Ngƣời Việt Nam có câu: “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì” nhằm thể hiện sự gắn kết, yêu thƣơng đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Có thể nói khi xác định cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu ruột thì pháp luật dựa trên phƣơng pháp suy đoán. Những ngƣời này là anh, chị, em ruột của cha, mẹ đứa trẻ đƣợc sinh ra. Việc quy định về quyên và nghĩa vụ nhƣ vậy nhằm thể hiện sự gắn bó tình thân, tinh thần trách nhiệm giữa những ngƣời có cùng huyết thống.
Nghĩa vụ nuôi dƣỡng, theo Điều 106 Luật HN&GĐ 2016: “Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có
85
quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con và những người được quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật này hoặc còn nhưng những người này không có điều kiện để thực hiện
nghĩa vụ nuôi dưỡng”.
Trƣờng hợp cô, dì, chú, bác, cậu ruột sống cùng với cháu. Đây là những ngƣời có quan hệ huyết thống gần gũi với cháu. Pháp luật hiện hành gọi đây là những ngƣời có họ trong phạm vi ba đời. Trong thực tiễn, khi cháu sống cùng cô, dì, chú, bác, cậu ruột thì những ngƣời này thực hiện nghĩa vụ và quyền chăm sóc đối với cháu một cách tự nguyện ngay cả khi pháp luật không quy định. Thậm chí cô dì chú bác còn thực hiện nghĩa vụ và quyền chăm sóc, giáo dục, nuôi dƣỡng ngay cả khi cô, dì, chú, bác, cậu không cùng sống chung với cháu [4; tr.227 - 235]. Đây là nghĩa vụ pháp lý ràng buộc trách nhiệm nuôi dƣỡng cháu của cô, dì, chú, bác, cậu ruột. Trong trƣờng hợp cô dì chú bác ruột sống chung với cháu, ngoài việc cấp dƣỡng thì cô dì chú bác ruột còn có nghĩa vụ yêu thƣơng chăm sóc, dạy bảo cháu của mình thay cho bố mẹ của cháu. Điều này đảm bảo cho cháu luôn đƣợc những ngƣời họ hàng yêu thƣơng, chăm sóc nhất là khi những đƣa trẻ này thiếu đi tình thƣơng của cha mẹ, ông bà, anh chị.
Theo quy định tại Điều 114 Luật HN&GĐ 2014 và nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột: “Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này”.
Quyền và nghĩa vụ về cấp dƣỡng nhau của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột chỉ xuất hiện khi những ngƣời này không còn cha, mẹ, con hoặc không có khả năng lao động để tạo ra thu nhập nuôi sống chính bản thân mình, những ngƣời này không có ngƣời chăm sóc, chu cấp về mặt kinh tế. Quy định này phù hợp với đạo đức xã hội, giữa những ngƣời có quan hệ thân thích trong gia đình, bảo đảm quyền
86
lợi của trẻ khi chƣa thể tự mình tạo ra thu nhập và bố mẹ không có đủ điều kiện kinh tế để nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ.
Ngoài ra, cô, dì, chú, bác, cậu ruột còn là ngƣời giám hộ cháu khi không còn cha mẹ, anh chị em ruột, ông bà nội, ông bà ngoại theo quy định tại điều 51 BLDS 2015. Và còn một quyền không thể thiếu giữa họ đó chính là quyền thừa kế tài sản của nhau. Điểm c Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015: “Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.
Những quy định này thể hiện sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, đồng thời xác định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các thành viên với nhau.
Những quy định về các thành viên trong gia đình: vợ - chồng, cha,mẹ - con, ông bà - cháu, anh - chị - em, … nhằm củng cố mối liên hệ giữa các thành viên, tạo sự gắn kết chặt chẽ thân thiết. Việc quy định nghĩa vụ của các thành viên nhằm xác định trách nhiệm chăm sóc nuôi dƣỡng quan tâm chăm sóc lẫn nhau không chỉ bằng đạo đức mà còn về mặt pháp lý, góp phần xây dựng gia đình vững mạnh, hạnh phúc bền lâu.
Từ bao đời nay, tổ ấm gia đình và sợi dây truyền thống gia đình luôn là huyết mạch thiêng liêng, gắn kết sâu lắng mối quan hệ của mỗi thành viên. Từ sâu trong tâm thẳm của chúng ta, cái nôi gia đình luôn lƣu giữ hình ảnh của tổ tiên, gia tộc, ông bà, cha mẹ lẫn ngƣời thân. Các thành viên trong gia đình luôn chung sống hòa thuận, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau bằng tình thƣơng yêu chan chứa. Gia đình là bến đỗ bình yên, thƣ giãn để sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc, chúng ta đƣợc chia sẻ, vỗ về và nếu có âu lo, buồn phiền thì đƣợc gột rửa, xoa dịu… Hai tiếng gia đình tuy giản đơn nhƣng chứa đựng biết bao hạnh phúc, yêu thƣơng, là trách nhiệm nghĩa vụ của các thành viên đối với nhau dƣới một mái nhà. Hai tiếng gia đình sẽ
87
và mãi mãi là tài sản vô giá đối với những ai đã trải nghiệm nắm giữ đƣợc nó hoặc đã để nó vuột khỏi tầm tay.
Gia đình là tổ ấm yêu thƣơng, nơi mỗi con ngƣời sinh ra và trƣởng thành. Gia đình là hai tiếng thiêng liêng mà mỗi chúng ta đi đâu cũng nhớ về. Nơi đó, ta có bàn tay vỗ về của mẹ, có bờ vai vững chãi bình yên của cha, có nụ cƣời hiền hậu ấm áp của ông bà, có tình vợ chồng yêu thƣơng gắn bó,... Gia đình, nơi con tàu ƣớc mơ ra đi và là điểm cuối cùng con tàu cập bến trở về. Mái ấm tuy nhỏ bé nhƣng luôn sẵn sàng đón những ngƣời con trở về lúc thất bại, khi thành công, khó khăn hay hạnh phúc. Nơi đây ta hình thành nhân cách, vun đắp ƣớc mơ và thực hiện bổn phận làm con, làm chồng, làm vợ, làm mẹ, cha,... Gia đình là tế bào của xã hội, trƣớc khi là công dân của xã hội, mỗi chúng ta thực hiện bổn phận trong gia đình. Ngôi nhà là nơi che mƣa che nắng thì gia đình che chở, vỗ về tinh thần, là điểm tựa bình yên theo mỗi chúng ta đi suốt cuộc đời.
88
CHƢƠNG 3
THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIA ĐÌNH, MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH