Luật HN&GĐ 2014 đã có rất nhiều tiến bộ, theo sát với thực tiễn cuộc sống, thể hiện sự bình đẳng giới trong mối quan hệ giữa vợ và chồng, tuy nhiên, nhƣ phân tích ở trên, vẫn còn một số vấn đề về đại diện cho nhau giữa vợ và chồng trong các giao dịch dân sự và kinh doanh chƣa đƣợc Luật này quy định chi tiết và triệt để, chƣa tạo thành hành lang pháp lý vững chắc đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn của xã hội. Tác giả xin đề xuất một số giải pháp để tiến tới hoàn thiện pháp luật về HN&GĐ trong thời gian tới, đặc biệt là các văn bản dƣới luật:
Thứ nhất, về vấn đề đại diện giữa vợ và chồng, Luật xác định lấy đại diện ủy
quyền làm cơ sở, điều này phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới, bảo vệ lợi ích chung và lợi ích của ngƣời thứ ba. Tuy nhiên, ở Điều 24 nhƣ phân tích ở trên thì với trƣờng hợp một trong hai ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời kia có đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ thì mặc nhiên đƣợc đại diện theo pháp luật là không hợp lý. Vấn đề này có thể dẫn đến nhiều mâu thuẫn về lợi ích của hai bên vợ, chồng. Tác giả cho rằng, luật cần có quy định về việc ủy quyền hoặc cử đại diện để
98
tránh xung đột lợi ích giữa vợ và chồng, cần tăng thêm vai trò và sự tham gia của những ngƣời thân thích của vợ, chồng (ngƣời mất năng lực hành vi dân sự) nhằm đảm bảo hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đó.
Thứ hai, pháp luật cần có quy định cụ thể hơn nữa về quyền, nghĩa vụ cũng
nhƣ trách nhiệm của ngƣời giám sát việc giám hộ trong việc bảo vệ quyền lợi của ngƣời đƣợc giám hộ khi lợi ích chính đáng, hợp pháp của họ bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại. Đặc biệt là trong vấn đề về quản lý tài sản chung, tài sản riêng của ngƣời đƣợc giám hộ khi ngƣời giám hộ có những hành vi tẩu tán tài sản. Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) có nêu ra hai vấn đề: “Trƣờng hợp cử ngƣời giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ thì ngƣời đƣợc cử làm ngƣời giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã” (khoản 4 Điều 50 - Dự thảo lần 4); và “Các giao dịch dân sự giữa ngƣời giám hộ và ngƣời đƣợc giám hộ có liên quan đến tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ đều vô hiệu, trừ trƣờng hợp giao dịch đƣợc thực hiện vì lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ và có sự đồng ý của ngƣời giám sát việc giám hộ”. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, quy định nhƣ dự thảo cũng chƣa giải quyết triệt để vấn đề giám hộ đƣơng nhiên giữa vợ và chồng, nghĩa vụ của ngƣời giám sát việc giám hộ đến đâu cũng chƣa đƣợc pháp luật ghi nhận. Và đây cũng là vấn đề mà pháp luật cần hoàn thiện trong thời gian tới.
Thứ ba, Luật HN&GĐ 2014 cũng chƣa có quy định cụ thể về trƣờng hợp vợ,
chồng đại diện cho nhau trong việc thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng. Nếu nhƣ bên có tài sản riêng đột nhiên bị mất năng lực hành vi dân sự thì pháp luật quy định bên còn lại có quyền quản lý tài sản đó, nhƣng việc quản lý đó có đƣơng nhiên đƣợc tiếp tục thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản riêng nữa không thì pháp luật chƣa quy định rõ nên chƣa có cơ chế để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan.
99
Thứ tư, theo khoản 1 Điều 25 Luật HN&GĐ 2014 thì trong trƣờng hợp vợ,
chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là ngƣời đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trƣờng hợp trƣớc khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác. Tuy nhiên Luật không quy định rõ thỏa thuận của vợ chồng trong trƣờng hợp này đƣợc lập dƣới hình thức nào, thỏa thuận miệng hay thỏa thuận bằng văn bản, nên có công chứng hay không. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc đại diện của vợ, chồng trong kinh doanh. Luật mới chỉ quy định về việc vợ, chồng đƣa tài sản chung vào kinh doanh thì cần có sự thỏa thuận lập thành văn bản (Điều 36). Tác giả đề xuất trong thời gian tới, pháp luật nên quy định các vấn đề về thỏa thuận đại diện giữa vợ, chồng trong kinh doanh nên đƣợc lập thành văn bản nhằm tránh các mâu thuẫn phát sinh, tạo thuận lợi trong giải quyết các hậu quả pháp lý.
Thứ năm, giao dịch với ngƣời thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân
hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng cần có sự hƣớng dẫn cụ thể về các trƣờng hợp nhƣ đã phân tích ở trên. Theo quan điểm của nhóm, quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 đã bảo đảm đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba ngay tình, tuy nhiên lại chƣa bảo vệ đƣợc lợi ích của một bên vợ hoặc chồng. Do đó, pháp luật cần có những hƣớng dẫn cụ thể về tài sản tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình để từ đó có những giới hạn nhất định cho các bên tham gia giao dịch.
Nhƣ vậy, kế thừa Luật HN&GĐ năm 2000, Bộ luật Dân sự năm 2005, và với những sửa đổi, bổ sung quan trọng, Luật HN&GĐ năm 2014 đã có bƣớc hoàn thiện mạnh mẽ, tạo khung khổ pháp lý quan trọng cho thực thi vấn đề về HN&GĐ nói chung, về đại diện giữa vợ và chồng trong các giao dịch dân sự và kinh doanh nói riêng. Tuy còn một số tồn tại nhất định, tuy nhiên với việc xác định cụ thể các
100
trƣờng hợp đại diện, điều kiện đại diện, hình thức đại diện, phạm vi đại diện, chấm dứt đại diện, quyền và nghĩa vụ của các bên khi đại diện, pháp luật đã tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia giao dịch dân sự và kinh doanh tự do xác lập và thể hiện ý chí của mình. Mặt khác, pháp luật đã tạo ra cơ chế rõ ràng, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên ngay tình trong khi tham gia các giao dịch dân sự liên quan.