2.2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con
Theo Điều 69 Luật HNHĐ 2014 thì cha mẹ có nghĩa vụ và quyền sau:
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên , con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ ho ặc đại diện theo quy định của B ộ luật dân sự cho con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất NLHVDS hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Nghĩa vụ và quyền yêu thƣơng, chăm sóc giáo dục, nuôi dƣỡng con là nghĩa vụ và quyền chung của cha mẹ. Nghĩa vụ và quyền này mang tính chất tự nhiên, là
74
quyền cao quý và thiêng liêng của cha mẹ, đƣợc thể hiện qua hành vi, cử chỉ, tình cảm, thái độ đối với con. Nghĩa vụ này không chỉ đối với con chƣa thành niên, mà con đã thành niên nhƣng có nhƣợc điểm về thể chất và tâm thần thì cha mẹ vẫn còn nghĩa vụ đối với con theo quy định của pháp luật. Cha mẹ có nghĩa vụ cùng nhau chăm sóc, nuôi dƣỡng con chƣa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất NLHVDS, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ giáo dục con, giáo dục ở đây đƣợc hiểu tập hợp các biện pháp mà cha mẹ có nghĩa vụ và quyền để thực hiện cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của con về trí tuệ, tài năng, đạo đức, nhân cách sống và hƣớng nghiệp cho con. Chẳng hạn nhƣ cha mẹ tạo điều kiện cho con đƣợc sống trong môi trƣờng gia đình đầm ấm, hòa thuận, cha mẹ chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập, cha mẹ hƣớng dẫn con chọn nghề, cha mẹ có thể nhờ cơ quan hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con, cha mẹ làm tấm gƣơng tốt cho con về mọi mặt để con học tập và noi theo. Việc giáo dục con không chỉ thực hiện trực tiếp là cha mẹ giáo dục con cái mà còn đƣợc thể hiện thông qua cha mẹ chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.
Ngoài việc yêu thƣơng, chăm sóc giáo dục và nuôi dƣỡng con thì cha mẹ cũng là ngƣời có quyền và nghĩa vụ bảo vệ lợi ích hợp pháp của con. Cha mẹ là ngƣời đại diện theo pháp luật của con chƣa thành niên, con đã thành niên mất NLHVDS, trừ trƣờng hợp con có ngƣời khác làm giám hộ hoặc có ngƣời khác đại diện theo pháp luật. Cha mẹ là ngƣời có nghĩa vụ bồi thƣờng những thiệt hại do con chƣa thành niên, con đã thành niên mất NLHVDS gây ra. Trong trƣờng hợp này, tuy từng trƣờng hợp cha mẹ có thể là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Cha mẹ cũng là ngƣời quản lý và định đoạt tài sản riêng của con theo quy định của pháp luật. Pháp luật hiện hành cho phép cha mẹ quản lý tài sản của con dƣới mƣời lăm tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự. Đồng thời, pháp luật cũng cho phép cha mẹ quản lý tài sản của con dƣới
75
mƣời lăm tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên [39].
Ngoài ra, theo quy định thì cha mẹ còn có nghĩa vụ phải cấp dƣỡng cho con khi không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, con chƣa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trƣờng hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhƣng vi phạm nghĩa vụ nuôi dƣỡng con. Điều này thể hiện trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái của mình. Cha mẹ cũng không đƣợc phân biệt các con mà đều phải yêu thƣơng đùm bọc, chăm sóc các con nhƣ nhau, tránh tình trạng “trọng nam khinh nữ”. Việc làm này sẽ giúp các con đƣợc bình đẳng với nhau và cảm nhận đƣợc tình thƣơng yêu của cha mẹ đối với mình.
Theo quy định của BLDS thì cha mẹ còn có quyền đƣợc nhận di sản thừa kế của con khi con chết trƣớc cha mẹ. Ngoài ra, luật còn đƣa ra quyền và nghĩa vụ giữa cha dƣợng, mẹ kế và con riêng nhƣ: khi sống cùng nhau thì vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của ngƣời cha, ngƣời mẹ ruột đối với con. Trong trƣờng hợp có quan hệ nuôi dƣỡng giữa cha dƣợng, mẹ kế và con riêng thì cha dƣợng, mẹ kế còn có quyền đƣợc nhận di sản của con riêng khi con riêng chết trƣớc (Điều 654 BLDS 2015)
2.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ
Ca dao Việt Nam có câu: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước
trong nguồn chảy ra” để răn dạy chúng ta về công lao nuôi thành dƣỡng giục của
cha mẹ là vô cùng lớn lao. Vì vậy, con cái phải có nghĩa vụ hiếu thảo, chăm sóc phụng dƣỡng cho cha mẹ. Bởi đó, pháp luật có quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của con cái với đấng sinh thành tại Điều 70 Luật HN&GĐ 2014. Theo đó, con phải yêu quý, kính trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ. Yêu quý, kính trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ không chỉ là nghĩa vụ và quyền của con mà còn là
76
bổn phận của con đối với cha mẹ. Đây là nghĩa vụ và quyền tự nhiên của con, nghĩa vụ và quyền này là truyền thống tốt đẹp đƣợc lƣu giữ trong mỗi gia đình Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Pháp luật hiện hành nghiêm cấm con có hành vi ngƣợc đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. Nếu ngƣời con thực hiện việc ngƣợc đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ thì theo quan điểm ngƣời Việt thì đây là một trong hai đại tội “nhất bất trung, nhì bất hiếu” sẽ bị xã hội lên án gay gắt. Con có nghĩa vụ nghe lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, gìn giữ truyền thống, danh dự gia đình. Con từ đủ mƣời lăm tuổi đến dƣới mƣời tám tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trong trƣờng hợp con định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ. Điều này cho thấy vai trò của cha mẹ đối với con chƣa thành niên, con phải lắng nghe lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Ở đây phải hiểu lời khuyên bảo của cha mẹ phải đúng đắn, truyền thống gia đình phải phù hợp với các chuẩn mực chung của xã hội.
Con phải có nghĩa vụ và quyền nuôi dƣỡng cha mẹ. Nghĩa vụ phụng dƣỡng cha mẹ đã có từ lâu đời trong truyền thống ngƣời Việt Nam, là sự đền đáp một phần công ơn nuôi dƣỡng của cha mẹ. Khi con từ đủ mƣời lăm tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình, nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Luật lao động cho phép ngƣời từ đủ mƣời lăm tuổi trở lên đƣợc tham gia lao động và ký hợp đồng lao động, khi con tham gia lao động thì có nghĩa vụ đóng góp vào nhu cầu thiết yếu chung của gia đình, có thu nhập đƣợc hiểu là không nhất thiết tham gia lao động mà có thể có thu nhập khác. Ngoài quy định bố dƣợng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng không đƣợc ngƣợc đãi, hành hạ, xúc phạm nhau thì pháp luật hiện hành quy định con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dƣỡng bố dƣợng, mẹ kế cùng sống chung với mình. Quy định này không chỉ ngăn cản hành vi xâm phạm giữa con riêng và bố dƣợng, mẹ kế với nhau mà còn quy định trách nhiệm của con riêng khi sống chung với bố dƣợng, mẹ kế.
77
Cha, mẹ và con là những đối tƣợng có mối quan hệ khăng khít, xét về mặt đạo đức thì con cũng có nghĩa vụ phải cấp dƣỡng cho cha mẹ khi con đã thành niên không sống chung, cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Điều này chính là biểu hiện của sự báo hiếu, kính trọng, trả ơn cho những ngƣời đã nuôi dƣỡng, giáo dục mình để mình có đƣợc nhƣ ngày hôm nay. Tuy nhiên trên thực tế thì có nhiều trƣờng hợp ngƣời con có hiếu vẫn biếu cha mẹ những khoản tiền hàng tháng hoặc có những hành động báo hiếu khác và ngƣợc lại, trên thực tế vẫn có rất nhiều trƣờng hợp con bất hiếu, không những không cấp dƣỡng cho cha mẹ mà còn đánh đập, bắt ba mẹ phải kiếm tiền để mình ăn chơi. Những hành vi này cần phải đƣợc lên án và pháp luật xử lý nghiêm minh.
*Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con dâu, con rể, giữa bố dượng, mẹ kế với con
riêng
Theo quy định tại Điều 80 Luật HN&GĐ 2014: Trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì giữa các bên có các quyền,
nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau. Do đó, con dâu, con rể,
con riêng của vợ hoặc chồng cũng đƣợc xem là con cái trong gia đình. Ngƣời làm cha làm mẹ phải có nghĩa vụ thƣơng yêu, chăm sóc, dạy bảo con dâu, con rể, con riêng của vợ hoặc chồng. Ngƣợc lại, con dâu, con rể, con riêng có nghĩa vụ hiếu thảo, phụng dƣỡng cha mẹ. Hiện nay ở nƣớc ta mô hình gia đình ba thế hệ đang rất phổ biến từ thành thị đến vùng nông thôn. Với mô hình gia đình kiểu này thì một ngƣời con dâu sống chung với bố mẹ, ông bà chồng, thậm chí cả với anh, chị, em, cháu của chồng là điều rất phổ biến hiện nay. Theo quan điểm truyền thống thì con dâu có nghĩa vụ chăm sóc cho gia đình nhà chồng, con dâu không chỉ có chăm lo về mặt kinh tế mà còn cả về mặt tinh thần. Theo truyền thống thì con dâu thay chồng để phụng dƣỡng cha mẹ cho chồng yên tâm công tác, gánh vác những trọng trách khác của xã hội giao phó. Trong xã hội hiện nay cũng ghi nhận nhiều ngƣời
78
con dâu vẫn sống chung với bố mẹ chồng ngay cả khi chồng đã chết để phụng dƣỡng, chăm sóc bố mẹ chồng khi tuổi già sức yếu. Ngƣợc lại, bố mẹ chồng cũng thừa nhận con dâu là con trong nhà, là thành viên trong nhà để bàn bạc và chia sẽ mọi công việc cùng con dâu, thậm chí còn thân tình hơn cả con gái do mình sinh ra, từ câu thành ngữ “con gái là con người ta, con dâu mới thật con bà bà ơi” đã cho thấy điều đó. Nhƣng xét dƣới góc độ pháp lý thì con dâu và cha mẹ chồng không có bất kỳ mối quan hệ nào trong ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dƣỡng. Tƣơng tự nhƣ vậy, một ngƣời con rể cũng có thể sống với bố mẹ, ông bà, anh, chị, em và các cháu của vợ. Con rể khi sống chung với gia đình của vợ cũng có nghĩa vụ nhƣ một ngƣời con và giống nhƣ ngƣời con dâu đƣợc nêu trên. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 13 Luật HN&GĐ 2014, họ là thành viên của gia đình. Quy định này phù hợp với thực tế, với truyền thống đạo đức và phong tục tập quán tốt đẹp của gia đình Việt Nam, có tác dụng củng cố sự gắn bó, đoàn kết, giúp đỡ lần nhau giữa các thành viên trong gia đình, vun đắp hạnh phúc bền vững.
Một gia đình hạnh phúc là một gia đình tràn ngập tiếng cƣời của cha mẹ và con cái. Do đó, để duy trì mái ấm gia đình cần có sự tôn trọng, yêu thƣơng, quan tâm chăm sóc lẫn nhau giữa cha mẹ - con cái cũng nhƣ các thành viên khác trong gia đình.