THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gò đàng vĩnh long (Trang 40)

3.5.1 Thuận lợi

Với sự quan tâm, hỗ trợ sát sao của các cơ quan ban ngành và hiệp hội

(VASEP), ngành thủy sản sẽ có nhiều thuận lợi để vượt qua khó khăn và phát triển trong tương lai. Trong đó cá tra, basa là một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên toàn Công ty trẻ,

năng động, nhiệt huyết với công việc, có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Và dây chuyền công nghệ được đầu tư hiện đại và đồng bộ. Hiện nay, tại tỉnh

Vĩnh Long chưa phát triển nhà máy chế biến thức ăn gia súc nói chung và thức ăn cho cá nói riêng đạt tiêu chuẩn cao theo nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó Công ty có vùng nuôi rất lớn nhu cầu về thức ăn cho cá cũng rất

lớn. Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, tiếp nhận nguyên liệu và xuất thành phẩm cho các nơi mà không hạn chế số lượng do tận dụng chiều dài tiếp giáp bến sông Bắc Cổ Chiên và đường tỉnh lộ lớn.

3.5.2 Khó khăn

Trong giai đoạn hiện nay do phát triển quá nóng nên đã xảy ra tình trạng

khủng hoảng thừa đối với cá tra, cá basa. Giá cá xuống thấp, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng khiến cho người nuôi cá lỗ nặng. Trước tình trạng đó,

có tới 30-50% số hộ nuôi cá tại đồng bằng sông Cửu Long ngừng nuôi. Những khó khăn về đầu ra chưa được giải quyết thì ngành thủy sản lại đối mặt với khó khăn từ đầu vào đó là tình trạng khan hiếm nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu. Giá cả nguyên liệu sản xuất thức ăn viên hiện nay đang tăng và biến động trong thời gian gần đây rất khó kiểm soát chi phí nguyên vật liệu. Đội ngủ nhân viên còn trẻ nên một phần còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý. Công ty đang trong giai đoạn kiện toàn bộ máy nhân sự quản lý để đáp ứng sự tăng trưởng và phát triển. Nhà máy thức ăn ra đời trong thời điểm trên thị trường đã có những Công ty cung cấp thức ăn thủy sản có thương hiệu và truyền thống như: Việt Thắng, Green Feed, CaTaCo…

Khả năng tiếp cận vốn khó khăn: Đặc trưng của ngành thủy sản là cần nguồn vốn đầu tư ban đầu và nguồn vốn lưu động lớn để duy trì hoạt động liên tục. Tuy nhiên, khi điều kiện kinh doanh khó khăn như thời gian qua, hầu hết các ngân hàng đều “e dè” hỗ trợ vốn cho người nuôi và doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng trực tiếp và cả gián tiếp đến Công ty.

41

3.5.3 Định hướng phát triển

Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, lấy chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo cho sự phát triển, mở rộng thị trường, tạo uy tín đối với khách hàng để khẳng định vị thế của Công ty trong ngành thủy sản.

Tăng cường công tác thu mua nguyên liệu, giám sát chặt chẽ quy trình sản

xuất nhằm ổn định định mức và chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động nhằm hạ giá thành sản phẩm. Tăng cường và đào tạo đội ngũ công

nhân viên có trình độ, tay nghề giỏi, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao trong sản

xuất. Tổ chức sản xuất gắn liền với việc quản lý bảo vệ môi trường và có trách nhiệm với cộng đồng Công ty và tích cực tham gia công tác xã hội.

Với những khó khăn do tình hình biến động giá cả chung trên thị trường so với vị thế và thuận lợi Công ty có được cộng thêm tình hình kinh doanh

trong 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013, theo phòng kế hoạch của Công ty dự kiến lợi nhuận hoạt động năm 2013 tương ứng là 13.197.529

ngàn đồng (tăng 11,73%) so với năm 2012, đảm bảo dự trữ đầy đủ các quỹ cho hoạt động như: bảo hiểm, khen thưởng, đào tạo…

Mức lương bình quân từ 3.000.000 – 3.500.000 đ/tháng/người.

3.5.4 Tầm quan trọng của việc đánh giá tác động của đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của Công ty nhuận và rủi ro của Công ty

Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì những gì Công ty đạt được có thể xem là khả quan, tuy nhiên trong kinh doanh không có gì bảo đảm rằng tất cả kết quả đó sẽ tồn tại mãi mãi, mà do tác động của nền kinh tế, do chính sách của chính phủ, do biến động tỷ giá, do thiên tai, dịch họa… Tất cả những yếu tố đó có thể đem lại rủi ro cho Công ty, sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến kết quả hoạt động của Công ty, do vậy để giúp Công ty ngày càng đứng vững trên thị trường, ngày một phát triển với quy mô sản xuất mở rộng, đem lại lợi nhuận cao nhất, cần phải xem xét, phân tích cấu trúc chi phí tối ưu sao cho hợp lý là điều cần thiết. Với một cấu trúc chi phí tối ưu cần được phân tích với việc xem xét và áp dụng các ảnh hưởng của tất cả các mặt từ môi trường bên ngoài cho đến nội bộ bên trong doanh nghiệp, cấu trúc chi phí phù hợp sẽ mang lại cho Công ty hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Do vậy việc đánh giá tác động của đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro là một việc làm cần thiết mà Công ty cần phải quan tâm đúng mức, vì qua đó nó sẽ cho thấy được những mặt tích cực mà đòn bẩy mang lại cũng như hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

42

ĐVT: 1.000 đồng

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG LÊN LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY TNHH MTV GÒ ĐÀNG VÌNH LONG

4.1 LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ

Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí là một công cụ được sử dụng rộng rãi làm đơn giản hóa quá trình phân tích đòn bẩy hoạt động, đưa ra căn cứ dự đoán các chi phí sẽ phải ứng xử như thế nào khi có biến động của doanh thu. Kết quả của Công ty được thể hiện qua bảng 4.1; 4.2 như sau:

Bảng 4.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí trong ba năm 2010, 2011, 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (2011-2010) Chênh lệch (2012-2011)

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DT BH & DV 118.995.189 100 237.855.764 100 226.540.257 100 118.860.575 99,89 (11.315.507) (4,76) Biến phí 105.857.530 88,96 212.714.170 89,43 199.541.755 88,08 106.856.640 100,94 (13.172.415) (6,19) +CP nguyên vật liệu tt 98.920.408 83,13 195.965.192 82,39 183.018.209 80,79 x x x x +CP nhân công tt 5.312.377 4,46 10.846.054 4,56 11.499.670 5,08 x x x x +CP sản xuất chung A 1.624.745 1,37 5.902.924 2,48 5.023.877 2,22 x x x x Số dư đảm phí 13.137.659 11,04 25.141.594 10,57 26.998.502 11,92 12.003.935 91,37 1.856.908 7,39 Định phí 9.662.248 8,12 14.714.776 6,19 15.186.328 6,70 5.052.528 52,29 471.552 3,20

+CP khấu hao cơ bản 4.307.784 3,62 5.404.758 2,27 5.745.853 2,54 x x x x

+CP quản lí doanh nghiệp 3.263.926 2,74 5.609.260 2,36 5.503.812 2,43 x x x x

+CP sản xuất chung B 2.090.538 1,76 3.700.758 1,56 3.936.663 1,74 x x x x

LN hoạt động (EBIT) 3.475.411 2,92 10.426.818 4,38 11.812.174 5,21 6.951.407 200,02 1.385.356 13,29

Ghi chú: DTBH & DV: Doanh thu bán hàng và dich vụ; CP: Chi phí, tt: trực tiếp; LN: lợi nhuận

43

Bảng 4.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí trong 6 tháng đầu năm (2012 và 2013)

ĐVT: 1.000 đồng

Nguồn: phòng kế toán của Công ty TNHH MTV Gò Đàng Vĩnh Long

Chỉ tiêu 6T đầu năm 2012 6T đầu năm 2013 Chênh lệch 6T đầu năm (2013-2012)

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DT BH & DV 124.027.521 100 76.934.247 100 (47.093.274) (37,97) Biến phí 109.737.518 88,48 68.243.888 88,70 (37,81) (37,81) +CP nguyên vật liệu tt 101.355.225 81,72 59.609.919 77,48 x x +CP nhân công tt 5.620.745 4,53 5.423.027 7,05 x x +CP sản xuất chung A 2.761.548 2,23 3.210.942 4,17 x x Số dư đảm phí 14.290.002 11,52 8.690.359 11,30 (5.599.643) (39,19) Định phí 8.125.267 6,55 7.307.223 9,50 (818.044) (10,07)

+CP khấu hao cơ bản 2.609.897 2,10 2.742.622 3,56 x x

+CP quản lí doanh nghiệp 2.982.123 2,40 2.304.866 3,00 x x

+CP sản xuất chung B 2.533.247 2,04 2.259.735 2,94 x x

44

Nhìn chung biến phí chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu dẫn đến số dư đảm phí chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng số dư đảm phí vẫn đủ để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra 3.475.411 ngàn đồng (2010), 10.426.818 ngàn đồng (2011), 11.812.174 ngàn đồng (2012) và 1.383.136 ngàn đồng 6 tháng đầu năm 2013 sau khi bù đắp chính là lợi nhuận hoạt động. Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế đang lâm vào cảnh hết sức khó khăn, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm, Công ty có tỷ trọng biến phí cao, định phí thấp tuy phát triển chậm hơn so với các Công ty khác nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận, với cách phân bổ chi phí trong giai đoạn này là tương đối hợp lý hạn chế nhiều rủi ro.

Tỷ lệ số dư đảm phí 11,04% (năm 2010) thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, nếu doanh thu tăng (giảm) một lượng thì lợi nhuận tăng lên (giảm xuống) một lượng bằng doanh thu tăng lên (giảm xuống) nhân với

11,04%. Tương tự, lợi nhuận hoạt động năm 2011; 2012 bằng lượng doanh thu thay đổi nhân tỷ lệ số dư đảm phí là 10,52%; 11,92% và lợi nhuận hoạt động của 6 tháng đầu năm 2012; 2013 lần lượt được tính bằng cách lấy lượng doanh thu thay đổi nhân với tỷ lệ số dư đảm phí là 11,52%; 11,30%.

So với năm 2010, năm 2011 các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty đều tăng, đều này cho thấy Công ty đang mở rộng quy mô và sản lượng, sản xuất kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên tỷ lệ số dư đảm phí của

Công ty lại thấp hơn nguyên nhân chủ yếu là do gia tăng từ chi phí nguyên vật liệu đầu vào (cụ thể là giá đậu nành và bột cá nguyên liệu tăng mạnh) và

chi phí nhân công cũng tăng hơn so với năm trước. Thật vậy khi có sự thay đổi của doanh thu (tăng 99,89%) thì biến phí tăng với tốc độ tăng tương ứng của doanh thu là 100,94%, và định phí tăng 52,29%. Tốc độ tăng của biến phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu là 1,05% nên làm cho tỷ trọng của biến phí trong doanh thu tăng lên từ 88,96% -> 89,43% và thế là tỷ lệ số dư đảm phí cũng giảm xuống tương ứng từ 11,04% -> xuống còn 10,57%.

Doanh thu của năm 2012 so với năm 2011 giảm đi 11.315.507 ngàn đồng (-4,76%) kéo theo biến phí cũng giảm tương ứng là 6,19% nguyên nhân do

sản lượng tiêu thụ và giá bán giảm (nhiều địa phương trọng điểm nuôi cá tra: Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang... đã thu hẹp diện tích nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến khâu tiêu thụ thức ăn thủy sản, bên cạnh đó Công ty đã phần nào chịu các ảnh hưởng xấu từ khủng hoảng kinh tế và những khó khăn chung của ngành thủy sản). Tuy nhiên tốc độ tăng của biến phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu là 1,43%, nên tỷ trọng của biến phí trong doanh thu giảm từ 89,43% xuống còn 88,08% vì thế dẫn tới tỷ lệ số dư đảm phí tăng từ 10,57% lên 11,92%. Tuy định phí tăng với tốc độ là 3,20% nhưng tỷ lệ số dư đảm phí %

45

năm 2012 là cao nhất (11,92%) tăng 7,39%, do vậy lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh của Công ty cũng tăng cao.

Riêng 6 tháng đầu năm 2013 các chỉ tiêu doanh thu, biến phí, định phí và cả lợi nhuận so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012 đều giảm mạnh. Nguyên nhân khó khăn do sản xuất cá tra thua lỗ kéo dài cộng thêm ngày 14/3/2013, Bộ Thương mại Mỹ ra phán quyết áp đặt mức thuế chống phá giá đối với mặt hàng cá tra, cá ba sa phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ với mức thuế nhập khẩu cao làm cho việc sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này càng gặp nhiều khó khăn hơn dẫn đến sản lượng nuôi cá bị giảm nghiêm trọng ảnh hưởng đến khâu tiêu thụ thức ăn thủy sản của Công ty. Tỷ trọng của biến phí trong doanh thu là 88,70% do đó tỷ lệ số dư đảm phí vẫn đảm bảo là 11,30%, tuy nhiên vì định phí chiếm chỉ lệ cao nên tỷ trọng lợi nhuận trong doanh thu của Công ty là rất thấp chiếm 1,80%.

4.2 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC CHI PHÍ LÊN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY NHUẬN CỦA CÔNG TY

Để hiểu rõ tác động của cấu trúc chi phí lên lợi nhuận như thế nào ta đi vào phân tích. Gọi:

Doanh thu: S = Q x p; Trong đó S là doanh thu, Q là sản lượng tiêu thụ và p là giá bán.

Biến phí: V = Q x v; Trong đó V là biến phí, v là biến phí đơn vị. Định phí = F.

Vậy EBIT = S-V-F = Q x p – Q x v – F = Q x ( p – v ) – F.

Giả sử Công ty vẫn giữ nguyên cấu trúc chi phí (định phí không đổi và doanh thu thuần, biến phí thay đổi là do sự thay đổi của sản lượng tiêu thụ), được thể hiện ở bảng 4.2.1; 4.2.2 như sau:

46

(nguồn: phòng kế toán Công ty TNHH MTV Gò Đàng Vĩnh Long)

Bảng 4.2.1 Tác động của cấu trúc chi phí lên lợi nhuận của Công ty qua hai năm (2010-2011) ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu 2010 thực tế (tt) 2011 giả thiết (gt) 2011 thực tế (tt) Chênh lệch 2011 (gt) – 2010 (tt) Chênh lệch 2011 (tt) – 2011 (gt)

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DT BH & DV 118.995.189 100 237.855.764 100 237.855.764 100 118.860.575 99,89 0 0

Biến phí 105.857.530 88,96 211.595.309 88,96 212.714.170 89,43 105.737.779 99,89 1.118.861 0,53

Định phí 9.662.248 8,12 9.662.248 4,06 14.714.776 6,19 0 0,00 5.052.528 52,29

Tổng chi phí 115.519.778 97,08 221.257.557 93,02 227.428.946 95,62 105.737.779 91,53 6.171.389 2,79

EBIT 3.475.411 2,92 16.598.207 6,98 10.426.818 4,38 13.122.796 377,59 (6.171.389) (37,18)

Bảng 4.2.2 Tác động của cấu trúc chi phí lên lợi nhuận của Công ty qua hai năm (2011-2012) ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu 2011 thực tế (tt) 2012 giả thiết (gt) 2012 thực tế (tt) Chênh lệch 2012 (gt) – 2011 (tt) Chênh lệch 2012 (tt) – 2012 (gt)

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh thu 237.855.764 100 226.540.257 100 226.540.257 100 (11.315.507) (4,76) 0 0

Biến phí 212.714.170 89,43 202.594.723 89,43 199.541.755 88,08 (10.119.447) (4,76) (3.052.968) (1,51)

Định phí 14.714.776 6,19 14.714.776 6,50 15.186.328 6,70 0 0,00 471.552 3,20

Tổng chi phí 227.428.946 95,62 217.309.499 95,93 214.728.083 94,79 (10.119.447) (4,45) (2.581.416) (1,19)

47

Nhận xét: Qua bảng 4.2.1; 4.2.2 ta thấy được tác động của cấu trúc chi phí lên lợi nhuận của Công ty. Tuy cùng tốc độ tăng về doanh thu thuần nhưng

cấu trúc chi phí khác nhau thì làm cho EBIT đạt được cũng khác nhau. Nếu giữ nguyên cấu trúc chi phí và ước lượng được tốc độ tăng của doanh thu

thuần thì Công ty sẽ ước lượng được sự thay đổi của EBIT từ đó có thể điều chỉnh cấu trúc chi phí để có được EBIT như mong muốn. Tuy nhiên trên thực lý thuyết này được ràng buộc bởi các giả định: Tốc độ tăng của biến phí bằng

với tốc độ tăng của doanh thu và định phí phải được cố định giữa các năm. Do đó kết quả thực tế đạt được lại không đúng như lý thuyết. Bởi vì tốc độ

tăng của biến phí lại khác tốc độ tăng của doanh thu thuần vì thực tế giá bán và biến phí đơn vị đều thay đổi. Bên cạnh đó Công ty luôn muốn mở rộng sản xuất kinh doanh nên đầu tư thêm vào máy móc thiết bị làm nâng cao tỷ trọng của định phí, do đó ta không thể thấy được tác động của cấu trúc chi phí lên lợi nhuận của Công ty một cách rõ ràng.

Qua sự phân trên ta thấy được muốn sử dụng được lý thuyết này thì Công ty phải dự đoán được sự thay đổi của giá bán, biến phí đơn vị, sự thay đổi của định phí cùng với sự ước lượng mức độ tiêu thụ của sản phẩm trong năm tới để có được sự điều chỉnh hợp lý về cấu trúc chi phí để có được kết quả như mong đợi. Để thấy rõ được sự tác động của cấu trúc chi phí ta giả sử năm 2010 Công ty có 2 phương án lựa chọn cấu trúc chi phí cho năm 2011.

Phương án 1: Giữ nguyên cấu trúc chi phí của năm 2010. Nghĩa là tỷ trọng biến phí không đổi, định phí giữ nguyên, doanh thu thuần và biến phí tăng do sản lượng tiêu thụ thay đổi.

Phương án 2: Thay đổi cấu trúc chi phí sao cho tỷ trọng định phí cao hơn

Một phần của tài liệu phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gò đàng vĩnh long (Trang 40)