Quan điểm đề xuất giải pháp quản lý hóa đơn tự in

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động quản lý hoá đơn tự in tại chi cục thuế thành phố bắc giang (Trang 90 - 102)

Mục tiêu trong công tác quản lý hóa đơn tự in của cơ quan thuế là nhằm nâng cao ý thức pháp luật và sự hiểu biết về pháp luật thuế, pháp luật về quản lý, sử dụng hóa đơn của đối tượng sử dụng hóa đơn và của cả cộng đồng xã hội. Chấp hành tốt các quy định về quản lý hóa đơn, hạn chế tối đa những hành vi vi phạm về chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn tự in, đảm bảo một môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng, lành mạnh. Do vậy, quan điểm đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hóa đơn tự in nhằm đạt được mục tiêu nêu trên, bao gồm:

- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa đơn tự in phải thực hiện trên cơ sở nâng cao hiệu lực quản lý thuế

- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa đơn tự in phải thực hiện trên cơ sở đề cao trách nhiệm của người sử dụng hóa đơn, xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn

- Giải pháp nâng cao hiệu công tác quản lý hóa đơn tự in được thực hiện theo phương pháp quản lý hiện đại

- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa đơn tự in phải được thực hiện trên cơ sở tăng cường phối kết hợp với các cơ quan chức năng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 với cải cách hành chính thuế và hiện đại hóa hệ thống thuế.

4.6.3 Gii pháp qun lý hóa đơn t in ti Chi cc thuế TP Bc Giang

4.6.3.1 Giải pháp đối với Chi cục thuế TP Bắc Giang a. Về tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ quản lý

Nâng cao chất lượng giáo dục, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh công tác ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ.

Thường xuyên giáo dục tư tưởng chính trị cho cán bộ, công chức, luôn nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện tốt 10 điều kỷ luật của ngành, tinh thần tự phê bình và phê bình trên tinh thần xây dựng, đoàn kết nhất trí để cùng nhau hoàn thành tốt nhiện vụđược giao.

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, từng bước chuẩn hóa trình độ chuyên môn, nghiệp vụđội ngũ cán bộ công chức, tập huấn và cử cán bộ chuyên môn tham gia các lớp tập huấn về công tác chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ, trao đổi kinh nghiệm giữa Chi cục Thuế với Cục Thuế và giữa các Chi cục thuế với nhau.

Thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức theo chương trình của ngành, nhất là chính sách thuế và trình độ sử dụng máy tính, tra cứu thông tin trên các website, động viên cán bộ, công chức tự nghiên cứu nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ nhận thức chính trị, tham gia vào các hoạt động tìm hiểu pháp luật; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…

Căn cứ vào số lượng và chất lượng cán bộ chi cục thuế (bảng 4.18), Chi cục cần đưa ra các chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ theo những tiêu chí và lộ trình cụ thể.

Bảng 4.18 Chương trình đào tạo cán bộ, công chức Chi cục Thuế

TP Bắc Giang năm 2015

Chương trình đào tạo Stham gia ố lượng Thời gian tiến hành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 - Đào tạo nghiệp vụ quản lý hoá đơn 55 Tháng 4 hàng năm - Đào tạo về lý luận chính trị 10 Tháng 3 hàng năm - Tập huấn về chính sách thuế, Hoá đơn

chứng từ

100 Mỗi quý 1 lần

Nguồn: Chi cục Thuế TP Bắc Giang

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, “Xây dựng cơ quan văn hóa”, mỗi cán bộ, công chức là một tấm gương đạo đức, học tập và sáng tạo; Luôn cố gắng tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân về văn hóa, thể chất với giáo dục phẩm chất đạo đức, giáo dục lối sống, giáo dục truyền thống và giáo dục pháp luật; tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị cho cán bộ công chức trong Chi cục.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức trong Chi cục sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng để phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao.

Tăng cường phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin thông qua việc xây dựng các tiêu chí, cơ sở kiến thức để đào tạo cán bộ công nghệ thông tin của Chi cục. Từ đó, xây dựng môi trường đào tạo điện tử hoặc phối hợp với các tổ chức đào tạo về công nghệ thông tin thực hiện đào tạo cho nguồn lực công nghệ thông tin.

Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục, đào tạo. Tiếp tục rà soát kết quả thực hiện Chương trình Đào tạo nguồn nhân lực và Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.

b. Cải tiến bộ máy tổ chức bộ máy quản lý hóa đơn tự in

Hoàn thiện chính sách thuế nói chung và các văn bản pháp luật về Hoá đơn chứng từ nói riêng, đảm bảo có được hệ thống thuế thống nhất, phù hợp, vừa đáp ứng yêu cầu về nguồn thu ngân sách; Quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với khả năng đóng góp của các chủ thể trong nền kinh tế vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh tăng trưởng tăng thu nhập của dân cư. Cần nghiên cứu, khảo sát thực tế hệ thống thuế trong và ngoài nước nhiều hơn nữa để xây dựng được hệ thống thuế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 đạt yêu cầu: Công bằng, rõ ràng, minh bạch, tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế và đối tượng nộp thuế.

Nghiên cứu xây dựng luật kế toán thuế riêng và cụ thể hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để hoạch toán thuế, nghiệp vụđược miễn giảm thuế, nghiệp vụ khấu trừ giá trị thuế giá trị gia tăng và quy định chi tiết các loại hàng hóa dịch vụ được tính thuế, khấu trừ thuế, hạch toán thuế để các kế toán khi hạch toán không hiểu nhầm, không hạch toán sai, đỗ lỗi không hiểu biết….

Đẩy mạnh thực hiện việc chi tiêu, thanh toán qua tài khoản ngân hàng hoặc kho bạc, tiến tới không sử dụng tiền mặt thanh toán cho việc mua bán hàng hóa. Ban hành quy chế thanh toán giữa các DN qua ngân hàng để ngân hàng và cơ quan thuế phối hợp với nhau trong việc kiểm soát nguồn gốc các hoạt động thanh toán qua các hệ thống của ngân hàng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế hơn nữa giúp người nộp thuế nâng cao ý thức tuân thủ, kết hợp với hỗ trợ người nộp thuế trong tuân thủ pháp luật thuế

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế và hiệu lực của các biện pháp cưỡng chế, xử lý vi phạm về thuế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chống gian lận thuế, trốn thuế... của Bộ Tài chính với Bộ Công an, Bộ Công Thương khởi tố nhiều vụ việc trốn thuếđể có tính răn đe với những đối tượng vi phạm, kịp thời ngăn chặn hành vi chiếm đoạt thuế, chuyển giá, trốn thuế.

Nâng cao năng lực quản trị DN giúp các DN hoạt động kinh doanh tốt có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế, chấp hành tốt, nhưng quy định của luật thuế cũng như không vi phạm việc gian lận và trốn thuế, gây mất uy tín và thiệt hại cho DN. Từđó, tạo điều kiện DN ngày càng phát triển bền vững.

Đểđảm bảo thực thi tốt các luật thuế nói chung và công tác quản lý hóa đơn tự in nói riêng, cân cải tiến công tác quản lý thuế, xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ thuế có đủ năng lực trình độ phẩm chất đạo đức để đảm đương nhiệm vụ, cụ thể là;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 Thay đổi cơ chế quản lý thuế theo hương doanh nghiệp tự tính, tự khai và tự nộp thuế; cơ quan thuế thực thực hiện công tác tổ chức tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp thuế, thực hiện kiểm tra công tác thu nợ và cưỡng chế thuế. Với cơ chế thuế quản lý thuế thay đổi theo công việc, Trong đó công tác tổ chức tuyên truyền hỗ trợđối tượng nộp thuế và công tác thanh tra, kiểm tra là nhưng khâu quan trọng yếu để thực hiện chống các hành vi gian lận thuế.

Để công tác quản lý thuế được thực hiện tốt, chống thất thu thuế đạt hiệu quả thì con người luôn là trung tâm, là yếu tố quan trọng nhất. Để cán bộ thuế đảm đương tốt được nhiệm vụ của công tác quản lý thuế trong giai đoạn mới cần giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thuế. Do cơ chế chuyển đổi, cán bộ thuếđược hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như thuế công thương nghiệp cũ, thu quốc doanh... Mặc dù, đã được đào tạo trong quá trình công tác, song nên kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, phát triển nhanh và đạt ra những yêu cầu mới nên việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ thuế là vô cùng cần thiết để cán bộ thuế có tiếp cận nhanh với điều kiện công tác quản lý thuế mới, cụ thể là: có đủ năng lực trình độ để tiếp cận nhanh các kiến thức mới về kinh tế, thuế quốc tế, thương mại quốc tế và các hình thức gian lận thuế đủ kiến thức công nghệ thông tin để có thể khai thác triệt để các thông tin đã phục vụ cho công tác chống thất thu thuế và công tác quản lý thuế cũng như công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế; có kỹ năng chuyên nghiệp, chuyên sâu, khả năng ứng dụng các tiến bộ công nghệ tin học và công tác quản lý thuế.

Thứ hai, rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế. Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế, chống thất thu thuế, việc giáo dục, rèn luyện đạo đức của cán bộ thuế là vô cùng cần thiết và quan trọng. Do đặc thù công việc thường xuyên phải giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế giữa đối tượng nộp thuế với nhà nước, để thực hiện hành vi gian lận thuế được trót lọt, không bị phát hiện, đối tượng nộp thuế có thể mua chuộc, cán giỗ, san sẻ lợi ích vật chất cho cán bộ thuế. Vì vậy phải nếu bản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 lĩnh, phẩm chất đạo đức cán bộ thuế không tốt sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm để lọt hành vi vi phạm pháp luật, gây thất thu NSNN.

c. Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hóa đơn tự in

Công nghệ thông tin đã và đang được triển khai để thực hiện quản lý thuế nói chung cũng như quản lý hóa đơn tự in, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Để có thể quản lý hóa đơn tự in của cơ quan thuế trong điều kiện số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, số lượng cán bộ thuế không thể tăng cùng với số lượng đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế nhất thiết phải áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hơn nữa giúp cơ quan thuế giám sát tối đa hoạt động sản xuất kinh doanh của DN từ khi thành lập, hoạt động đến khi giải thể.

Triển khai ứng dụng phần mềm “đối chiếu bảng kê hóa đơn” . Ứng dụng này là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cơ quan Thuế phát hiện doanh nghiệp có hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, doanh nghiệp có dấu hiệu mua bán hoá đơn.

Hoàn thiện chuyên mục hóa đơn trên website Tổng cục để người nộp thuế có thể tra cứu thông tin về các DN đã phát hành hóa đơn và mẫu hóa đơn của những DN này.

Năm 2012 ngành thuế triển khai ứng dụng kê khai thuếđiện tử iHTKK, đến 31/12/2014 đạt 100% doanh nghiệp do Chi cục thuế quản lý đã thực hiện khai thuếđiện tử; Năm 2014 Ngành thuế tiếp tục triển khai nộp thuếđiện tử; nâng cấp ứng dụng QLAC hợp nhất vào ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS)

Với số lượng hóa đơn phát hành vô cùng lớn của khoảng nửa triệu DN, nếu muốn kiểm tra tính chính xác, trung thực của các hóa đơn đã được sử dụng không thể tiếp tục sử dụng phương pháp đối chiếu hóa đơn thủ công thông qua hình thức gửi văn bản từ cơ quan thuế này đến cơ quan thuế khác đề nghịđối chiếu và thông báo thông tin. Điều này đòi hỏi phải sớm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đối chiếu hóa đơn. Muốn vậy, phải nghiên cứu hoàn thiện quy định về cách

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 đánh số thứ tự và ký hiệu hóa đơn gắn với mã số người nộp thuế sao cho thuận lợi nhất cho áp dụng kỹ thuật số. Thêm vào đó, cần có quy định pháp lý đểđảm bảo khi hóa đơn đã được lập là phải được tải dữ liệu lên phần mềm trên mạng internet. Khi đó bất kỳ ai được cấp quyền truy cập đều có thể truy cập để kiểm tra, đối chiếu.

Hiện tại ngành thuế đã trang bị hệ thống máy chủ đến từng Chi cục Thuế, nhờ có sựđầu tư công nghệ thông tin nên những thông tin cơ bản về thu nộp thuế đã được máy tính xử lý tựđộng; Đặc biệt phần mềm đăng ký thuế và cấp mã số thuế đã giúp cho việc cập nhật, lưu giữ các thông tin kê khai đăng ký thuế.Tuy nhiên, hệ thống thông tin quản lý thuế hiện tại chưa có khả năng thực hiện việc tự động kiểm tra chéo hóa đơn chứng từ theo kê khai cả các doanh nghiệp mà cụ thể là: việc đối chiếu, kiểm tra giữa tờ khai thuế và bảng kê hóa đơn mua và bán hàng hóa, dịch vụ vẫn phải thực hiện thủ công nên không phát hiện được sự trùng lắp trong việc sử dụng hóa đơn bán hàng. Chính vi vậy, các cán bộ thuế rất khó phát hiện ra các hóa đơn không hợp lệ, không thuộc cơ quan thuế quản lý.

Hai là, việc kiểm tra, đối chiếu chéo hóa đơn để phục vụ hoàn thuế cũng làm ra thủ công...Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt độn sản xuất, kinh doanh hàng tháng các doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý thuế, tới khai thuế GTGT, các bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra và mua vào, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.Tổng cục thuế đã triển khai ứng dụng phần mềm hỗ trợ kê khai sử dụng công nghệ mã vạch hai chiều để doanh nghiệp kê khai theo phần mềm hỗ trợ, cơ quan thuế sử dụng máy đọc mã vạch đểđọc tờ khai, qua đó giảm thiểu việc nhập liệu bằng thủ công.Tuy nhiên hệ thống phần mềm chưa đáp ứng dược việc phát hiện các hóa đơn đã quá thời hạn kê khai, hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn do đó công việc kiểm tra của cán bộ quản lý hầu hết là thủ công,mất rất nhiều khả năng và dễ bị bỏ qua các sai phạm có liên quan đến hóa đơn.

d. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại tất cả các khâu: Kê khai thuế; In ấn, phát hành, quản lý sử dụng hoá đơn.

Giải quyết việc hoàn thuế, quản lý quỹ hoàn thuế theo quy định.

Rà soát các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, qua đó tập trung

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động quản lý hoá đơn tự in tại chi cục thuế thành phố bắc giang (Trang 90 - 102)