Theo Khoản 1 Điều 139 BLDS 2015 “Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là
người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”.
Đại diện có ý nghĩa rất lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội và trong nhiều mối quan hệ, trong đó có vấn đề đại diện cho nhau giữa vợ và chồng trong các giao dịch dân sự và kinh doanh theo Luật HN&GĐ. Quan hệ vợ chồng là một quan hệ đặc biệt nhƣng lại phổ biến trong đời sống xã hội mỗi quốc gia. Gia đình chính kết quả của việc vợ và chồng xây dựng nên với những mục đích riêng, đó là xây dựng mối quan hệ bền vững trong gia đình, giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Vợ và chồng cùng nhau tạo dựng và thực hiện các chức năng: kinh tế, sinh đẻ và giáo dục con cái và phát sinh những quan hệ đặc biệt cả về mặt tình cảm, luật pháp và xã hội. Ý chí của vợ chồng trong nhiều trƣờng hợp là điều kiện có hiệu lực của một số quan hệ pháp luật nhất định, quyết định của ngƣời này đòi hỏi phải có sự thống nhất của ngƣời kia và ngƣợc lại. Do đó, đại diện giữa vợ và chồng là một vấn đề cần thiết đƣợc đặt ra trong các giao dịch dân sự và kinh doanh, bảo đảm lợi ích của cả hai bên, quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể thứ ba trong các giao dịch đó.
2.1.3.1. Đại diện theo pháp luật giữa vợ - chồng
Có thể hiểu đại diện giữa vợ và chồng là việc một bên vợ hoặc chồng nhân danh cả hai ngƣời để tham gia các quan hệ theo quy định của pháp luật hoặc pháp
60
luật quy định cần phải có sự thỏa thuận của vợ chồng nhƣng ngƣời còn lại không trực tiếp tham gia các giao dịch đó nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và bên thứ ba liên quan. Theo các quy định của BLDS năm 2015, Khoản 3 Điều 24 Luật HN&GĐ năm 2014 “Vợ chồng đại diện cho nhau khi một bên mất NLHVDS mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người
đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan”. Việc quy định về đại
diện trong trƣờng hợp này, cụ thể nhƣ sau:
* Đại diện theo pháp luật khi một bên mất NLHVDS
Theo quy định tại Điều 22 BLDS 2015 ngƣời đƣợc xem là mất NLHVDS
“Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất NLHVDS trên cơ sở kết luận của tổ chức
giám định”. Nhƣ vậy, ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng đƣơng nhiên sẽ là ngƣời giám
hộ cho ngƣời chồng hoặc vợ của mình khi thỏa mãn điều kiện đƣợc quy định trong pháp luật dân sự.
Với tƣ cách là ngƣời giám hộ thì vợ hoặc chồng là đại diện đƣơng nhiên cho chồng hoặc vợ mình bị mất năng lực hành vi sẽ có nhiều quyền và nghĩa vụ hơn khi làm đại diện. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 BLDS 2015 “Trường hợp vợ là người mất NLHVDS thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng
lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ”. Ngƣời giám hộ có các quyền và nghĩa
vụ đối với ngƣời đƣợc giám hộ nhƣ: Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho ngƣời đƣợc giám, quản lý tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc giám hộ. Các quy định này của ngƣời giám hộ mặc dù là rộng hơn đối với các quy định về đại diện đƣơng nhiên của vợ và chồng khi một
61
bên mất năng lực hành vi dân sự nhƣng lại là không thật cần thiết bởi các nghĩa vụ này đã mặc nhiên đƣợc công nhận khi hai ngƣời trở thành vợ chồng. Vợ chồng có nghĩa vụ “thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau” (Điều 19 Luật HN&GĐ 2014). Hơn nữa tài sản cần đƣợc quản lý phần lớn là tài sản chung của vợ chồng, nếu là tài sản riêng của ngƣời bị mất năng lực hành vi thì ngƣời còn lại đƣơng nhiên đƣợc quyền quản lý. Nên trong trƣờng hợp này có thể khẳng định đại diện giữa vợ và chồng theo Luật HN&GĐ và chế định giám hộ trong luật dân sự khi ngƣời bị mất năng lực hành vi là nhƣ nhau về quyền và nghĩa vụ. Việc sử dụng tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ cũng chính là tài sản của ngƣời giám hộ, nên việc sử dụng tài sản sẽ luôn đúng mục đích. Trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho ngƣời khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải đảm bảo lợi ích của ngƣời có tài sản, ngƣời giám hộ sử dụng tài sản của nguwofi đƣợc giám hộ phải vì phục vụ lợi ích của ngƣời đƣợc giảm hộ đối.
*Đại diện theo pháp luật khi một bên bị hạn chế NLHVDS
Theo Khoản 1 Điều 24 BLDS 2015 quy định “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự và phạm vi đại diện”. Ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Khi vợ hoặc chồng là ngƣời đại diện đƣợc Tòa án chỉ định cho ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi thì ngƣời đại diện chỉ đƣợc xác lập các giao dịch trong phạm vi đại diện. Tính đƣơng nhiên đƣợc đại diện cho nhau giữa vợ và chồng không còn trong trƣờng hợp này và nếu muốn là ngƣời đại diện cho nhau thì vợ hoặc chồng phải
62
đƣợc sự chỉ định của Tòa án. Đối với vợ hoặc chồng mất NLHVDS, mọi giao dịch dân sự của họ đều do ngƣời đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện. Nhƣng trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng bị hạn chế NLHVDS, để tránh việc phá tán tài sản của gia đình thì chỉ những giao dịch dân sự liên quan đến tài sản có giá trị mới phải có sự đồng ý của ngƣời đại diện theo pháp luật, trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hằng ngày [10; tr.7-10].
Việc đại diện giữa vợ và chồng trong trƣờng hợp một bên mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời đƣợc đại diện. Bên cạnh đó, quy định về đại diện trong hôn nhân giữa vợ và chồng còn thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của ngƣời còn lại khi ngƣời kia bị mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, nghĩa vụ phải chăm sóc, yêu thƣơng, chia sẻ với ngƣời vợ, ngƣời chồng những khó khăn trong cuộc sống, đảm bảo cho hạnh phúc gia đình luôn bền vững.
2.1.3.2 Đại diện theo ủy quyền giữa vợ chồng
Đại diện theo ủy quyền là việc đại diện cho nhau giữa hai vợ chồng đƣợc thực hiện trên cơ sở tự nguyện, xác lập trên cơ sở sự ủy quyền giữa vợ và chồng với nhau. Việc ủy quyền phải đƣợc lập thành văn bản, trong đó, nêu rõ phạm vi đại diện, những giao dịch đƣợc xác lập, thực hiện. Ngƣời đại diện chỉ đƣợc thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đƣợc ủy quyền ghi trong văn bản.
Theo khoản 2 điều 24 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “vợ chồng có thẻ ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng”. Việc ủy quyền phải tuân thủ các quy định về đại diện theo ủy quyền của pháp luật dân sự Việt Nam quy định Khoản 1, Điều 142 BLDS 2015.
63
Phạm vi đại diện giữa vợ và chồng không nhất thiết đƣợc quy định rõ ràng nhƣ đại diện cho các chủ thể khác. Việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch liên quan đến định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhƣng tài sản đó đã đƣa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình mà pháp luật quy định thì sự thỏa thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực…). Sau khi đƣa tài sản riêng vào sử dụng chung có phát sinh hoa lợi, lợi tức là nguồn sống duy nhất của gia đình thì theo quy định của pháp luật việc xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến loại tài sản này đƣợc phải có sự thỏa thuận của vợ chồng.
* Đại diện giữa vợ và chồng liên quan đến tài sản và các giao dịch dân sự
Khi tham gia xác lập thực hiện các giao dịch dân sự mà pháp luật quy định giao dịch đó phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng thông qua sự thoả thuận, cùng ký vào văn bản giao dịch (nhƣ bán các tài sản chung có giá trị lớn: nhà ở, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất...). Trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng ở xa hoặc không trực tiếp tham gia thì có thể uỷ quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự đối với các giao dịch mà theo quy định phải có sự đồng ý của cả vợ chồng. Việc uỷ quyền phải lập thành văn bản để xây dựng rõ phạm vi uỷ quyền. Điều 26 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “1.Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này; 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ
64
ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi”. Theo quy định tại Điều 32 Luật HN&GĐ
2014, nếu vợ, chồng là ngƣời đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, chiếm hữu động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đƣợc coi là ngƣời có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó. Cũng theo quy định tại Điều 35 Luật HN&GĐ, việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng có trƣờng hợp là: “Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”. Ví dụ gia đình đó có một khoản tiền lớn gửi trong ngân hàng, đứng tên một bên vợ hoặc chồng, lãi từ tiền gửi hiện đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Ngƣời đứng tên trên tài khoản tự mình xác lập giao dịch đƣợc coi là trƣờng hợp giao dịch với ngƣời thứ ba ngay tình (hợp đồng mua bán vẫn có hiệu lực) hay trƣờng hợp phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng (khi đó, hợp đồng mua bán sẽ bị vô hiệu). Trong trƣờng hợp động sản có đăng ký quyền sở hữu khi định đoạt phải có sự đồng ý bằng văn bản của vợ, chồng. Ví dụ một gia đình có nhiều vàng, đá quý có giá trị lớn, phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. Một bên đƣa ra giao dịch với bên thứ ba, thì căn cứ theo quy định của Điều 32 nêu trên, giao dịch đó có hiệu lực khi có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Những chế định đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản, quan hệ kinh doanh hay các giao dịch dân sự, góp phần làm minh bạch vấn đề tài chính của gia đình, giúp ổn định kinh tế gia đình, tránh những xích mích mẫu thuẫn. Bên cạnh đó, chế định còn bảo đảm quyền và lợi ích của ngƣời thứ ba.
Việc đại diện giữa vợ và chồng là một quan hệ xã hội đã có từ lâu, truyền thống trong đời sống xã hội của chúng ta. Đây là một biện pháp hỗ trợ hữu ích để thực hiện một cách tốt nhất năng lực pháp luật của các chủ thể nói chung và vợ và chồng nói riêng. Khi đƣợc pháp luật điều chỉnh, đại diện giữa vợ và chồng không còn là những việc làm thay, làm hộ đơn thuần đƣợc điều chỉnh bằng các quy phạm đạo đức nữa mà đã chuyển sang một có chế điều chỉnh mới đó là một chế định
65
pháp lý trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Có thể nói, quyền đại diện giữa vợ chồng là một trong những quyền phản ánh cao nhất bình đẳng giữa vợ và chồng. Đại diện sẽ là phƣơng thức pháp lý cần thiết trong việc thực hiện các quyền này của chủ sở hữu tài sản trong gia đình, đảm bảo cho mọi giao dịch dân sự hợp pháp đƣợc tiến hành nhanh chóng, thuận lợi.
Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng đƣợc pháp luật công nhận và bảo vệ, vợ chồng đều có quyền đại diện cho nhau và đại diện cho gia đình theo pháp luật và theo ủy quyền. Ngƣời vợ trong gia đình có quyền đại diện trong các quan hệ HN&GĐ không bị phân biệt với ngƣời chồng. Việc vợ, chồng đại diện cho nhau và cho gia đình trong các giao dịch dân sự ngày càng phổ biến, đa dạng trong các hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi, cho vay, bảo lãnh…liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, hoặc có thể liên quan đến tài sản riêng của vợ hoặc chồng, thể hiện trách nhiệm của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân. Xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích chung của gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng thì việc đặt ra vấn đề đại diện là vô cùng cần thiết, nhƣ vậy tránh việc các giao lƣu dân sự giữa vợ chồng với ngƣời thứ ba bị gián đoạn, hạn chế, tránh sự kìm hãm sự phát triển chung của xã hội. Mặt khác, chế định đại diện giữa vợ và chồng nhằm đảm bảo lợi ích tài sản của gia đình, lợi ích của các thành viên trong gia đình và xây dựng phát triển gia đình.