Quan hệ tài sản giữa vợ chồng

Một phần của tài liệu Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 50 - 62)

2.1.2.1. Chế độ tài sản theo pháp luật

Chế độ tài sản pháp định là chế độ tài sản mà ở đó pháp luật đã dự liệu từ trƣớc về căn cứ, nguồn gốc thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với từng loại tài sản đó; các trƣờng hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng; phƣơng thức thanh toán liên quan đến các khoản nợ chung hay riêng của vợ chồng. Chế độ tài sản này đƣợc tất cả các nƣớc dự liệu trong hệ thống pháp luật của mình, nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ chồng. Chế độ tài sản pháp định gồm tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của vợ hoặc chồng.

* Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng

Thời kì hôn nhân đầu từ khi kết hôn tức là ngày Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng thị trấn- nơi thƣờng trú của vợ hoặc chồng vào Sổ đăng kí kết hôn và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai vợ chồng và chấm dứt khi một bên vợ chồng chết,

48

hoặc vợ chồng ly hôn (từ khi phán quyết ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật). Nhƣ vậy mọi tài sản trong gia đình có đƣợc trong thời kì hôn nhân đều đƣợc coi là tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà không phụ thuộc vào khả năng trực tiếp tạo ra tài sản hay công sức đóng góp của mỗi bên . Việc xác định khối tài sản chung của vợ, chồng căn cứ vào sự tồn tại của quan hệ hôn nhân – quan hệ vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng đƣợc quy định tại Điều 33, Luật HN&GĐ năm 2014

Thứ nhất, tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân. “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát

sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân” Khoản 1

Điều 33 Luật HN&GĐ 2014. Tài sản chung của vợ chồng có thể do công sức của cả hai vợ chồng tạo ra hoặc chỉ do vợ ( chồng) tạo ra trong thời kì hôn nhân, bằng cách trực tiếp (lao động sản xuất, tiền lƣơng…) hoặc gián tiếp thông qua các giao dịch dân sự ( buôn bán, đầu tƣ tìm kiếm lợi nhuận..). Trong cuộc sống gia đình, vì sức khỏe, vì hoàn cảnh và khả năng lao động mà tài sản chỉ do một ngƣời tạo ra thì vẫn coi nhƣ vợ chồng cùng đóng góp công sức vào việc tạo lập khối tài sản chung. Trong lao động của ngƣời chồng đã bao hàm cả lao động của ngƣời vợ và ngƣợc lại, bởi vì nếu nhƣ không có vợ hoặc chồng chăm lo cho gia đình, bảo quản tài sản, chăm sóc con cái tạo điều kiện cho ngƣời kia lao động tạo thu nhập thì khó có thể tạo ra đƣợc khối tài sản chung một cách trọn vẹn. Đó chính là đặc trƣng mang tính chất cộng đồng của cuộc sống vợ chồng. Ngoài ra, Căn cứ quy định tại Điều 9, Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ 2014, bao gồm: Khoản tiền thƣởng, tiền trúng thƣởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trƣờng hợp; Khoản trợ cấp, ƣu đãi mà vợ, chồng đƣợc nhận theo quy định của pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền

49

với nhân thân của vợ, chồng. Tài sản mà vợ, chồng đƣợc xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dƣới nƣớc. Tất cả các tài sản đó đƣợc xem là tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Thứ hai, hai vợ chồng sống chung với nhau dƣới một mái ấm gia đình thì những tài sản đƣợc hƣởng từ thừa kế chung hoặc tặng cho chung đều là tài sản chung của vợ và chồng. Đơn cử nhƣ vợ chồng sống chung cùng với bố mẹ, sau khi bố mẹ mất để lại quyền thừa kế tài sản cho vợ chồng thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.

Thứ ba, tài sản mà hai vợ chồng thỏa thuận. Tài sản mà vợ, chồng có đƣợc từ trƣớc khi đăng ký kết hôn nhƣng vợ, chồng đồng ý đƣa tài sản đó vào tài sản chung của vợ chồng. Chẳng hạn nhƣ trƣớc khi kết hôn ngƣời chồng có mua một mảnh đất đứng tên riêng ngƣời chồng, sau khi kết hôn ngƣời chồng tiến hành làm sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng. Việc đồng ý làm sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng đồng nghĩa với việc ngƣời chồng đã chấp nhận gộp tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Thứ tƣ, Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có đƣợc sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng “Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Quyền

sử dụng đất là tài sản đặc biệt và có giá trị lớn” (Khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ

2014). Điều này đƣợc hiểu là quyền sử dụng đất đƣợc hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì đều là tài sản chung và cả vợ và chồng sẽ là ngƣời đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó, điều này đồng nghĩa với việc khi thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất này thì phải đƣợc sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Trên thực tế ngƣời chồng thƣờng nắm giữ tài sản trong gia đình và

50

thƣờng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, cũng xuất phát từ quyền có tài sản riêng của vợ chồng, luật pháp cũng quy định trong trƣờng hợp này, quyền sử dụng đất tuy đƣợc hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhƣnng vẫn thuộc tài sản riêng của vợ chồng. Trƣờng hợp đó vợ, chồng đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho rieng hoặc có đƣợc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Bởi trong thực tế có nhiều trƣờng hợp bố mẹ của vợ hoặc chồng muốn cho con ruột của mình mà không muốn cho con dâu/con rể đƣợc hƣởng tài sản của mình hay ngƣợc lại... Có thể thấy rằng đây cũng là một việc hoàn toàn phù hợp với đạo đức xã hội, pháp luật, đảm bảo quyền tự do định đoạt tài sản của chủ sở hữu, ý chí, mong muốn chủ quan của ngƣời cho tặng tài sản, ngƣời để lại di chúc nên việc quy định nhƣ vậy là hợp lý và hợp tình. Điều này cũng là nhằm tôn trọng công sức đóng góp của nhau trong quá trình xây dựng kinh tế gia đình.Vì vậy, việc quy định quyền sử dụng đất đai có đƣợc sau khi kêt hôn cũng là tài sản chung của vợ chồng có ý nghĩa bảo đảm sự bình đẳng giữa vợ và chồng.

Có thể thấy mọi tài sản đƣợc hình thành trong thời kỳ hôn nhân nếu các bên không có thỏa thuận nào khác thì đều đƣợc coi là tài sản chung của vợ chồng cho dù tài sản đó là do ai tạo ra. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Nghĩa là vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hƣởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung. Hai vợ chồng dù có ngƣời tạo ra thu nhập, ngƣời không tạo ra thu nhập thì đều bình đẳng trong việc sử dụng tài sản chung. Quy định này là để đảm bảo cho việc hai vợ chồng luôn tôn trọng nhau, tránh sự phân biệt giữa ngƣời làm ra thu nhập và ngƣời ở nhà, không làm có thu nhập, bảo vệ ngƣời vợ ở nhà chăm sóc gia đình, không tạo ra thu nhập, và để chống lại quan điểm ngƣời làm ra tiền có quyền tiêu nhiều tiền còn ngƣời làm ra ít tiền hoặc không làm ra tiền thì có ít hoặc không có quyền tiêu nhiều,tạo ra sự công bằng giữa vợ chồng [4; tr.145-162]

51

*Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng với tài sản chung

Để cụ thể hóa về thực hiện nội dung quyền sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất nhƣ trên, luật HN&GĐ 2014 quy định việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng nếu đối tƣợng của giao dịch là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Vợ chồng phải cùng chịu trách nhiệm với giao dịch mà vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập. Trƣờng hợp vợ, chồng có thỏa thuận về việc một bên đƣa tài sản chung vào kinh doanh thì ngƣời này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó, thỏa thuận này phải bằng văn bản.

Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, nhƣng Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định rất cụ thể về vấn đề này. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ 2014 quy đinh: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có

thu nhập”. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu

của gia đình. Vợ chồng dùng tài sản chung để xây dựng nhà cửa, mua sắm trang thiết bị cũng nhƣ chăm lo săn sóc cho con cái; Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập. Nghĩa là vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc thế chấp hay cầm cố tài sản chung vì mục đích xây dƣng gia đình hoặc mục đích khác không trái với pháp luật. Ngoài ra, vợ chồng còn có nghĩa vụ khác đối với tài sản chung,cụ thể: nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản hoặc để tọa ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

52

nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của BLDS thì cha mẹ phải bồi thƣờng; nghĩa vụ khác theo quy định của các luật khác có liên quan. Quy định này ghi nhận việc tạo lập và sự đóng góp công sức của mỗi bên trong các hoạt động làm nên khối tài sản chung của vợ chồng [36;tr.43-51]. Quy định này vừa để cho vợ chồng đều có trách nhiệm chăm lo sản xuất,tạo thu nhập phát triển đời sống gia đình và đề cao mối quan hệ tình cảm gắn bó giữa vợ và chống.

Việc quy định về tài sản chung và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung gắn với mục đích xây dựng gia đình, nhằm tôn trọng công sức đóng góp của nhau trong quá trình phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó còn góp phần ngăn chặn hiện tƣợng hôn nhân nhằm vào lợi ích kinh tế mà không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và có ý nghĩa quan trọng trong việc định đoạt tài sản. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản đƣợc pháp luật ta đặc biệt chú trọng, tạo điều kiện, căn cứ để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là ngƣời phụ nữ, giúp cho hạnh phúc gia đình đƣợc duy trì.

*Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại nhu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hiện nay rất phổ biến, tạo điều kiện thuận lợi để hai bên có cơ hội phát triển và độc lập về tài sản. Pháp luật điều chỉnh hành vi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm hỗ trợ các cặp vợ chồng đƣợc chủ động hơn trong khối tài sản của mình. Theo đó, theo quy định tại Điều 38 Luật HN&GĐ 2014 trong thời kỳ hôn nhân việc chia tài sản chung của vợ chồng đƣợc xác định nhƣ sau:

Vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trƣờng hợp ảnh hƣởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chƣa thành niên, con đã thành niên mất NLHVDS hoặc không có khả

53

năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ nhƣ nghĩa vụ nuôi dƣỡng, cấp dƣỡng, bồi thƣờng thiệt hại [13; tr.105-157]. Nếu vợ chồng không thỏa thuận đƣợc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này đƣợc công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trƣờng hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật. Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng đƣợc thực hiện theo thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Trong trƣờng hợp xuất phát từ việc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của cá nhân, nếu một trong hai vợ chồng muốn đầu tƣ kinh doanh riêng thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng, tạo điều kiện cho vợ chồng có tài sản riêng làm vốn đầu tƣ. Mặt khác, quy đinh này còn nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình, đảm bảo cuộc sống ổn định của các thành viên trong gia đình, tránh những ảnh hƣởng tiêu cực do hoạt động đầu tƣ kinh doanh gây ra. Trong cơ chế kinh tế mở nhƣ hiện nay, quy định này có ý nghĩa hết sức quan trọng vừa cho phép chủ thể tự chủ, tự quyết trong làm ăn vừa ổn định đời sống gia đình. Trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng mà không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ đẻ thực hiện nghĩa vụ đó thì việc chia tài sản chung giúp cho cá nhân ngƣời đó thực hiện đƣợc nghĩa vụ của mình. Quy định của pháp luật về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thể hiện sự tôn trọng quyền tự do định đoạt, tự do thỏa thuận tài sản của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân. Theo đó, các bên có quyền tự định đoạt đối với khối tài sản của mình trong trƣờng hợp không muốn bị ràng buộc bởi quan hệ hôn nhân.

54

Quyền có tài sản riêng là một trong những quyền con ngƣời, không ai, nhà nƣớc nào có thể làm mất đi quyền đó. Đối với vợ chồng, dù họ có mối quan hệ rất thân thiết nhƣng họ vẫn có quyền có tài sản riêng, không phụ thuộc vào chồng, hay bất kỳ ai khác.

Luật HN&GĐ 2014 kế thừa và cụ thể hóa Điều 16 của HN&GĐ năm 1986; Điều 32, 33 Luật HN&GĐ 2000, quy định cụ thể về xác lập tài sản riêng của vợ chồng, bao gồm: Tài sản mà vợ chồng có từ trƣớc kết hôn, tài sản đƣợc tặng cho riêng, đƣợc thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng đƣợc chuyển đổi, chuyển nhƣợng từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản mà vợ chồng đƣợc chia từ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ chồng. Tài sản đƣợc hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ chồng, trừ trƣờng hợp vợ chồng có thỏa thuận khác (khoản 1 Điều 40). Một số nội dung này đã đƣợc hƣớng dẫn và nêu chi tiết trong Nghị định 126/2014/NĐ-CP: Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng

Một phần của tài liệu Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)