PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gò đàng vĩnh long (Trang 28)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp chủ yếu từ phòng kế toán của Công ty gồm: các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán,

bảng tổng hợp giá thành sản phẩm, các sổ sách chứng từ khác tại Công ty, tài liệu phương án thành lập nhà máy chế biến thức ăn viên thủy sản và những

29

thông tin qua trao đổi với những người có thẩm quyền quyết định và ảnh hưởng đến số liệu cần thu thập, để đảm bảo thông tin thu thập được chính xác, đầy đủ, và mang tính thực tiễn.

Ngoài ra còn cập nhật thông tin từ bên ngoài trên các phương tiện thông

tin như: sách, báo, internet,… qua các báo cáo tài chính đã kiểm toán và báo cáo thường xuyên của Công ty Gò Đàng (Công ty mẹ) và báo cáo ngành

thủy sản năm 2013.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp xử lý số liệu: phân loại, tính toán số liệu để tìm ra các chỉ tiêu giải quyết vấn đề. Sau đó phân tích, lý luận, tổng hợp thông tin để đưa ra giải pháp và đề nghị.

Dùng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh các số liệu và tỷ số đòn bẩy hoạt động, phương pháp tỷ trọng, phương pháp chi tiết. Đồng thời

liên hệ với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm để đánh giá. Ngoài ra còn các biểu đồ để minh họa nhằm giúp cho việc phân tích

rõ ràng hơn.

+Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở hay (chỉ tiêu gốc).

-So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số của chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở. Thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hay chỉ tiêu đề ra.

-So sánh bằng số tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Kết quả so sánh

biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế:

Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.

Số tương đối kết cấu: So sánh số tương đối kết cấu thể hiện chênh lệch về tỉ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Nó phản ánh biến động bên trong của chỉ tiêu

+Phương pháp tỷ trọng: Phương pháp này dùng để nghiên cứu kết cấu của những chỉ tiêu phân tích.

+Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu: là chi tiết

chỉ tiêu theo các bộ phận cấu thành cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được.

30

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GÒ ĐÀNG VĨNH LONG

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Gò Đàng

Vốn điều lệ của Công ty là 180.000.000.000 VNĐ.Công ty có năm Công ty con, được hợp nhất trong báo cáo tài chính.

Bảng 3.1: Danh sách các Công ty con của Công ty Cổ Phần Gò Đàng

Tên Công ty con Địa chỉ Lĩnh vực kinh doanh % Tỷ lệ lợi ích % Quyền biểu quyết Công ty TNHH TM Gò Đàng Số 202/33 đường Cô Bắc, quận 1, TP. HCM Thu mua hàng thủy sản 100 100 Công ty TNHH XNK Thủy sản An Phát Lô 45, KCN Mỹ Tho, Tiền Giang

Sản Xuất thủy sản 100 100 Công ty TNHH TM TS Việt Đức Lô 45, KCN Mỹ Tho, Tiền Giang

Thu mua hàng thủy sản 100 100 Công ty TNHH MTV Gò Đàng Vĩnh Long Mỹ Phước –Mang Thít – Vĩnh Long Sản xuất thức ăn thủy sản 100 100 Công ty TNHH MTV Gò Đàng Bến Tre

Khu công nghiệp An Hiệp – Châu Thành – Bến Tre

Sản xuất thủy sản

100 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 của Công ty cổ phần Gò Đàng)

Hình 3.1.1: Lo go Công ty Cổ Phần Gò Đàng

Công ty Cổ Phần Gò được chuyển đổi từ Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Gò Đàng

Tiền Giang theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 530300064 ngày 11/05/2007 và thay đổi đến lần thứ nhất

ngày 03/06/2011 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang cấp. Công ty chính thức niêm yết

cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM

(Hose) với mã chứng khoán là AGD từ ngày 07/01/2010 theo Quyết định số 177/QĐ-

SDGHCM ngày 28/12/2009 của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

31

Vị thế: Công ty là một trong sáu doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong

nước được phép xuất khẩu nghêu và các sản phẩm thủy sản khác vào thị trường EU. Sản lượng xuất khẩu nghêu của Công ty luôn dẫn đầu, chiếm 30% – 40% tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, Công ty

đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001- 2000, hệ thống SQF1000 quản lý vùng nuôi nguyên liệu được hầu hết các nước trên thế giới chấp nhận. Công ty đã được Ủy Ban Thực Phẩm Châu Âu công nhận là nhà máy đạt chuẩn xuất khẩu vào thị trường này. Là một trong số ít DN thủy sản sớm hoàn chỉnh chuỗi liên kết khép kín trong sản xuất cá tra. Sản phẩm của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế nhờ sử dụng

nguyên liệu từ những vùng nuôi có chứng nhận GlobalG.A.P, ASC. Thị trường của Công ty cổ phần Gò Đàng ngày càng được mở rộng. Để đáp

ứng kịp thời sản phẩm ra thị trường và để tự chủ đươc nguồn nguyên liệu,

đồng thời tạo được qui trình sản xuất khép kín và dễ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, Công ty cổ phần Gò Đàng đã mạnh dạn đầu tư vùng nuôi

cá tra tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long. Hiện tại nguyên liệu từ vùng nuôi của Công ty đã đáp ứng được 70% công suất của nhà máy.

3.1.2 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Một Thành Viên Gò Đàng Vĩnh Long

Tên chính thức: Công ty TNHH Một Thành Viên Gò Đàng Vĩnh Long Mã số Thuế: 1500499029

Địa chỉ trụ sở: ấp Mỹ Thanh, xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long Điện thoại: 070.2475616

Fax: 0703.938.455

Người đại diện theo pháp luật: Ông Trần Xuyên Giáo Chức vụ: Giám đốc

32

Giấy CNĐKKD: 150049929 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cấp ngày 20/12/2007 ( ngày 25/02/2009, Công ty được đổi tên thành Công ty TNHH Một Thành Viên Gò Đàng Vĩnh Long theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điều chỉnh lần thứ 4).

Chứng nhận: ISO 9001:2008, HACCP, BRC, IFS, HALAL, Certificate of Chain of Custody for MSC Products, GLOBALG.A.P

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Bộ máy tổ chức của Công ty được xây dựng gọn nhẹ theo mô hình trực

tuyến, tương đối phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất. Do đó mọi sự chỉ đạo được thông tin nhanh chóng, kịp thời đến người thực hiện, Cho tới

thời điểm này, toàn Công ty có hơn 100 công nhân viên thể hiện qua hình sau:

Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH MTV Gò Đàng Vĩnh Long

3.2.2 Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận

+Ban giám đốc (gồm cả phòng kế hoạch): nhiệm vụ của Ban giám đốc là quản lý, điều hành, giám sát toàn Công ty. Phân công phụ trách các bộ phận cụ thể để quản lý và có hành động chấn chỉnh kịp thời. Trên cơ sở định hướng

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH MTV GÒ ĐÀNG VĨNH LONG BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KỸ THUẬT BAN THU MUA PHÒNG HÀNH CHÍNH - NHÂN SỰ

33

cho toàn Công ty, cá nhân phụ trách đề ra các sách lược hoạt động của bộ phận mình cho hợp lý đem lại hiệu quả cao nhất. Phương thức quản trị của Công ty: các phòng ban nghiên cứu đề xuất kế hoạch, chiến lược kinh doanh, tài chính…trình ban giám đốc xem xét quyết định, hoặc ban giám đốc trình lên hội đồng quản trị phê duyệt để thực hiện theo thẩm quyền.

+Phòng kế toán: tham mưu cho ban giám đốc trong trong việc thực hiện chế độ tài chính. Quản lý vốn kinh doanh, kiểm tra tình hình kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra việc sử dụng và bảo quản vốn vật tư, tài sản. Tổ chức hạch toán các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tính toán và phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho ban giám đốc nghiên cứu tổ chức sản xuất đạt hiệu quả.

+Phòng hành chính - nhân sự: tham mưu cho ban giám đốc trong việc tổ chức và quản lý nhân sự. Thực hiện tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển của Công ty. Tổ chức công tác bảo vệ, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động. Thực hiện giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến người lao động.

+Ban thu mua: lập kế hoach thu mua và phục vụ cung ứng Nguyên vật liệu (NVL) phục vụ sản xuất của Công ty. Tìm kiếm khai thác nhà cung ứng, nghiên cứu và cập nhật giá cả thị trường đối với vật tư, NVL,…Thương lượng đàm phán các điều khoản thương mại và soạn thỏa các hợp đồng mua vật tư, NVL… phù hợp với quy định Công ty và hệ thống luật pháp có liên quan.

+Phòng kỹ thuật: tổ chức thực hiện vận hành máy móc thiết bị luôn vận hành tốt. Tổ chức thực hiện bảo dưỡng máy móc thường xuyên.

Tổ chức thực hiện vận hành máy móc thiết bị phục vụ quá trình sản xuất được.

Phải chuẩn bị những phụ tùng thay thế khi xảy ra sự cố. Báo cáo chính xác và kịp thời tình hình hư hỏng của máy móc thiết bị cho ban giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời. Tổ chức và vận hành suốt quá trình sản xuất sản phẩm, điều phối lao động hợp lý nhằm vận hành và khai thác hết khả năng

công suất của dây chuyền sản xuất.

3.3 VAI TRÒ VÀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Để tạo lợi thế cạnh tranh, năm 2007, Công ty Cổ Phần Gò Đàng đã mạnh dạng lên kế hoạch đầu tư nhà máy chế biến thức ăn cho cá tại Vĩnh Long. Hiện tại Công ty đã mua lại 100% vốn cổ phần của Công ty CP Hiệp Thanh V

với công suất nhà mày đạt 10 tấn thức ăn/giờ. Nay là Công ty TNHH MTV Gò Đàng Vĩnh Long. Là một trong những Công ty thành viên quan trọng của Công ty Cổ Phần Gò Đàng, giải quyết được một phần vấn đề là khép kính sản xuất từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ (đáp ứng 100% nhu cầu thức ăn

34

cho vùng nuôi cá của Công ty). Việc khép kín chuỗi quy trình kinh doanh thủy sản gồm con giống – thức ăn – vùng nuôi – chế biến xuất khẩu (hình 3.1.3) đang là nhu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh doanh cao.

Hình 3.1.3: Chuỗi khép kín quy trình sản xuất cá tra và cá basa

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thuộc ngành sản xuất chiến lược quan trọng. Sự ra đời của nhà máy chế biến thức ăn cho cá có chất lượng và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là điều rất cần thiết để giải quyết nhu cầu về thức ăn thủy sản cung cấp cho các vùng nuôi cho Công ty nói riêng và cho toàn ĐBSCL nói chung đang ngày càng tăng cao và yêu cầu chất lượng ngày một

nghiêm ngặt. Giải quyết công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định và lâu dài từ đó cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân địa phương

Ngành nghề kinh doanh: Nuôi trồng thuỷ sản nội địa, sản xuất giống thuỷ sản, chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản, bán buôn thực phẩm. (Hoạt động theo quy định của pháp luật).

Sản phẩm chính của nhà máy thức ăn thủy sản là: thức ăn dạng viên nổi dùng cho cá tra và cá basa xuất khẩu. Hệ thống vùng nuôi: 100 hecta đáp ứng 70% nguồn nguyên liệu cho chế biến.

Những đặc điểm của sản phẩm: sản xuất thức ăn thủy sản với chất lượng

tốt nhất. Để đứng vững trên thị trường và không ngừng phát triển Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào xây dựng thêm dây chuyền nhằm mở rộng qui mô sản

xuất, tăng sản lượng. Bên cạnh đó Công ty cam kết với khách hàng là luôn sản xuất thức ăn thuỷ sản theo phương châm: « Năng suất – An toàn – Hiệu quả »

+Chất lượng sản phẩm tốt nhất

+Giá thành cho người chăn nuôi thấp nhất +Hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng Hoạt động nuôi trồng Tiêu thụ Xuất khẩu Chế biến, đóng gói Con giống

Thuốc cho thủy sản Thức ăn thủy sản

35

Đáp ứng các yêu cầu của Bộ Thuỷ sản là cam kết không sử dụng hoá chất

cấm trong chế biến thức ăn thuỷ sản, thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hoá cho tất cả sản phẩm Công ty đã sản xuất đúng qui định các yêu cầu về chất lượng và an toàn thú y của thức ăn thủy sản

dạng viên. Những ưu việt của sản phẩm: Chất lượng – An toàn. Mô tả tổng quan về sản phẩm: Hình dạng: viên hình trụ, đều nhau, bề mặt mịn; mùi: đặc trưng của nguyên liệu phối chế; màu: nâu vàng

3.4 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3.4.1 Tổng quan về nhà máy chế biến thức ăn thủy sản 3.4.1 Tổng quan về nhà máy chế biến thức ăn thủy sản

Công suất cả 02 dây chuyền chế biến thức ăn là 15 tấn/h. Trung bình

nhà máy hoạt động một ngày là 12h, mỗi tháng hoạt động 26 ngày. Vậy công suất tối đa của nhà máy có thể đạt được trên năm là: 15.000kg x 12h

x 26ngày x 12tháng = 56.160.000 kg. Hiện giá thức ăn cho cá tra, cá basa tại Công ty loại 26% đạm ở mức 12.000 - 12.200 đồng/kg.

Bảng 3.4.1: Danh mục máy móc thiết bị của nhà máy

ĐVT: 1000 đồng

Hạng mục Số lượng Thành tiền

Dây chuyền nghiền thức ăn cho cá với công suất 7 tấn/h (ZTOLZ – Pháp)

2 lines 4.150.000

Máy ép đùng EX 620 của Sprout – Matador nhập khẩu của Công ty Andritz Technoglogy (Đan Mạch)

2 bộ 6.000.000

Lắp đặt thiết bị: Toàn bộ chi phí thiết kế, chế tạo, là lắp đặt hoàn chỉnh 02 dây chuyền chế biến thức ăn cho cá với công suất 6-9 tấn/h

12.700.000

Tổng cộng 22.850.000

Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH MTV Gò Đàng

Qui trình sản xuất thức ăn thủy sản

Đóng gói Sấy khô Ép đùn

Trộn tinh

Sàn tinh Nghiền thô/ mịn Chuyển pin chứa

nguyên liệu

Cân Tiếp liệu nguyên liệu

Nguyên liệu thô

Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty TNHH MTV Gò Đàng

Hình 3.4.1: Sơ đồ qui trình sản xuất thức ăn thủy sản

36

3.4.2. Phân tích tình hình doanh thu chi phí lợi nhuận của Công ty năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Theo thống kê từ Vasep, đến cuối năm 2012, chỉ còn khoảng 600 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản so với con số 900 của năm 2011, hiện tại ngành thủy sản Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn, dự kiến số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Tình hình này rất bất lợi và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Gò Đàng Vĩnh Long.

3.4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu

Hình 3.4.2.1: Biểu đồ tình hình doanh thu của Công ty

Bảng 3.4.2.1: So sánh tình hình thực hiện doanh thu giữa các năm ĐVT: 1.000 đồng

DT BH & DV: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; DDT: doanh thu thuần (nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm (2010-2011-2012 và 6 tháng đầu

năm 2013) của Công ty TNHH MTV Gò Đàng Vĩnh Long.

Dựa vào hình và bảng 3.4.2.1 ta nhận xét như sau: Năm 2011 mục tiêu của

Một phần của tài liệu phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gò đàng vĩnh long (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)