TỈ SỐ LỢI NHUẬN
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó lợi nhuận càng cao càng khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường. Nhưng nếu chỉ thông qua chỉ số lợi nhuận mà chúng ta thu được trong các kỳ với nhau cao hay thấp để đánh gía chất lượng hoạt động sản xuất
kinh doanh tốt hay xấu thì có thể dẫn đến kết quả sai lầm, bởi lẽ số lợi nhuận thu được mà không tương xứng với chi phí bỏ ra, với khối lượng tài sản đã sử dụng thì nếu vội đánh giá dễ bị sai lệch, vì điều đó chưa hẳn đã đúng.
Do vậy để đánh giá chính xác hơn vấn đề này qua bảng 4.9, tôi phân tích thêm chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
ROS (%) = (lợi nhuận sau thuế / doanh thu thuần) x 100% ROA (%) = (lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản) x 100% ROE (%) = (lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu) x 100%
66
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần năm 2010 cao nhất là 1,28%, sang năm 2011; 2012 giảm xuống còn 0,74%; 0,62%. Điều này có nghĩa là trong ba năm 2009, 2010, 2011 thì cứ 100 đồng doanh thu thuần đạt được thì năm 2010 có 1.28 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2011 thu được 0.74 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2012 thì thu được 0.62 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy qua tỷ số này ta có thể nhận xét được rằng năm 2010 là năm Công ty hoạt động tốt nhất tiếp đó đến năm 2011 và năm 2010. Tuy nhiên Công ty cần phải nổ lực hơn nữa để nâng cao chỉ số này, vì hiện tại chỉ số của Công ty còn thấp.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản phản ánh mức sinh lời của tài sản được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua kết quả của ba năm 2010, 2011, 2012 thì năm 2010 chỉ số này cao nhất là 1,73%, đến năm 2011; 2012 giảm lần lược là 1,60%; 1,38%. Kết hợp kết quả này với thực tế thì ta thấy rằng năm 2010 Công ty ít đầu tư vào tài sản mà tập trung vào hoạt động bán hàng nên tỷ số này cao nhất, đến năm 2011 và 2012 thì Công ty bắt đầu chiến lược phát triển sản phẩm nên đầu tư nhiều vào máy móc thiết bị, nhà máy để sản xuất sản phẩm chất lượng hơn, do đó doanh thu chưa thể thu lại được
Bảng 4.9: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu thuần 118.786.674 237.855.764 226.525.502
Giá vốn hàng bán 106.739.554 215.414.928 202.463.664
Lãi gộp 12.047.121 22.440.836 24.061.838
Chi phí lãi vay 1.577.298 8.220.826 10.057.300
Chi phí hàng bán 5.307.784 6.404.757 6.745.852
Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.263.926 5.609.260 5.503.812
Lợi nhuận trước thuế 1.898.113 2.205.993 1.754.874
Thuế thu nhập doanh nghiệp (20%) 379.623 441.199 350.975
Lợi nhuận sau thuế 1.518.490 1.764.795 1.403.899
Tổng tài sản 88.006.082 110.441.103 101.679.400
Vốn chủ sở hữu 15.964.645 16.513.605 15.992.973
ROS (%) 1,28% 0,74% 0,62%
ROA (%) 1,73% 1,60% 1,38%
ROE (%) 9,51% 10,69% 8,78%
67
trong thời gian ngắn đã làm tỷ suất này giảm xuống mức thấp. Tỷ số này có ý nghĩa là cứ 100 đồng tài sản đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được (1.73; 1.60; 1.38) đồng lợi nhuận sau thuế năm 2010; 2011; 2012. Tuy nhiên chỉ số này là tương đối thấp, Công ty cần phải có chính sách mới để sử dụng tài sản của mình có hiệu quả hơn.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nói lên khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu khi đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì thu được 9,51 đồng lợi nhuận lợi nhuận sau thuế năm 2010; 10,69 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2011 và 8,78 đông lợi nhuận sau thuế năm 2012. Cũng giống như hai tỷ suất kia, tỷ suất này cũng phản ánh tình hình kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả nhất là năm 2011 rồi sụt giảm trong năm 2012.
Tóm lại qua phân tích lợi nhuận của Công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính kết hợp với chiến lược phát triển và những khó khăn của ngành thủy sản trong giai đoạn (2011-2013), ta thấy được rằng năm 2010 và 2011 Công ty có được sức sinh lợi cao nhất hay hoạt động hiệu quả nhất so với năm 2012.
68
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHUẾCH ĐẠI TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN LỢI NHUẬN VÀ HẠN CHẾ RỦI RO
Với chỉ số DOL cao (năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2013), để sử dụng đòn bẩy kinh doanh thật sự có hiệu quả thì trong cơ cấu định phí nên đầu tư dây chuyền sản xuất thay cho lao động tay chân sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, khi dây chuyền này hoạt động hết công suất sẽ tạo ra sản lượng lớn sản phẩm mà không tốn thêm chi phí như khi sử dụng lao động chân tay (tăng lương do phải tăng thêm sản lượng sản xuất). Bên cạnh đó Công ty cần có chiến lược tăng cường tiêu thụ sản phẩm để đạt lợi nhuận mong đợi.
Năm 2011, Công ty nên điều chỉnh lại cấu trúc chi phí cho hợp lý hơn để phát huy hiệu quả của đòn bẩy hoạt động một cách tốt nhất. Theo kế hoạch đã đề ra thì năm 2011 Công ty sẽ bắt đầu gia tăng sản lượng và qui mô sản xuất bằng cách đầu tư thêm máy móc thiết bị cần thiết để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, bên cạnh đó Công ty nên phân phối lại lương cho nhân viên một cách hợp lý, tiết kiệm chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp…, lấy năm 2010 làm gốc kết hợp với kế hoạch đã đề ra thì Công ty nên điều chỉnh lại cấu trúc chi phí để đòn bẩy hoạt động cao tương ứng với doanh số tiêu thụ tăng thì lợi nhuận của Công ty sẽ tăng lên gắp bội.
Công ty nên dự đoán được nhu cầu sản xuất năm 2012, thông qua kế hoạch thì năm 2012, doanh thu dự tính sẽ tăng 15% so với năm 2011. Do đó sản lượng sản xuất phải đáp ứng đủ nhu cầu đầu ra, từ đó Công ty tính toán và chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất. Công ty nên dự đoán xem tình hình thị trường nguyên vật liệu đầu vào có biến động gì lớn hay có hiện tượng đầu cơ để có đối sách phù hợp như dự trữ nguyên vật liệu… Sau khi chuẩn bị tốt nguồn nguyên vật liệu đầu vào thì Công ty nên tính toán xem công suất hoạt động của dây chuyền sản xuất có đủ đáp ứng được sản lượng sản xuất dự kiến tiêu thụ không? Từ đó mới lên quyết định có đầu tư thêm máy móc thiết bị hay không. Để tránh trường hợp sử dụng không hết công suất máy móc mà lại đầu tư thêm làm tỷ trọng định phí tăng tạo áp lực cho Công ty. Nếu Công ty tăng cường hoạt động bán hàng để tăng sản lượng tiêu thụ thì sẽ đạt được kết quả cao hơn nữa.
Một số biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp: Đối với một số khoản của chi phí sản xuất chung như tiền công tác phí, giao thông phí, hành chính phí…Công ty cần phải có quy chế chi rõ ràng, được ràng buộc, giám sát chặt chẽ thì sẽ giảm được một khoản chi phí đáng kể. Điện thoại để liên lạc quan hệ công việc cho Công ty là cần thiết
69
nhưng khi sử dụng điện thoại đường dài, điện thoại di động trước khi gọi cần chuẩn bị kỹ nội dung nhằm tránh những cuộc gọi thời gian dài mà nội dung chuyển tải quá ít. Hiện nay, chi phí dùng cho điện thoại chủ yếu là từ các máy thuê bao điện thoại di động. Ngoài ra, Công ty nên quản lý chặt chẽ những cuộc đàm thoại liên tỉnh. Để tiết kiệm được khoản chi này, Công ty cần có chế độ khoán cho các cán bộ, trường hợp đặc biệt thì phải có ý kiến của Ban Giám đốc. Mặt khác, chi phí điện năng chưa được tiết kiệm đúng mức, vì ngành điện lực đang tính giá điện cao dần theo mức luỹ tiến. Thực hiện được các việc này, Công ty có thể tiết kiệm được một khoảng chi phí điện thoại, điện phục vụ quản lý doanh nghiệp.
Tổng lương cho nhân viên trong Công ty là rất cao, do đó phòng nhân sự phải tính toán và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực để tránh việc sử dụng lãng phí tiền bạc và nhân lực. Ở một số bộ phận như bán hàng và nhân viên phân xưởng nên tính lương theo doanh số để khuyến khích sự nỗ lực của từng thành
viên và cũng để tránh tình trạng làm cho có rồi chờ tới tháng lãnh lương. Về chi phí quản lý doanh nghiệp, mặc dù Công ty có định mức chung nhưng
việc thực hiện chưa được quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận, phòng ban, phải quán triệt các nhân viên trong Công ty cần thể hiện hết tinh thần trách nhiệm,
tiết kiệm vì lợi ích chung của đơn vị, tránh gây lãng phí như: giấy in vi tính bị cuốn gấp không sử dụng được, bìa cứng bảo quản không tốt… Thực hiện
tốt khâu này có thể cắt giảm chi phí hàng năm một khoản không nhỏ. Như vậy, thực hiện biện pháp này Công ty sẽ giảm được định phí và EBIT sẽ
tăng lên tương ứng.
Dự tính tốc độ tăng chi phí năm 2012 sẽ giảm xuống so với năm 2011 nếu Công ty thực hiện tốt các biện pháp trên. Đây là những thuận lợi lớn cho Công ty trong việc hạn chế rủi ro kinh doanh và tạo điều kiện lợi nhuận tăng cao. Với việc thực hiện các biện pháp đã đề ra thì có thể sẽ làm cho độ nghiêng đòn
bẩy hoạt động tăng và sẽ khuếch đại sự thay đổi của EBIT cao hơn nhiều so với năm 2011.
Tóm lại: Khi chuẩn bị tốt khâu dự báo và lên kế hoạch để thực hiện tốt công tác đầu vào cùng với việc cắt giảm các khoản chi phí quản lý không hợp lý, tăng cường tối đa trong việc quản lý về mọi mặt của hoạt động tại đơn vị sẽ đưa lợi nhuận Công ty ngày càng cao hơn nữa. Qua tất cả phần phân tích trên, một lần nữa cho thấy tác động của đòn bẩy kinh doanh lên doanh lợi cũng như rủi ro Công ty, khi lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, nếu như không có định hướng đúng đắn trong việc tìm đầu ra tức là doanh thu không đạt như kế hoạch thì nguy cơ phá sản sẽ rất nhanh.
70
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ