Giai đoạn từ Cách Mạng tháng Tám 1945 đến năm 2004

Một phần của tài liệu Đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 33 - 34)

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, bộ máy tƣ pháp đƣợc tổ chức lại; Chủ tịch nƣớc Hồ Chí Minh là ngƣời luôn quan tâm đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong giai đoạn này các quy định về đại diện của đƣơng sự nói chung và đại diện theo pháp luật của đƣơng sự nói riêng không đƣợc quy định cụ thể rõ ràng. Từ năm 1989 trở đi với sự đổi mới cơ chế và mở cửa đất nƣớc đã thúc đẩy sự ra đời của các văn bản về thủ tục tố tụng trong lĩnh vực tƣ pháp dân sự. Vấn đề đại diện theo pháp luật của đƣơng sự đƣợc quy định trong một số văn bản mới ban hành mặc dù vẫn còn rời rạc chƣa thống nhất nhƣ: Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự 1989; Pháp lênh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994, BLDS năm 1995; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 1996. Theo Khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, trong trƣờng hợp đƣơng sự là ngƣời vì có nhƣợc điểm về thể chất hoặc tâm thần mà không thể tham gia tố tụng đƣợc thì phải có ngƣời đại diện tham gia tố tụng hoặc nếu không có ai đại diện cho ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất hoặc tâm thần, ngƣời vắng mặt không có tin tức thì TA cử một ngƣời thân thích của đƣơng sự hoặc một thành viên của một tổ chức xã hội làm ngƣời đại diện cho họ [47]. Quy định này đã trở thành tiền đề quan trọng để các nhà làm luật Việt Nam xây dựng các quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong BLTTDS.

Theo Điều 22 Pháp lệnh này thì đƣơng sự là công dân, ngƣời đại diện của đƣơng sự theo quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh có thể làm giấy ủy quyền cho luật sƣ hoặc ngƣời khác thay mặt mình trong tố tụng, trừ việc ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Đây là những văn bản quan trọng về TTDS, trong đó có các quy định về ngƣời đại diện của đƣơng sự. Nếu những quy định về ngƣời đại diện của đƣơng sự trong giai đoạn trƣớc quy định chƣa cụ thể về chủ thể đại diện, quyền và nghĩa vụ của họ, việc thay đổi chấm dứt đại diện thì đến các văn bản này, những quy định về ngƣời đại diện của đƣơng sự đã đƣợc sửa đổi và bổ sung khá nhiều, tạo điều kiện cho việc áp dụng trong thực tế.BLDS năm 1995 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2996. Có thể nói rằng BLDS 1995 là thành tựu lớn nhất của mƣời năm xây dựng hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam thời hiện đại. Từ khi BLDS năm 1995 có hiệu lực đã hoàn thiện về chế định đại diện đƣợc quy định trƣớc đó, cơ sở pháp lý đƣợc quy định cụ thể từ Điều 148 đến Điều 157.

Đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự chƣa đƣợc quy định bằng một văn bản có hệ thống và hoàn chỉnh, chỉ đƣợc áp dụng chủ yếu những văn bản của chế độ cũ (ở miền Nam), hoặc các văn bản hƣớng dẫn của TANDTC và một số cơ quan khác ở miền Bắc. Khi áp dụng một số quy định mang tính chung nhất về đại diện theo pháp luật của BLDS năm 1995 vào thực tiễn đã bộc lộ nhiều thiếu sót bất cập, chƣa cụ thể, chi tiết còn mang tính tổng hợp của nhiều ngành luật và văn bản hƣớng dẫn.

Đến năm 2001, để phát triển đội ngũ luật sƣ đáp ứng nhu cầu bào chữa của bị can, bị cáo; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự; ngày 25/07/2001, Nhà nƣớc đã ban hành Pháp lệnh Luật sƣ thay thế Pháp lệnh Luật sƣ năm 1987, Pháp lệnh này khẳng định luật sƣ tham gia tố tụng với tƣ cách ngƣời đại diện hoặc ngƣời bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các đƣơng sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động và hành chính.

Một phần của tài liệu Đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 33 - 34)