Quy định về người đại diện của đương sự trong BLTTDS của Cộng

Một phần của tài liệu Đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 39 - 42)

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

BLTTDS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đƣợc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 7 thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 09/04/1991.Trong đó quy định một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là nguyên tắc đƣơng sự có quyền tự mình hoặc nhờ ngƣời khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Ngƣời đại diện tố tụng này có thể là: “luật sƣ, những nhân

thân gần gũi của đƣơng sự, những ngƣời đƣợc toàn thể xã hội hữu quan hoặc ngƣời do đơn vị sở tại cử và những công dân khác đều có thể đƣợc ủy nhiệm là ngƣời đại diện tố tụng” (Điều 58). Đối với những việc công nhân, thay đổi, từ bỏ yêu cầu tố tụng, tiến hành hòa giải, đƣa ra yêu cầu phản tố hoặc kháng cáo, ngƣời ủy nhiệm phải có sự ủy nhiệm đặc biệt của đƣơng sự (Điều 59). Trong trƣờng hợp quyền hạn của ngƣời đại diện trong tố tụng có thay đổi hoặc xóa bỏ, đƣơng sự phải viết giấy báo cho Tòa án biết và Tòa án sẽ thông báo cho phía đƣơng sự bên kia (Điều 60).

Luật tố tụng dân sự của nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có những quy định khá giống với quy định của luật tố tụng dân sự Việt Nam, cụ thể là tại điều 58, 59 quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền có nội dung rất gần với quy định tại Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam; Điều 61 quy định về luật sƣ của đƣơng sự có nội dung gần với quy định tại Điều 76 về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam. Tuy nhiên, về vấn đề đại diện theo pháp luật của đƣơng sự, Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam có quy định cụ thể và chặt chẽ hơn so với luật tố tụng dân sự của nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tại Chƣơng 1 của luận văn, tác giả phân tích và luận giải để xây dựng khái niệm ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự trên cơ sở tham khảo có chọn lọc khái niệm của một số nhà khoa học đƣợc thể hiện ở một số tài liệu, công trình khoa học chuyên ngành luật. Đồng thời, tác giả cũng đi vào phân tích các đặc điểm của ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự làm cơ sở phân biệt ngƣời đại diện của đƣơng sự với những ngƣời tham gia tố tụng khác trong tố tụng dân sự.

Vị trí, vai trò của ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự là một yếu tố quan trọng trong việc xác định các quyền, nghĩa vụ tố tụng của ngƣời đại diện của đƣơng sự. Do vậy, tại Chƣơng này, bản luận văn đã đi vào xác định và phân tích vị trí và vai trò của ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự. Đặc biệt, tác giả đã nghiên cứu và mạnh dạn đƣa ra một số cơ sở khoa học cho việc xây dựng các quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự.

Các quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự trong BLTTDSBLTTDS năm 2015 đƣợc xây dựng dựa trên nền tảng của sự kế thừa và phát triển của các quy định pháp luật tố tụng trƣớc đó. Do vậy, việc nghiên cứu tại Chƣơng này đã phân tích và làm rõ quá trình hình thành và phát triển các quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự Việt Nam. Từ đó, làm rõ đƣợc sự hình thành và phát triển và nhận thức đƣợc xu hƣớng của việc hoàn thiện pháp luật về ngƣời đại diện của đƣơng sự. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã tìm hiểu, phân tích, đánh giá quy định của một số quốc gia trên thế giới về ngƣời đại diện của đƣơng sự trong tố tụng dân sự để có thể thấy đƣợc những điểm tƣơng đồng cũng nhƣ khác biệt, từ đó có thể so sánh, tham khảo để rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện các quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự của Việt Nam.

CHƢƠNG 2

NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Một phần của tài liệu Đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 39 - 42)