. Ngƣời giám hộ của ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là ngƣời đại diện theo pháp luật nếu đƣợc Tòa án chỉ định; Ngƣời do Tòa án chỉ định trong trƣờng hợp không xác định đƣợc ngƣời đại diện; Ngƣời do Tòa án chỉ định đối với ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân đƣợc xác lập theo quy định tại Điều 137 BLDS năm 2015. Theo đó, ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong tố tụng dân sự có thể bao gồm: Ngƣời đƣợc pháp nhân chỉ định theo Điều lệ; Ngƣời có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; Ngƣời do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Nghiên cứu các căn cứ xác lập ngƣời đại diện theo pháp luật đã phân tích phần trƣớc của Luận văn cho thấy đây là những trƣờng hợp đƣơng sự là ngƣời chƣa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc các cơ quan, tổ chức không thể tự mình tham gia vào quan hệ tố tụng. Để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong qua hệ tố tụng dân sự khi có tranh chấp hoặc yêu cầu xảy ra, pháp luật quy định chế định ngƣời đại diện theo pháp luật. Phạm vi các chủ thể đại diện đƣợc pháp luật giới hạn với một số chủ thể nhất định theo quy định mới có thể là ngƣời đại diện theo pháp luật.

Đối với ngƣời đại diện do Tòa án chỉ định thì ngƣời đại diện tham gia tố tụng dân sự trên cơ sở có quyết định của Tòa án. Việc Tòa án chỉ định đại diện cho đƣơng sự bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự trƣớc Tòa án. Tuy vậy, trong tố tụng dân sự các đƣơng sự có quyền tự định đoạt nên việc Tòa án chỉ định ngƣời đại diện cho đƣơng sự chỉ tiến hành trong những trƣờng hợp đƣơng sự không có năng lực hành vi tố tụng dân sự mà không có đại diện hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật của họ thuộc trƣờng hợp không đƣợc đại diện cho họ theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 50 - 51)