Bảng 4.2.2: Mức độ tác động của từng nhân tố trong %EBIT
Từ bảng trên cho ta thấy khi Q thay đổi thì EBIT cũng thay đổi, như ta thấy thì năm 2011 so với năm 2010: sản lượng tiêu thụ chỉ tăng 84,51%
nhưng EBIT lại tăng tới 200,02%. Năm 2012 so với 2011, cũng vậy: trong khi
sản lượng tiêu thụ giảm 0,95% mà EBIT lại tăng 13,29%. Riêng đối với 6 tháng đầu năm 2013 sản lượng của Công ty có sự giảm mạnh cả về sản
lượng (giảm 42,56%) và EBIT (giảm 77,56%) so với 6 tháng đầu 2012.
Sở dĩ có sự thay đổi lớn của EBIT là do có sự khuyếch đại của DOL. Sự thay đổi của EBIT chịu sự tác động của 2 nhóm nhân tố chính: Một là do DOL tác động, hai là do các nhân tố khác tác động (chẳng hạn lạm phát, chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân công…)
Chỉ tiêu chênh lệch (2011-2010) (2012-2011) 6Tđầu (2013-2012)
%Q 84,51 (0,95) (42,56)
%EBIT 200,02 13,29 (77,56)
%EBIT DOL 319,45 (2,29) (98,74)
54
Vậy muốn đo lường tác động của DOL (đòn bẩy hoạt động) lên EBIT ta dùng công thức sau: EBITQ2 = EBITQ1 + (EBITQ1 x DOLQ1 x %Q). Ta có thể tính được lợi nhuận qua các năm nhờ công thức trên:
Năm 2010: EBIT DOL= 3.475.411 ngàn đồng
Năm 2011: EBIT DOL= 3.475.411 + (3.475.411 x 3,78 * 84,51%) = 14.577.534 ngàn đồng
Năm 2012: EBIT DOL= 10.426.818+ (10.426.818 x 2,41 * -0,95%) = 10.188.096 ngàn đồng
6 tháng đầu năm 2012: EBIT DOL= 6.164.735 ngàn đồng
6 tháng đầu năm 2013: 6.164.735+ (6.164.735 x 2,32 * -42,56%) = 77.725 ngàn đồng
Như vậy từ mức sản lượng thức ăn thủy sản năm 2010 là 9.916 tăng lên 18.297 (2011) (tăng 84,51%) thì EBIT tăng từ 3.475.411 lên 10.426.818 ngàn đồng (tăng 200,02%), do chịu sự tác động của hai nhân tố DOL và các nhân tố khác. Trong đó nhân tố DOL tác động làm EBIT tăng 11.102.123 ngàn đồng (hay tăng 319,45%) và nhóm các nhân tố khác tác động lại làm EBIT giảm đi 4.150.716 ngàn đồng (hay giảm 119,43%).
Tương tự ta có từ mức sản lượng thức ăn thủy sản là 18.297 tấn (2011) giảm còn 18.123 tấn (2012) (giảm 0,95%), EBIT năm 2012 lại tăng so với năm 2011 là 1.385.355 ngàn đồng (tăng 13,29%) do chịu sự tác động của hai nhân tố DOL và các nhân tố khác. Trong đó nhân tố DOL tác động làm EBIT giảm 238.722 ngàn đồng (hay giảm 2,29%) và nhóm các nhân tố khác tác động làm EBIT tăng 1.146.633 ngàn đồng (hay tăng 15,58%), nhân tố này tăng là chủ yếu do tác động của lạm phát và chi phí nguyên vật liệu tăng.
Đối với 6 tháng đầu năm 2013 sản lượng thức ăn của Công ty bị sụt giảm mạnh hơn so với đầu năm 2012 (giảm 42,56%) và EBIT giảm đi 4.781.599 ngàn đồng (giảm 77,56%), do nhân tố DOL tác động làm EBIT giảm 6.087.010 ngàn đồng (giảm 98,74%) và nhóm các nhân tố khác tác động làm EBIT tăng 1.305.411 ngàn đồng (tăng 21,18%).
Sở dĩ DOL2010 tác động lớn lên EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) như vậy là do tỷ trọng định phí trong tổng chi phí năm 2010 cao, nên làm cho độ nghiêng đòn cân định phí năm 2010 của sản phẩm thức ăn thủy sản là cao nhất trong ba năm. Ta có thể thấy rõ được điều đó từ bảng trên:
DOL = 3,78 (năm 2010) nên tác động của DOL lên EBIT cao tới 200,02% còn năm 2011, DOL = 2,41 nên tác động của DOL lên EBIT giảm
55
xuống còn 13,29%. Chính vì DOL có khả năng khuyếch đại lợi nhuận (hoặc lỗ) lên nhiều lần khi sản lượng tiêu thụ thay đổi nên các Công ty thường không dám duy trì một DOL quá cao. Vì độ nghiêng đòn bẩy hoạt động cao cũng được xem là có khả năng biến động rủi ro lớn khi nền kinh tế có biến động và
cũng chịu ảnh hưởng mạnh theo chu kỳ kinh doanh. Nếu trong điều kiện kinh tế khó khăn việc có các chi phí “cột chặt” cao trong máy móc, nhà xưởng, nhà đất, hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắt giảm chi phí khi
muốn điều chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu. Vì vậy, nếu nền kinh tế có sự sụt giảm mạnh, thu nhập từ hoạt động sản xuất và kinh doanh thức ăn
thủy sản có thể “rơi tự do”.
Bằng chứng là 6 tháng đầu năm 2013 so với đầu năm 2012 khi mà nhu cầu sản lượng và tiêu thụ sản phẩm bị sụt giảm theo suy thối của ngành cùng với tác động của DOL cao là 6,28 dẫn đến lợi nhuận do DOL tác động vào lợi nhuận giảm mạnh là 98,74% kéo theo lợi nhuận hoạt động bị giảm là 77,56%. Đều này càng minh chứng cho tác động của DOL đến lợi nhuận của Công ty như là “con dao hai lưỡi”.