Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng

Một phần của tài liệu Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 103 - 114)

vợ chồng

* Về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng: - Nguyên tắc suy đoán tài sản chung:

Cần có hƣớng dẫn cụ thể về chứng cứ chứng minh, có thể quy định: Nếu không có chứng cứ hoặc dấu vết về nguồn gốc của tài sản thì khi có tranh chấp, quyền sở hữu riêng của vợ, chồng phải đƣợc chứng minh bằng văn bản. Trong trƣờng hợp không có bản kiểm kê tài sản thì khi có tranh chấp, quyền sở hữu riêng của vợ, chồng phải đƣợc chứng minh bằng văn bản. Trƣờng hợp không có kiểm kê tài sản hoặc không có chứng cứ nào đƣợc xác lập từ trƣớc, thẩm phán có thể xem xét mọi loại giấy tờ, đặc biệt là các loại giấy tờ, sổ sách của gia đình cũng nhƣ các loại tài liệu của ngân hàng và các hoá đơn thanh toán. Thẩm phán cũng có thể chấp nhận lời khai của nhân chứng hoặc suy đoán nếu nhận thấy vợ, chồng không có khả năng cung cấp chứng cứ bằng văn bản.

* Về chia tài sản chung của vợ chồng: Cần bổ sung quy định nhằm xử lý triệt để hành vi cố tình vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng thông qua việc chia tài sản chung * Quy định về nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào tài sản chung: Cần hƣớng dẫn thêm về điều kiện lập văn bản chỉ áp dụng đối vớiviệc nhập các tài sản thuộc l

101

oại phải đăng ký quyền sở hữu. Thứ hai, luật cần đƣa ra hƣớng dẫn cụ thể hơn quy định về hiệu lực và tính chất của giao dịch.

* Trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng khi một bên vợ hoặcchồng tham gia giao dịch dân sự:

Đối với giao dịch dân sự hợp pháp: Luật cần có hƣớng dẫn quy định rõ những nhu cầu nào là nhu cầu thiết yếu của gia đình để làm cơ sở xác định trách nhiệm của vợ chồng đối với giao dịch dân sự với ngƣời thứ ba.

Đối với giao dịch dân sự bất hợp pháp, nên bổ sung quy định:Nếu một bên vợ hoặc chồng tham gia các giao dịch dân sự liênquan đến tài sản chung có giá trị lớn mà không có sự đồng ý của bên kia, thì bên đó có quyền yêu cầu Toà án huỷ bỏ giao dịch dân sự đó, Toà án phải tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Trong trƣờng hợp một bên vợ hoặc chồng không tham gia giao dịch dân sự, song các giao dịch đó nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, thì bên vợ hoặc chồng không tham gia giao dịch dân sự đó vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với việc xử lý hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu. Việc thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý của bên vợ hoặc chồng không tham gia giao dịch dân sự, không nhất thiết phải đƣợc xác định bằng văn bản thoả thuận, mà chỉ cần xác định bên vợ hoặc chồng không tham gia giao dịch dân sự đó có biết và phải biết việc tham gia giao dịch dân sự của phía bên kia, thì sẽ buộc họ phải có trách nhiệm liên đới đối với việc xử lý hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.

3.2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn

Thứ nhất, cần lƣợng hóa nội dung tiêu chí về căn cứ ly hôn theo quy định tại

102

Ngoại tình là một trong những hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng, là hành vi trái với đạo đức xã hội. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: Cấm ngƣời đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời khác hoặc ngƣời chƣa có vợ, chƣa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời đang có chồng, có vợ. Trƣớc đây, theo Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định trƣờng hợp ngoại tình và một bên bỏ nhà đi quá hai năm không có duyên cớ chính đáng là một trong những căn cứ để Tòa án cho ly hôn.

Do đó, cần bổ sung hƣớng dẫn áp dụng căn cứ ly hôn khi vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình vào Nghị định số 126/2014/NĐ-CP cụ thể nhƣ sau:

“Trƣờng hợp một bên vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà vẫn tiếp tục vi phạm hoặc có văn bản của cơ quan điều tra là có dấu hiệu tội phạm (tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng) nhƣng chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi ngoại tình của vợ hoặc chồng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng có thể là gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của bên còn lại, làm cho gia đình tan vỡ. Trƣờng hợp vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình và bỏ nhà đi quá hai năm mà không có tin tức, không có trách nhiệm với gia đình, không cùng nhau xây dựng mục đích hôn nhân làm cho quan hệ vợ chồng rạn nứt”.

Thứ hai, cụ thể hóa quy định về hành vi bạo lực gia đình làm căn cứ cho ly

hôn

Nghị định số 126/2014/NĐ-CP cần bổ sung hƣớng dẫn áp dụng căn cứ ly hôn khi vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, cụ thể nhƣ sau: “Trong trƣờng hợp chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình thì vợ hoặc chồng đƣợc Tòa án giải quyết cho ly hôn khi có căn cứ sau:

103

Đối với hành vi bạo lực vật chất: Vợ, chồng thƣờng xuyên đánh đập, ngƣợc đãi, hành hạ làm cho ngƣời bị ngƣợc đãi, hành hạ luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thƣơng tích, tổn hại đến sức khỏe mà chƣa đến mức xử lý về hình sự hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với bạo lực tinh thần: Vợ, chồng bị chửi bới, sỉ nhục, xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín.

Hành vi bạo lực của vợ, chồng đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần, đã đƣợc chính quyền địa phƣơng nhắc nhở hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có văn bản của cơ quan điều tra có dấu hiệu tội phạm (tội ngƣợc đãi vợ; tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác; tội bức tử) nhƣng chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Thứ ba, pháp luật Việt Nam cần công nhận ly thân và xem ly thân là một trong những căn cứ để cho ly hôn

Căn cứ ly hôn do ly thân: “Trong trƣờng hợp vợ chồng đã sống ly thân hơn 3 năm mà vẫn không thể quay về với nhau để chung sống hạnh phúc hoặc sống ly thân hơn 3 năm theo quyết định của Tòa án thì Tòa án giải quyết cho ly hôn mà không phải xem xét, đánh giá thực trạng quan hệ vợ chồng và các bên không phải chứng minh tình trạng trầm trọng của hôn nhân”.

Thứ tư, cần bổ sung quy định căn cứ ly hôn khi chồng hoặc vợ phạm tội và

đang chấp hành án phạt tù. Cần bổ sung quy định căn cứ ly hôn khi chồng hoặc vợ phạm tội và đang chấp hành án phạt tù, cụ thể nhƣ sau: “Trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng của ngƣời đang chấp hành án phạt tù yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”.

104

Kiến nghị này xuất phát từ những lý do sau: Một là, chúng ta nên học hỏi pháp luật nƣớc ngoài trong việc quy định trƣờng hợp vợ hoặc chồng ly hôn với chồng hoặc vợ đang chấp hành án phạt tù. Ví dụ, pháp luật Thái Lan quy định: “Vợ hoặc chồng đã bị Tòa án kết án có phán quyết cuối cùng và bị tù hơn một năm vì phạm tội mà không có bất cứ sự tham gia, đồng tình hoặc hay biết của ngƣời kia và sự chung sống nhƣ vợ chồng gây cho ngƣời kia phải chịu đựng thiệt hại hoặc quấy nhiễu quá đáng” ( Điều 1516 Bộ Luật Dân sự và Thƣơng mại Thái Lan). Ngoài ra, luật HN&GĐ hiện hành nên kế thừa những quy định của pháp luật trƣớc đây về căn cứ ly hôn. Tại Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định: Một trong những căn cứ ly hôn là trƣờng hợp một bên vợ hoặc chồng can án phạt giam (Khoản 2 Điều 2 Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa). Quy định này nhằm tạo điều kiện cho vợ chồng thực hiện quyền đƣợc ly hôn khi một bên vợ, chồng có đạo đức không tốt, vi phạm pháp luật. Quy định này cũng có ý nghĩa răn đe những ngƣời là vợ, chồng chuẩn bị phạm tội phải suy nghĩ, đắn đo khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của nó đối với chính mình. Hai là, gia đình có các chức năng cơ bản: Chức năng kinh tế, giáo dục, duy trì nòi giống và thỏa mãn nhu cầu sinh lý, tình cảm. Khi một ngƣời đang chấp hành án phạt tù thì không thực hiện đƣợc nghĩa vụ giữa vợ chồng. Vì vậy, họ không thể duy trì hạnh phúc gia đình, không có trách nhiệm với gia đình, không cùng nhau xây dựng mục đích của hôn nhân cũng nhƣ trong việc chung tay nuôi dƣỡng con cái. Việc duy trì hôn nhân chỉ là hình thức bên ngoài. Mặt khác, ngƣời đang chấp hành án phạt tù thì không thể chăm lo đƣợc về đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần cho gia đình, ngƣời phạm tội có thể là ngƣời mất tƣ cách, có đạo đức xấu ảnh hƣởng đến việc giáo dục con cái. Quy định trên vẫn dựa vào ý chí tự nguyện yêu cầu ly hôn của vợ/chồng ngƣời chấp hành hình phạt tù. Nếu họ không yêu cầu thì tòa án không

105

giải quyết, song nếu không quy định thì có thể đƣơng sự vẫn yêu cầu ly hôn nhƣng phải chứng minh về căn cứ ly hôn.

Thứ năm, cần đƣa ra quy định để xác định hành vi “vi phạm nghiêm trọng

quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng” là nhƣ thế nào bởi theo quy định hiện nay chỉ nêu ra mà chƣa đƣa ra cách xác định. Hiện nay chƣa có văn bản nào hƣớng dẫn hành vi vi phạm nghĩa vụ vợ chồng nào đƣợc xác định là hành vi vi phạm nghiêm trọng. Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm tùy thuộc vào thái độ của bên vợ hoặc chồng bị vi phạm quyền, nghĩa vụ và đánh giá chủ quan của từng thẩm phán khi giải quyết yêu cầu ly hôn. Trƣớc hết, tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng sẽ do vợ chồng tự xác định để yêu cầu ly hôn trên cơ sở nhận thức, đánh giá chủ quan của vợ, chồng. Vì vậy, ở mỗi thời điểm khác nhau, hoặc với mỗi cặp vợ chồng khác nhau, hoặc thậm chí giữa vợ và chồng thì với cùng một hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, có thể có những đánh giá khác nhau về mức độ nghiêm trọng của hành vi đó; liệu có nghiêm trọng đến mức dẫn đến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt đƣợc hay không. Chẳng hạn, Điều 19 Luật HN-GĐ năm 2014 qui định “Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thƣơng, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình…”.

Tuy nhiên, ở mỗi gia đình khác nhau thì việc đánh giá tính chất nghiêm trọng của hành vi này lại khác nhau. Có ngƣời vợ thì cho rằng đây là thiên chức của ngƣời phụ nữ trong gia đình và chấp nhận hành vi này của ngƣời chồng. Có ngƣời vợ lại cảm thấy hành vi này của ngƣời chồng thể hiện sự thờ ơ, bỏ mặc gia đình, không yêu thƣơng vợ con nên không thể chấp nhận đƣợc hành vi của ngƣời chồng, quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng. Một ví dụ khác là trƣờng hợp một bên vợ hoặc chồng ngoại tình. Thực tế tùy từng gia đình khác nhau mà tình trạng

106

vợ chồng lại khác nhau. Có những gia đình, chồng hoặc vợ của ngƣời ngoại tình có thể tha thứ cho lỗi này của vợ, chồng mình để tiếp tục chung sống hạnh phúc. Có những cặp vợ chồng khác lại lâm vào tình trạng căng thẳng, mâu thuẫn, không thể tiếp tục chung sống khi phát hiện hành vi ngoại tình của chồng, vợ mình. Có thể thấy, tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đƣợc xác định trên cơ sở thái độ, tình cảm của vợ, chồng đối với hành vi vi phạm đó. Chính thái độ, tình cảm đó là yếu tố quyết định đối với việc liệu hôn nhân có lâm vào tình trạng trầm trọng hay không.

107

KẾT LUẬN

Luận văn đƣa ra một cách nhìn mới về gia đình mà không bị bó hẹp, giới hạn bởi ba quan hệ là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dƣỡng.

Để xây dựng khái niệm gia đình, tác giả đã tìm hiểu quan điểm của các ngành khoa học về gia đình nhƣ triết học, xã hội học và luật học, cùng với đó là phân tích quan điểm của những ngành khoa học này khi nghiên cứu về gia đình. Từ những quan điểm đó kết hợp với thực tiễn để xây dựng khái niệm về gia đình và thành viên gia đình sao cho phù hợp với cuộc sống. Khi tìm hiểu về gia đình không thể không tìm hiểu vị trí và chức năng của gia đình, gia đình có vị trí và chức năng xã hội vô cùng quan trọng, chức năng xã hội của gia đình có thể ảnh hƣởng đến sự tồn vong và phát triển của xã hội. Các quy định về gia đình của các nƣớc rất rộng, nhƣng phù hợp với văn hóa và bao quát đƣợc hầu hết các quan hệ gia đình phát sinh trong thực tiễn xã hội của nƣớc đó. Tác giả đã đi tìm hiểu xuyên suốt quá trình lịch sử pháp luật Việt Nam quy định về pháp luật HN&GĐ. Qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử, pháp luật quy định về gia đình cũng có nhiều thay đổi, sự thay đổi này thƣờng theo hƣớng tích cực và đã dần dần từng bƣớc xóa bỏ các quan niệm lạc hậu, các quyền lợi của thành viên gia đình đƣợc ghi nhận và bảo đảm.

Luận văn đi sâu phân tích nội dung điều chỉnh về gia đình theo luật HN&GĐ 2014. Từ đó thấy đƣợc những bƣớc phát triển mới trong pháp luật, tiếp tục thể hiện quan điểm của Đảng và nhà nƣớc ta trong việc đề cao vai trò gia đình đối với đời sống xã hội, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Các chế định về mối quan hệ giữa các thành viên gia đình đã đƣợc quy định cụ thể và toàn diện hơn, khắc phục đƣợc những bất cập, vƣớng mắc nhất định của luật HN&GĐ 2000. Tuy nhiên để các chế định về gia đình luôn đƣợc hoàn thiện, đáp ứng đƣợc sự phát triển liên tục của xã hội hiện nay, cần phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ mà trọng tâm là xây dựng các văn bản hƣớng dẫn thi hành, áp dụng pháp luật đồng

108

thời tổ chức tốt việc thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, hoàn thiện các quy định pháp luật HN&GĐ là cơ sở để từng cá nhân thành viên gia đình có thể nâng cao nhận thức, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với các thành viên khác trong quan hệ nhân thân và đặc biệt là quan hệ tài sản đúng pháp luật, tránh nảy sinh các tranh chấp. Đồng thời pháp luật hoàn thiện cũng giúp nâng cao trình độ của các cán bộ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, giúp cho công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật thuận lợi hơn, công tác giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình chính xác hơn.

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về gia đình, thành viên gia đình, tài sản chung của gia đình, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình đối với tài sản chung từ đó chỉ ra một số hạn chế còn tồn tại, thiếu sót; tìm ra những nguyên nhân

Một phần của tài liệu Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 103 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)