Quy định về người đại diện của đương sự trong BLTTDS của Liên

Một phần của tài liệu Đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 38 - 39)

Bang Nga

BLTTDS năm 2003 của Liên bang Nga đƣợc Quốc hội (Duma) thông qua ngày 23/10/2002 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2003. Bộ luật này đƣợc ban hành để thay thế BLTTDS năm 1964 trƣớc đây. Với 7 phần, 47 chƣơng và 446 Điều. Trong đó, BLTTDS năm 2003 của Liên bang Nga đã dành chọn chƣơng V gồm 7 Điều (từ Điều 48 đến Điều 54) để quy định về vấn đề ngƣời đại diện của đƣơng sự.

Khác với pháp luật Pháp, pháp luật Nga quy định “Việc tự mình tham gia tố tụng không cản trở sự tham gia tố tụng của ngƣời đại diện” (Điều 48).Với quy đinh này, đƣơng sự và ngƣời đại diện của họ có thể cùng tham gia tố tụng.

Về chủ thể, thông thƣờng ngƣời đại diện của đƣơng sự là các cá nhân.Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định những trƣờng hợp ngƣời đại diện là cơ quan. Cụ thể là “việc tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp của các tổ chức do ngƣời đại diện hoặc do cơ quan của những tổ chức đó thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đƣợc pháp luật, điều lệ cho phép” (Điều 48).

Về phân loại ngƣời đại diện, pháp luật tố tụng dân sự Liên bang Nga chia ngƣời đại diện thành ngƣời đại diện trong tố tụng dân sự, ngƣời đại diện do Tòa án chỉ định và ngƣời đại diện theo pháp luật:

- Ngƣời đại diện trong tố tụng dân sự là “ngƣời có năng lực hành vi đầy đủ và có văn bản ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật, trừ những ngƣời quy định tại Điều 51 của Bộ luật này” (Điều 49). Nhƣ vậy, ngƣời đại diện trong

tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Liên bang Nga tƣơng tự với ngƣời đại diện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.

- Ngƣời đại diện do Tòa án chỉ định là luật sƣ do Tòa án chỉ định “làm ngƣời đại diện trong trƣờng hợp bị đơn không có ngƣời đại diện, không rõ nơi sinh sống hoặc những trƣờng hợp Liên bang quy định” (Điều 50).

- Ngƣời đại diện theo pháp luật gồm, “cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, ngƣời đỡ đầu, ngƣời giám hộ hoặc ngƣời khác đƣợc luật Liên bang quy định là ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời không có năng lực hành vi hoặc của ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự” (Điều 52).

Về những trƣờng hợp không đƣợc làm đại diện, BLTTDS năm 2003 của Liên bang Nga chỉ quy định “Thẩm phán, dự thẩm viên, kiểm sát viên không đƣợc làm đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trƣờng hợp họ tham gia với tƣ cách đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tƣ cách ngƣời đại diện theo pháp luật” (Điều 51).

BLTTDS năm 2003 của Liên bang Nga quy định về vấn đề đại diện có sự giống nhau với các quy định về đại diện của Pháp luật Việt Nam. BLTTDS năm 2003 của Liên bang Nga và BLTTDS năm 2015 của Việt Nam đều xây dựng các quy định về đại diện theo hƣớng: chủ thể có quyền đại diện, phạm vi đại diện, chỉ định ngƣời đại diện trong trƣờng hợp các bên không thống nhất hoặc không có ngƣời đại diện, những trƣờng hợp không đƣợc làm đại diện, chấm dứt và hậu quả chấm dứt hành vi đại diện đó.

Một phần của tài liệu Đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 38 - 39)