Gia đình là tế bào của xã hội, tại đó tồn tại mối quan hệ ruột thịt và tình thƣơng, gắn bó các chủ thể một cách thƣờng xuyên, lâu dài, thậm chí suốt cả đời ngƣời về tình cảm và nghĩa vụ. Trong các mối quan hệ đó, mối quan hệ giữa cha mẹ và con đƣợc duy trì lâu bền nhất do yếu tố huyết thống, tình cảm chi phối. Quan hệ cha, mẹ, con xác lập sẽ đƣợc pháp luật và cộng đồng thừa nhận, là cơ sở
66
để thực hiện tốt những quy định về nghĩa vụ và quyền nhân thân và nghĩa vụ tài sản giữa cha, mẹ và con . Bên cạnh đó quan hệ cha, mẹ và con là điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dƣỡng của cha, mẹ đối với con và của con đối với cha, mẹ. Khi có tranh chấp xảy ra giữa các thành viên trong gia đình thì việc xác định mối quan hệ này sẽ là cơ sở để giải quyết tranh chấp.
2.2.1.1.Xác định quan hệ cha mẹ - con dựa trên sự kiện sinh đẻ
Trong đời sống xã hội, về nguyên tắc việc một ngƣời phụ nữ sinh con, cho dù là kết quả của hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp với một ngƣời đàn ông là cơ sở làm phát sinh quan hệ giữa cha mẹ và con. Đó là mối liên hệ huyết thống tự nhiên theo quy luật sinh học. Quan hệ cha mẹ con phát sinh không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ là hợp pháp hay không hợp pháp. Từ đây sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản trong quan hệ mẹ con, cha con. Đồng thời nó còn là cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về việc xác định quan hệ cha mẹ con trong thực tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cha mẹ con. Ví dụ: các tranh chấp về nuôi dƣỡng, cấp dƣỡng, thừa kế giữa cha mẹ và con, cũng nhƣ các thành viên khác trong gia đình đƣợc bảo đảm bằng pháp luật khi quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con đƣợc xác lập.
Đối với trƣờng hợp sinh con tự nhiên, ngƣời sinh con ra đƣơng nhiên đƣợc coi là ngƣời mẹ của đứa con. Đối với việc xác định ngƣời cha trong trƣờng hợp sinh con trong giá thú thì con đƣợc sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do ngƣời vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng [13; tr.152-158]. Điều này có thể hiểu rằng cho dù con có đƣợc thành thai trƣớc hoặc trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng thì bằng phƣơng pháp suy đoán, ngƣời chồng đƣơng nhiên đƣợc xác định là cha của đứa trẻ, trừ trƣờng hợp ngƣời chồng có ý kiến khác. Ngoài ra, trong thực tế ngƣời vợ có thể mang thai già ngày nên pháp luật cũng có quy định: con đƣợc sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn
67
nhân đƣợc coi là con do ngƣời vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân theo Điều 88 Luật HN&GĐ 2014. Nhƣ trên đã trình bày thì thời điểm chấm dứt hôn nhân ở đây đƣợc hiểu là thời điểm bản án, quyết định của Tòa án về việc ly hôn của vợ chồng có hiệu lực hoặc kể từ thời điểm ngƣời cha chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Trên thực tế có nhiều trƣờng hợp hai vợ chồng ly thân một thời gian dài trƣớc khi bản án, quyết định ly hôn chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên trong vòng 300 ngày sau khi hôn nhân chấm dứt mà ngƣời vợ sinh con thì theo quy định trên ngƣời chồng vẫn đƣợc coi là cha của đứa bé do ngƣời vợ sinh ra. Đối với trƣờng hợp sinh con ngoài giá thú thì con sinh ra trƣớc ngày đăng ký kết hôn và đƣợc cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. Trong nhiều trƣờng hợp quan hệ hôn nhân đang tồn tại, nhƣng một bên chồng nghi ngờ ngƣời vợ không chung thủy nên ngoại tình và đứa con đó không phải là con mình thì phải đƣa các chứng cứ chứng minh trƣớc tòa án (có căn cứ khoa học xác định bị bất lực sinh lý, trong thời gian có thể thụ thai ngƣời vợ đang đảm nhận trách nhiệm đặc biệt liên quan an ninh quốc phòng...) nếu ngƣời chồng không chứng minh đƣợc thì đƣợc xác định là con chung của vợ chồng và ngƣời vợ không có nghĩa vụ chứng minh. Trong trƣờng hợp ngƣời cha không nhận con thì nó là con riêng của vợ và sau này, ngƣời con có quyền yêu cầu Tòa án xác định một ngƣời là cha mình khi có chứng cứ chứng minh. Khi ngƣời cha không nhận con thì phải có chứng cứ chứng minh rằng ngƣời con đó không phải là con của mình mà là con của một ngƣời khác. Việc quy định nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha cho con là phù hợp với thực tế đời sống vợ chồng, đảm bảo ổn định các mối quan hệ cơ bản trong gia đình và trách nhiệm của ngƣời cha đối với con.
2.2.1.2. Xác định quan hệ cha mẹ - con trong trường hợp sinh con bằng
68
Thiên chức làm cha làm mẹ là một điều ao ƣớc và khát khao của các cặp vợ chồng. Nhƣng cũng có những ngƣời phụ nữ vì lý do sức khỏe mà không thể mang thai và sinh con theo quy luật tự nhiên. Pháp luật đã quy định khung pháp lý cho việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Ngƣời con đƣợc sinh ra có thể mang huyết thống của cả cha và mẹ hoặc chỉ mang huyết thống của một trong hai ngƣời. Vấn đề sinh con theo phƣơng pháp khoa học là vấn đề khá phức tạp, đặc biệt trong lĩnh vực pháp lý. Việc xác định cha, mẹ cho con sinh ra bằng phƣơng pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đƣợc quy định cụ thể trong Luật HN&GĐ Việt Nam. Đối với trƣờng hợp vợ chồng sử dụng noãn và tinh trùng của hai ngƣời để thực hiện việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, thì đứa trẻ sinh ra sẽ chính là con của họ. Đối với trƣờng hợp, vợ chồng thực hiện việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản mà phải sử dụng noãn hoặc tinh trùng hoặc phôi của ngƣời khác, thì việc xác định cha, mẹ cho đứa trẻ sinh ra, nhƣ sau: Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải đƣợc sinh ra từ ngƣời mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc ngƣời phụ nữ sống độc thân; Ngƣời mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc ngƣời phụ nữ sống độc thân sinh ra đứa trẻ do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản đƣợc xác định là cha, mẹ đối với trẻ đƣợc sinh ra. Nhƣ vậy, trƣờng hợp hai vợ chồng (nhận tinh trùng, hoặc nhận noãn) để thực hiện sinh con bằng phƣơng pháp hỗ trợ sinh sản, thì đứa trẻ phải đƣợc sinh đƣợc xác định là con của họ. Pháp luật không công nhận ngƣời cho tinh trùng, hoặc cho noãn là cha, mẹ của đứa trẻ.
*Khái niệm mang thai hộ
Việc mang thai hộ đƣợc hiểu là dùng biện pháp kỹ thuật lấy trứng của ngƣời vợ và tinh trùng của ngƣời chồng thụ tinh trong ông nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của ngƣời phụ nữ khác nhờ ngƣời đó mang thai hộ.
Khoản 22 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một ngƣời phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thƣơng mại
69
mang thai giúp cho cặp vợ chồng mà ngƣời vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi ngƣời vợ đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Việc mang thai hộ đƣợc thực hiện bằng việc lấy noãn của ngƣời vợ và tinh trùng của ngƣời chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của ngƣời phụ nữ tự nguyện mang thai để ngƣời này mang thai và sinh con.
*Xác định mối quan hệ cha, mẹ - con trong trường hợp mang thai hộ
Theo quy định tại Điều 94 Luật HN&GĐ 2014: “Con sinh ra trong trường
hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai
hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”. Theo đó, vợ chồng mang thai hộ sau khi
hoàn tất thủ tục giao con cho vợ chồng nhờ mang thai hộ, thì ngƣời con sinh ra không có quan hệ gì với vợ chồng mang thai hộ. Cha mẹ của ngƣời con là cặp vợ chồng dùng noãn và tinh trùng của mình để nhờ ngƣời khác mang thai giúp. Mọi quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con trong trƣờng hợp con sinh ra nhờ kỹ thuật mang thai hộ hoàn toàn tƣơng tự nhƣ con sinh ra dựa trên sinh để tự nhiên.
* Quyền nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật HN&GĐ 2014: “Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ
cho bên nhờ mang thai hộ”. Ngƣời đƣợc nhờ mang thai hộ và chồng của ngƣời đó
chỉ có quyền, nghĩa vụ nhƣ cha mẹ trong việc nuôi dƣỡng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc nuôi dƣỡng con, còn những quyền và nghĩa vụ khác giữa cha mẹ đối với con nhƣ quyền đại diện cho con, quyền quản lý tài sản của con hay quyền thừa kế tài sản của con… thì không phát sinh giữa ngƣời đƣợc nhờ mang thai hộ và chồng của ngƣời đó đối với con. Thời điểm điểm chấm dứt quyền, nghĩa vụ chăm sóc con tính từ lúc giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ, từ đây, quyền, nghĩa vụ
70
chăm sóc con nhƣ cha mẹ của cặp vợ chồng mang thai hộ cũng chấm dứt. Quy định thể hiện sự hợp lý, tính nhân văn, đảm bảo tốt về sức khỏe cho những đứa trẻ vừa đƣợc sinh ra, tránh những trƣờng hợp bên nhờ mang thai hộ không quan tâm chăm sóc vì cho đó không phải là con đẻ của mình sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt cho đứa trẻ, hoặc ngƣợc lại bên nhờ mang thai hộ ngăn cản việc chăm sóc sức khỏe cho đứa trẻ từ phía ngƣời đƣợc nhờ mang thai dù ngƣời này có đủ các điều kiện tốt.
Khoản 5 Điều 98 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng có quy định: “Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con cho thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu
cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con”. Quy định nhằm tránh các trƣờng hợp
ngƣời đƣợc nhờ mang thai hộ không đồng ý nhận con vì những lý do khác nhau, ảnh hƣởng đến việc nuôi dƣỡng và chăm sóc đứa trẻ.
* Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ
Ngƣời mẹ nhờ mang thai hộ đƣợc hƣởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Quy định này là rất phù hợp và cần thiết. Bởi lẽ, ngƣời mẹ nhờ mang thai hộ cũng giống nhƣ trƣờng hợp ngƣời mẹ nhận con nuôi. Tuy không trực tiếp sinh ra đứa trẻ nhƣng việc quan tâm, chăm sóc trẻ là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của họ. Việc làm này là cần thiết đối với các bên trong quan hệ mang thai hộ mà còn là đối với đứa trẻ. Thời điểm bên mang thai hộ giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên nên không thể giống nhau trong mọi trƣờng hợp. Có trƣờng hợp hai bên giao trẻ ngay sau khi trẻ đƣợc sinh ra có trƣờng hợp phải sau một thời gian nhất định để đảm bảo sức khỏe cho đứa trẻ. Vì vậy, việc ngƣời nhờ mang thai hộ đƣợc hƣởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ sáu tháng
71
tuổi sẽ giúp ngƣời nhờ mang thai hộ nhận con sớm và có thời gian quan tâm chăm sóc con chu đáo.
Vợ chồng nhờ mang thai hộ sẽ có quyền và nghĩa vụ nhận trẻ ngay khi trẻ vừa đƣợc sinh ra theo quy định tại Điều 98 khoản 3 Luật HN&GĐ 2014. Trong trƣờng hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con, không nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dƣỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho con theo quy định của Luật HN&GĐ, nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thƣờng theo thỏa thuận.Quy định nhƣ vậy nhằm phòng tránh trƣờng hợp đứa trẻ sinh ra không đúng nhƣ mong muốn của vợ chồng nhờ mang thai hộ nhƣ trẻ bị dị tật, đứa trẻ không đƣợc khỏe mạnh thì họ cũng đƣợc phép lấy lí do này để từ chối việc nhận con. Đây là nghĩa vụ ràng buộc bên nhờ mang thai hộ với đứa trẻ sinh ra. Đồng thời nghĩa vụ này cũng giúp cho ngƣời mang thai hộ có tâm lý thoải mái trong suốt quá trình mang thai hộ hoặc làm cho ngƣời mang thai hộ không nảy sinh ý định chiếm đoạt đứa trẻ.
2.2.1.3. Quan hệ cha mẹ - con dựa trên việc nhận nuôi con nuôi
Nuôi con nuôi là một hiện tƣợng xã hội, một chế định đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt nam và các nƣớc trên thế giới. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ con giữa ngƣời nhận nuôi con nuôi và ngƣời đƣợc nhận làm con nuôi, dựa trên ý chí tình cảm của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi.
Theo Luật Nuôi con nuôi 2010, ngƣời nuôi phải có đầy đủ năng lực hành vi, có tƣ cách đạo đức tốt, có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục con nuôi, phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên. Ngƣời nhận nuôi con không phải là ngƣời đang bị hạn chế một số quyền của cha mẹ đối với con chƣa thành niên hoặc bị kết án mà chƣa đƣợc xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của ngƣời khác; ngƣợc
72
đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, ngƣời có công nuôi dƣỡng mình. Luật chỉ đòi hỏi rằng ở một thời điểm nhất định nào đó, một ngƣời chỉ có thể làm con nuôi của một ngƣời hoặc của cả hai ngƣời là vợ chồng. Bởi vậy, một ngƣời đã từng là con nuôi của một ngƣời hoặc của cả hai vợ chồng vẫn có thể là con nuôi của một ngƣời khác hoặc của cả hai ngƣời khác là vợ chồng, sau khi quan hệ nuôi con nuôi trƣớc đây chấm dứt.
Theo Điều 3 Luật Nuôi con nuôi khoản 24 Điều 3 thì: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi
sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”. Khi
quan hệ nuôi con nuôi đƣợc xác lập thì con nuôi trở thành thành viên gia đình ngƣời nhận con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi: cha mẹ có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục con; con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dƣỡng cha mẹ, lắng nghe lời khuyên bảo của cha mẹ. Trong trƣờng hợp cha mẹ nuôi chết, con nuôi là ngƣờì thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất của cha mẹ nuôi; ngƣợc lại, nếu con nuôi chết, thì cha mẹ nuôi là ngƣời thừa kế thuộc hàng thứ nhất của con nuôi, bên cạnh cha mẹ ruột của con nuôi. Về quan hệ giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi. Theo nhƣ quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010: “Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp