Quan hệ giữa ông bà và cháu

Một phần của tài liệu Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 84 - 87)

Trong gia đình Việt Nam hiện nay hình thức mô hình gia đình ba thế hệ gồm ông bà, cha mẹ và con đang là mô hình rất phổ biến. Từ “ông bà nội, ông bà ngoại” và “cháu nội, cháu ngoại” đã giới hạn rất nhiều so với từ ông, bà và cháu đƣợc hiểu trong thực tế và cách xƣng hô của ngƣời Việt Nam. Ông bà nội là ngƣời sinh ra cha của ngƣời cháu, ông bà ngoại là ngƣời sinh ra mẹ của ngƣời cháu. Ngƣợc lại thì cháu nội là con đẻ của con trai ông bà; cháu ngoại là con đẻ của con gái ông bà. Nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu nội, cháu ngoại đƣợc thừa nhận ngay cả trong trƣờng hợp ông bà không sống chung với cháu. Thực tế trong gia đình có ba thế hệ thì ông bà nội chiếm đa số, trong phong tục thờ cúng của ngƣời Việt Nam và quan điểm của dân gian “hết nội đến ngoại” cũng đã nói lên điều này. Điều luật không phân biệt nghĩa vụ và quyền của ông bà

82

nội hay ông bà ngoại, quy định nhƣ vậy là hoàn toàn hợp lý để tránh trƣờng hợp làm trỗi dậy quan điểm phong kiến lạc hậu. Quan hệ giữa ông bà và cháu không chỉ dừng lại ở sự kiện sinh đẻ và sự kiện nuôi con nuôi mà thực tiễn còn có quan hệ giữa ông bà và cháu do hôn nhân đƣa lại nhƣ ông bà với cháu dâu, ông bà với cháu rể. Cháu dâu là ngƣời vợ của cháu trai, cháu rể là ngƣời chồng của cháu gái. Khi cháu trai, cháu gái kết hôn mà không ra ở riêng thì ngƣời cháu dâu, cháu rể sẽ cùng sống chung trong gia đình với ông bà, những ngƣời này cũng là thành viên gia đình và có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Trong thực tiễn hiện nay cháu dâu cùng sống chung với ông bà nội rất phổ biến, không chỉ ở vùng nông thôn mà còn cả ở vùng thành thị. Điều này là do ảnh hƣởng phong tục tập quán của ngƣời Việt Nam luôn muốn cha mẹ ở cùng để phụng dƣỡng khi tuổi già nên các cháu sống cùng ông bà.

Cũng giống nhƣ nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền đối với cháu. Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gƣơng tốt cho con cháu (Khoản 1 Điều 104 Luật HN&GĐ 2014). Đối với các cháu chƣa thành niên hoặc các cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có ngƣời nuôi dƣỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dƣỡng cháu. Nghĩa vụ và quyền này của ông bà nội, ông bà ngoại chỉ đặt ra khi cháu không có ngƣời nuôi dƣỡng, trong trƣờng hợp cháu có ngƣời nuôi dƣỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại không phải thực hiện nghĩa vụ và quyền này. Cũng giống nhƣ nghĩa vụ và quyền của con đối với cha mẹ thì các cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dƣỡng ông bà nội, ông bà ngoại (Khoản 2 Điều 104 Luật HN&GĐ 2014).

Ngoài quyền và nghĩa vụ đƣợc quy định nhƣ trên thì ông bà và cháu còn có quyền và nghĩa vụ giám hộ nhau theo quy định của pháp luật: Trong trƣờng hợp

83

không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là ngƣời giám hộ. Theo quy định này thì ông bà nội, ông bà ngoại là ngƣời có quyền giám hộ cho cháu khi cháu cần đƣợc giám hộ. Khi làm ngƣời giám hộ cho cháu, ông bà nội, ông bà ngoại có đầy đủ các nghĩa vụ và quyền của ngƣời giám hộ theo quy định của pháp luật về giám hộ. Ngƣợc lại, cháu cũng có thể trở thành ngƣời giám hộ cho ông bà nội, ông bà ngoại khi ông bà không có con phụng dƣỡng. Quy định việc giám hộ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu là hoàn toàn phù hợp với đạo lý, truyền thống của gia đình Việt Nam. Theo quy định về thừa kế, nếu cháu (ruột) chết thì ông bà nội, ông bà ngoại ở hàng thừa kế thứ hai của cháu và ngƣợc lại (điểm b khoản 1 Điều 651 BLDS 2015).

Không những thế, quan hệ giữa ông bà và cháu trong thực tiễn còn đƣợc mở rộng đến những ngƣời cùng họ. Chẳng hạn anh, chị, em ruột của ông bà nội, ông bà ngoại đều đƣợc các cháu gọi là ông bà. Cả anh chị em họ của ông bà nội, ông bà ngoại đều đƣợc các cháu gọi là ông bà. Trong trƣờng hợp những ngƣời này cùng sống chung với nhau thì họ đều đƣợc thừa nhận là thành viên gia đình của nhau, do đó những ngƣời này cũng có quyền và nghĩa vụ đối chăm sóc quan tâm tới nhau. Thực tiễn còn cho thấy nhiều ngƣời khi tuổi già không có nơi nƣơng tựa đã đến sống cùng cháu trong họ hàng để nƣơng tựa, cũng có trƣờng hợp cháu trong họ đến sống cùng để phụng dƣỡng ông bà. Đây cũng là tinh thần hiếu thảo của các cháu đối với ông bà đã có truyền thống từ lâu đời.

Trong trƣờng hợp gia đình có bốn thế hệ thì Cụ cùng sống chung trong gia đình với chắt. Cụ là ngƣời sinh ra ông bà, ông bà là ngƣời sinh ra cha mẹ, cha mẹ là ngƣời sinh ra cháu. Nhƣ vậy, giữa cụ và cháu nhƣ trên đƣợc gọi là cụ và chắt, giữa cụ và chắt còn có hai thế hệ giữa là ông bà và cha mẹ. Ngày nay, do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tuổi thọ

84

của con ngƣời, thêm vào đó đời sống con ngƣời ngày càng đƣợc cải thiện về mọi mặt từ vật chất đến tinh thần. Từ đó làm tuổi thọ của ngƣời Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang càng ngày càng cao. Trong gia đình hiện nay đang còn nhiều gia đình có bốn thế hệ cùng sống chung theo mô hình bốn thế hệ, theo cách gọi của dân gian là “tứ đại đồng đƣờng”, những gia đình nhiều thế hệ hơn nữa “ngũ đại đồng đƣờng” hiện nay không nhiều. Khi cụ và chắt cùng sống chung trong gia đình thì cụ và chắt là thành viên gia đình. Nếu cụ và chắt không cùng sống chung trong gia đình với nhau thì không đƣợc xem là thành viên gia đình của nhau.

Ông bà là những thành viên không thể thiếu trong một gia đình, ông bà đƣợc ví nhƣ “cây cao bóng cả” luôn là tấm gƣơng mẫu mực về nhân cách, đạo đức cho con cháu noi theo. Ngày nay, dù cuộc sống bộn bề tất bật nhƣng vẫn còn có những gia đình giữ đƣợc truyền thống “tứ đại đồng đường” hoặc “tam đại đồng đường”,

ba , bốn thế hệ cùng chung sống hòa thuận với nhau. Trong những gia đình nhƣ vậy, luôn tồn tại tình yêu thƣơng gắn bó sâu sắc giữa các thành viên trong gia đình, ông bà bố mẹ và con cháu có nghĩa vụ quan tâm chăm sóc nuôi nấng và phụng dƣỡng nhau.

Một phần của tài liệu Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 84 - 87)