TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Một phần của tài liệu phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gò đàng vĩnh long (Trang 35)

3.4.1 Tổng quan về nhà máy chế biến thức ăn thủy sản

Công suất cả 02 dây chuyền chế biến thức ăn là 15 tấn/h. Trung bình

nhà máy hoạt động một ngày là 12h, mỗi tháng hoạt động 26 ngày. Vậy công suất tối đa của nhà máy có thể đạt được trên năm là: 15.000kg x 12h

x 26ngày x 12tháng = 56.160.000 kg. Hiện giá thức ăn cho cá tra, cá basa tại Công ty loại 26% đạm ở mức 12.000 - 12.200 đồng/kg.

Bảng 3.4.1: Danh mục máy móc thiết bị của nhà máy

ĐVT: 1000 đồng

Hạng mục Số lượng Thành tiền

Dây chuyền nghiền thức ăn cho cá với công suất 7 tấn/h (ZTOLZ – Pháp)

2 lines 4.150.000

Máy ép đùng EX 620 của Sprout – Matador nhập khẩu của Công ty Andritz Technoglogy (Đan Mạch)

2 bộ 6.000.000

Lắp đặt thiết bị: Toàn bộ chi phí thiết kế, chế tạo, là lắp đặt hoàn chỉnh 02 dây chuyền chế biến thức ăn cho cá với công suất 6-9 tấn/h

12.700.000

Tổng cộng 22.850.000

Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH MTV Gò Đàng

Qui trình sản xuất thức ăn thủy sản

Đóng gói Sấy khô Ép đùn

Trộn tinh

Sàn tinh Nghiền thô/ mịn Chuyển pin chứa

nguyên liệu

Cân Tiếp liệu nguyên liệu

Nguyên liệu thô

Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty TNHH MTV Gò Đàng

Hình 3.4.1: Sơ đồ qui trình sản xuất thức ăn thủy sản

36

3.4.2. Phân tích tình hình doanh thu chi phí lợi nhuận của Công ty năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Theo thống kê từ Vasep, đến cuối năm 2012, chỉ còn khoảng 600 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản so với con số 900 của năm 2011, hiện tại ngành thủy sản Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn, dự kiến số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Tình hình này rất bất lợi và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Gò Đàng Vĩnh Long.

3.4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu

Hình 3.4.2.1: Biểu đồ tình hình doanh thu của Công ty

Bảng 3.4.2.1: So sánh tình hình thực hiện doanh thu giữa các năm ĐVT: 1.000 đồng

DT BH & DV: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; DDT: doanh thu thuần (nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm (2010-2011-2012 và 6 tháng đầu

năm 2013) của Công ty TNHH MTV Gò Đàng Vĩnh Long.

Dựa vào hình và bảng 3.4.2.1 ta nhận xét như sau: Năm 2011 mục tiêu của Công ty là đẩy mạnh hoạt động bán hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ lấy doanh thu làm mục tiêu để thực hiện vì vậy mà doanh thu thuần của Công ty tăng vượt bật (99,99%) so với năm 2010, bên cạnh đó do Công ty đã đầu tư xây dựng thêm nhà máy thức ăn thủy sản thứ 2 nên sản lượng sản xuất tăng

Chỉ tiêu tăng giảm

(2011-2010) (2012-2011) 6T (2013-2012)

Tiền % Tiền % Tiền %

DT BH & DV 118.860.576 99,89 (11.315.507) (4,76) (149.606.010) (120,62)

Giảm trừ DT (208.514) (100) 14.755 - 3.621.244 -

DTT 119.069.090 100,24 (11.330.262) (4,76) (153.227.254) (123,54) Số tiền: 1.000 đồng

37

Số tiền: 1.000 đồng

lên đáng kể kèm theo nhu cầu về lượng thức ăn tiêu thụ của ĐBSCL tăng mạnh đặc biệt là khu vực Vĩnh Long, Tiền Giang. Tuy nhiên trong giai đoạn 2012-2013 tình hình doanh thu tiêu thụ lại có chiều hướng sụt giảm nghiêm trọng, nguyên nhân do chịu ảnh hưởng sâu rộng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên nhu cầu tiêu dùng các nước nhập khẩu giảm, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các rào cản kỹ thuật được áp đặt dẫn đến tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa gặp rất nhiều khó khăn làm cho người nuôi cá không còn muốn đầu tư vì vậy mà nhu cầu về thức ăn thủy sản bị giảm sút. Bên cạnh đó tình hình lạm phát trong nước làm cho các khoản chi phí đầu vào liên tục tăng, tăng giá thành sản phẩm gây khó khăn trong khâu tiêu thụ. Vì vậy mà muốn đảm bảo doanh thu Công ty thực hiện biện pháp chiết khấu thương mại cho khách hàng để tăng sản lượng bán do đó mà chỉ tiêu các khoản giảm trừ doanh thu tăng.

3.4.2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận

Lợi nhuận đạt được của một doanh nghiệp liên quan đến nhiều mảng hoạt động khác nhau như: Hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Trong đó, hoạt động sản xuất kinh doanh chính thường đóng một vai trò rất quan trọng. Trong phạm vi đề tài này tôi xin phân tích doanh thu, lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh chính mà không xem xét đến các mảng hoạt động khác. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) được tính như sau: EBIT = DTT – (giá vốn hàng bán: GVHB + chi phí bán hàng: CPBH + chi phí quản lý doanh nghiệp: CPQLDN)

Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm (2012-2013)

38

Bảng 2.4.2.3: Tình hình thực hiện lợi nhuận qua ba năm 2010, 2011, 2012 ĐVT: 1.000 đồng

Bảng 2.4.2.4: Tình hình thực hiện lợi nhuận qua 6 tháng đầu năm (2012 và 2013)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (2011-2010) Chênh lệch (2012-2011)

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ (%)

DTT 118.786.674 100 237.855.764 100 226.525.502 100 119.069.090 100,24 (11.330.262) (4,76) GVHB 106.739.554 89,86 215.414.928 90,57 202.463.664 89,38 108.675.375 101,81 (12.951.265) (6,01) Lãi gộp 12.047.121 10,14 22.440.836 9,43 24.061.838 10,62 10.393.715 86,28 1.621.002 7,22 CPHB 5.307.784 4,47 6.404.757 2,69 6.745.852 2,98 1.096.973 20,67 341.095 5,33 CPQLDN 3.263.926 2,75 5.609.260 2,36 5.503.812 2,43 2.345.335 71,86 (105.448) (1,88) EBIT 3.475.411 2,93 10.426.818 4,38 11.812.174 5,21 6.951.407 200,02 1.385.355 13,29

6T đầu năm 2012 6T đầu năm 2013 Chênh lệch 6T đầu (2013-2012)

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ(%)

DTT 124.027.521 100 73.298.248 100 (50.729.273) (40,90) GVHB 111.138.040 89,61 66.000.349 90,04 (45.137.691) (40,61) Lãi gộp 12.889.481 10,39 7.297.898 9,96 (5.591.582) (43,38) CPHB 3.742.623 3,02 3.609.897 4,92 (132.725) (3,55) CPQLDN 2.982.123 2,4 2.304.866 3,14 (677.258) (22,71) EBIT 6.164.735 4,97 1.383.136 1,89 (4.781.599) (77,56)

39

Qua các hình 3.4.2.2 và bảng 3.4.2.3; 3.4.2.4 ta thấy rằng mặc dù doanh thu thuần của Công ty có sự biến động mạnh, tuy nhiên qua ba năm

(2010-2012) lợi nhuận trước thuế và lãi vay vẫn tăng đáng kể đây là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của Công ty trong tương lai củng như sự cố gắng nỗ lực hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn mà ngành Thủy sản Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn.

Cụ thể qua bảng 2.4.2.3 ta thấy năm 2010 tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần là 89,86%, làm cho lãi gộp chiếm tỷ trọng là 10,14% trong doanh thu thuần, cùng với chi phí bán hàng chiếm 4,47% và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 2,75% trong doanh thu thuần đã làm cho lợi nhuận trước thuế và lãi vay là 3.475.411 ngàn đồng, chiếm 2,93%. Là một Công ty còn non trẻ, mới đi vào hoạt động không lâu nhưng đạt được kết quả như vậy chứng tỏ Công ty có chính sách thích hợp và hoạt động hiệu quả. Sang năm 2011, tốc độ tăng của doanh thu thuần tăng nhanh so với năm 2010, lên đến 100,24%. Trong khi giá vốn hàng bán lại tăng với tốc độ 101,81% làm cho tỷ trọng của nó tăng lên 90,57% (tăng hơn năm 2010 chỉ có 89,86%). Điều này đương nhiên sẽ làm cho tỷ trọng lãi gộp giảm xuống còn 9,43%. Bên cạnh đó chi phí bán hàng cùng với chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng nhưng không đáng kể đã làm cho lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng vượt bậc 200,02% về tốc độ so với năm 2010 và tỷ trọng % trên doanh thu thuần tăng lên đến 4,38%.

Năm 2012 mặc dù doanh thu thuần của Công ty so với năm 2011 giảm 4,76% và chi phí hàng bán tăng 5,33% tuy nhiên giá vốn hàng bán của Công ty lại giảm (do Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại đã được đưa vào sử dụng cộng thêm trước tình hình kinh tế khó khăn như vậy Công ty đã đưa ra chiến lược là tiết kiệm các chi phí đầu vào một cách hợp lý) tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần là 89,38% thấp hơn 2011 ), cộng thêm cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó lãi gộp của Công ty vẫn tăng lên so với năm 2011 là 7,22% chiếm tỷ trọng trên doanh thu là 10,62% cao nhất trong 3 năm (2010-2012) và lợi nhuận tăng là 13,29%, tương đương 1.385.355 ngàn đồng, cho thấy Công ty vẫn hoạt động hiệu quả. Sự đầu tư máy móc, nhà máy trong hai năm 2011, 2012 là tương đối lớn và kỳ vọng sẽ tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của Công ty trong tương lai.

Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 so với năm 2012 có chiều hướng giảm về doanh thu chi phí và lợi nhuận. Mặc dù chi phí giảm có lẽ là dấu hiệu đáng mừng tuy nhiên tỷ trọng chi phí trên doanh thu lại cao hơn đều này cho thấy trong giai đoạn hết sức khó khăn trong khâu tiệu thụ sản phẩm Công ty đã đang thu hẹp sản xuất và

40

giảm chi phí. Đây là do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện chính phủ các nước trong đó có Việt Nam đang dùng chính sách kích cầu để hỗ trợ nền kinh tế và các chính sách này đang phát huy hiệu quả.

3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN3.5.1 Thuận lợi 3.5.1 Thuận lợi

Với sự quan tâm, hỗ trợ sát sao của các cơ quan ban ngành và hiệp hội

(VASEP), ngành thủy sản sẽ có nhiều thuận lợi để vượt qua khó khăn và phát triển trong tương lai. Trong đó cá tra, basa là một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên toàn Công ty trẻ,

năng động, nhiệt huyết với công việc, có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Và dây chuyền công nghệ được đầu tư hiện đại và đồng bộ. Hiện nay, tại tỉnh

Vĩnh Long chưa phát triển nhà máy chế biến thức ăn gia súc nói chung và thức ăn cho cá nói riêng đạt tiêu chuẩn cao theo nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó Công ty có vùng nuôi rất lớn nhu cầu về thức ăn cho cá cũng rất

lớn. Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, tiếp nhận nguyên liệu và xuất thành phẩm cho các nơi mà không hạn chế số lượng do tận dụng chiều dài tiếp giáp bến sông Bắc Cổ Chiên và đường tỉnh lộ lớn.

3.5.2 Khó khăn

Trong giai đoạn hiện nay do phát triển quá nóng nên đã xảy ra tình trạng

khủng hoảng thừa đối với cá tra, cá basa. Giá cá xuống thấp, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng khiến cho người nuôi cá lỗ nặng. Trước tình trạng đó,

có tới 30-50% số hộ nuôi cá tại đồng bằng sông Cửu Long ngừng nuôi. Những khó khăn về đầu ra chưa được giải quyết thì ngành thủy sản lại đối mặt với khó khăn từ đầu vào đó là tình trạng khan hiếm nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu. Giá cả nguyên liệu sản xuất thức ăn viên hiện nay đang tăng và biến động trong thời gian gần đây rất khó kiểm soát chi phí nguyên vật liệu. Đội ngủ nhân viên còn trẻ nên một phần còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý. Công ty đang trong giai đoạn kiện toàn bộ máy nhân sự quản lý để đáp ứng sự tăng trưởng và phát triển. Nhà máy thức ăn ra đời trong thời điểm trên thị trường đã có những Công ty cung cấp thức ăn thủy sản có thương hiệu và truyền thống như: Việt Thắng, Green Feed, CaTaCo…

Khả năng tiếp cận vốn khó khăn: Đặc trưng của ngành thủy sản là cần nguồn vốn đầu tư ban đầu và nguồn vốn lưu động lớn để duy trì hoạt động liên tục. Tuy nhiên, khi điều kiện kinh doanh khó khăn như thời gian qua, hầu hết các ngân hàng đều “e dè” hỗ trợ vốn cho người nuôi và doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng trực tiếp và cả gián tiếp đến Công ty.

41

3.5.3 Định hướng phát triển

Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, lấy chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo cho sự phát triển, mở rộng thị trường, tạo uy tín đối với khách hàng để khẳng định vị thế của Công ty trong ngành thủy sản.

Tăng cường công tác thu mua nguyên liệu, giám sát chặt chẽ quy trình sản

xuất nhằm ổn định định mức và chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động nhằm hạ giá thành sản phẩm. Tăng cường và đào tạo đội ngũ công

nhân viên có trình độ, tay nghề giỏi, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao trong sản

xuất. Tổ chức sản xuất gắn liền với việc quản lý bảo vệ môi trường và có trách nhiệm với cộng đồng Công ty và tích cực tham gia công tác xã hội.

Với những khó khăn do tình hình biến động giá cả chung trên thị trường so với vị thế và thuận lợi Công ty có được cộng thêm tình hình kinh doanh

trong 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013, theo phòng kế hoạch của Công ty dự kiến lợi nhuận hoạt động năm 2013 tương ứng là 13.197.529

ngàn đồng (tăng 11,73%) so với năm 2012, đảm bảo dự trữ đầy đủ các quỹ cho hoạt động như: bảo hiểm, khen thưởng, đào tạo…

Mức lương bình quân từ 3.000.000 – 3.500.000 đ/tháng/người.

3.5.4 Tầm quan trọng của việc đánh giá tác động của đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của Công ty nhuận và rủi ro của Công ty

Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì những gì Công ty đạt được có thể xem là khả quan, tuy nhiên trong kinh doanh không có gì bảo đảm rằng tất cả kết quả đó sẽ tồn tại mãi mãi, mà do tác động của nền kinh tế, do chính sách của chính phủ, do biến động tỷ giá, do thiên tai, dịch họa… Tất cả những yếu tố đó có thể đem lại rủi ro cho Công ty, sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến kết quả hoạt động của Công ty, do vậy để giúp Công ty ngày càng đứng vững trên thị trường, ngày một phát triển với quy mô sản xuất mở rộng, đem lại lợi nhuận cao nhất, cần phải xem xét, phân tích cấu trúc chi phí tối ưu sao cho hợp lý là điều cần thiết. Với một cấu trúc chi phí tối ưu cần được phân tích với việc xem xét và áp dụng các ảnh hưởng của tất cả các mặt từ môi trường bên ngoài cho đến nội bộ bên trong doanh nghiệp, cấu trúc chi phí phù hợp sẽ mang lại cho Công ty hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Do vậy việc đánh giá tác động của đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro là một việc làm cần thiết mà Công ty cần phải quan tâm đúng mức, vì qua đó nó sẽ cho thấy được những mặt tích cực mà đòn bẩy mang lại cũng như hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

42

ĐVT: 1.000 đồng

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG LÊN LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY TNHH MTV GÒ ĐÀNG VÌNH LONG

4.1 LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ

Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí là một công cụ được sử dụng rộng rãi làm đơn giản hóa quá trình phân tích đòn bẩy hoạt động, đưa ra căn cứ dự đoán các chi phí sẽ phải ứng xử như thế nào khi có biến động của doanh thu. Kết quả của Công ty được thể hiện qua bảng 4.1; 4.2 như sau:

Bảng 4.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí trong ba năm 2010, 2011, 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (2011-2010) Chênh lệch (2012-2011)

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DT BH & DV 118.995.189 100 237.855.764 100 226.540.257 100 118.860.575 99,89 (11.315.507) (4,76) Biến phí 105.857.530 88,96 212.714.170 89,43 199.541.755 88,08 106.856.640 100,94 (13.172.415) (6,19) +CP nguyên vật liệu tt 98.920.408 83,13 195.965.192 82,39 183.018.209 80,79 x x x x +CP nhân công tt 5.312.377 4,46 10.846.054 4,56 11.499.670 5,08 x x x x +CP sản xuất chung A 1.624.745 1,37 5.902.924 2,48 5.023.877 2,22 x x x x Số dư đảm phí 13.137.659 11,04 25.141.594 10,57 26.998.502 11,92 12.003.935 91,37 1.856.908 7,39 Định phí 9.662.248 8,12 14.714.776 6,19 15.186.328 6,70 5.052.528 52,29 471.552 3,20

+CP khấu hao cơ bản 4.307.784 3,62 5.404.758 2,27 5.745.853 2,54 x x x x

Một phần của tài liệu phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gò đàng vĩnh long (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)