STT Đối tượng điều tra Số phiếu
1 Ban lãnh đạo Chi cục thuế 1 Đội trưởng, Phó Đội trưởng 2 2 Cán bộ làm công tác quản lý thuế 57
Cán bộ Đội HC-NS-TV-AC 2
Cán bộ các Đội thuế 55
Tổng (1+2) 60
3 Doanh nghiệp trên địa bàn 85
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
3.2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu
- Tổng hợp bằng phương pháp phân tổ thống kê theo loại hình doanh nghiệp, loại hóa đơn
- Sử dụng các công cụ tính toán trên phần mềm EXCEL.
3.2.2.2 Phương pháp phân tích
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích sau:
- Phương pháp thống kê mô tả:
Các thông tin, số liệu thu thập được sẽđược sắp xếp, phân loại theo các tiêu thức và tính toán các chỉ tiêu (số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân...) để mô tả mức độ, quy mô, sự biến động của các hiện tượng quản lý, sử dụng hóa đơn.
- Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng đểđối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 động của các chỉ tiêu, nội dung nghiên cứu.
So sánh giữa thực hiện với những quy định của pháp luật.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Chuyên gia là phương pháp thu thập thông tin có chọn lọc ý kiến đánh giá của một người, một nhóm người đại diện trong lĩnh vực nghiên cứu để từđó rút ra những nhận xét, đánh giá chung về vấn đềđang nghiên cứu đảm bảo tính khoa học hơn, chính xác hơn.
Trong đề tài này, tôi tiến hành thu thập ý kiến, kinh nghiệm của một số chuyên gia, phòng vấn cán bộ quản lý của Chi cục thuế và một số doanh nghiệp về vấn đề quản lý, sử dụng hóa đơn tự in theo Nghịđịnh 51/2010/NĐ-CP.
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.3.1 Chỉ tiêu về thực trạng quản lý hóa đơn của Chi cục thuế thành phố Bắc Giang
- Số lượng doanh nghiệp Chi cục đang quản lý
- Số doanh nghiệp đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh mang theo hóa đơn - Số lượng hóa đơn tự in
- Số tiền nợđọng thuế
- Số hóa đơn đã sử dụng và số hóa đơn đã hủy bỏ
- Về xử lý hóa đơn vi phạm: sốđơn vị báo mất hóa đơn, số lượng hóa đơn đã báo mất, số lượng hóa đơn đã xử lý, số tiền đã xử phạt hành chính
- Số hóa đơn/phiếu gửi đi xác minh và nhận được trả lời
3.3.2 Chỉ tiêu về thực trạng quản lý hóa đơn tự in của Chi cục thuế thành phố
Bắc Giang
- Số DN lựa chọn sử dụng hoá đơn tự in - Số DN có thông báo phát hành hóa đơn tự in - Số HĐđã sử dụng theo thông báo phát hành - Số doanh nghiệp bỏ trốn
- Số vi phạm chếđộ báo cáo hóa đơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 - Số tiền nộp NSNN từ xử lý vi phạm chếđộ báo cáo hoá đơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng hoạt động quản lý hoá đơn tự in tại Chi cục thuế thành phố Bắc Giang Giang
4.1.1 Thực trạng quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn tự in của Chi cục thuế TP Bắc Giang Bắc Giang
4.1.1.1 Số lượng doanh nghiệp thành lập, hoạt động năm 2012-2014
Doanh nghiệp là đối tượng chính trong quản lý thuế của Chi cục thuế TP Bắc Giang. Việc theo dõi số lượng doanh nghiệp trên địa bàn là một phần trong công tác quản lý của Chi cục thuế. Điều đó được thể hiện như bảng dưới đây:
Bảng 4.1 Tình hình biến động các doanh nghiệp ở thành phố Bắc Giang, giai đoạn 2012-2014 Nôi dụng 2012 2013 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 BQ Số doanh nghiệp thành lập 850 980 1.150 115,29 117,35 116,32 Số doanh nghiệp hoạt động 798 920 1.065 115,29 115,76 115,52 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2014
Bảng 4.1 thể hiện sự gia tăng của số lượng các doanh nghiệp qua các năm thành phố Bắc Giang. Bình quân các năm có số lượng doanh nghiệp tăng 1,33% năm 2014 so với năm 2012, tăng 1,16% so với năm 2013. Việc số lượng các doanh nghiệp hàng năm tăng lên, đồng thời với việc quản lý các doanh nghiệp này và quản lý hóa đơn tự in tại đây cũng phức tạp và nhiều việc hơn.
4.1.1.2 Số lượng doanh nghiệp lựa chọn sử dụng hoá đơn tự in
Kết quả tổng kết về tình hình lựa chọn phương thức sử dụng hóa đơn tự in, đặt in và mua hóa đơn của Chi cục thuế TP Bắc Giang, cụ thể như sau: chỉ có 257 doanh nghiệp lựa chọn hình thức tự in hóa đơn (chiếm 24,13% tổng số doanh nghiệp Chi cục thuế TP Bắc Giang quản lý); có đến 613 doanh nghiệp chiếm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 57,56 % tổng số doanh nghiệp Chi cục thuế TP Bắc Giang quản lý lựa chọn hình thức đặt in hóa đơn; 195 doanh nghiệp chiếm 18,31% tổng số doanh nghiệp chưa đủđiều kiện đặt in, tự in hóa đơn được mua hóa đơn của Chi cục thuếđặt in đến hết ngày 31/12/2014. Cụ thể như sau:
Bảng 4.2 Sự lựa chọn phương thức sử dụng hóa đơn
TT Lodoanh ại hình nghiệp
Lựa chọn phương thức sử dụng hóa đơn
Tự in Đặt in Mua hóa chi cục thuđơn cếủa SL (DN) T ỷ lệ (%) (DN) SL T ỷ lệ (%) (DN) SL Tỷ lệ (%) 1 - Cổ phần 135 12,68 112 10,52 - - 2 - TNHH 122 11,45 459 43,10 15 1,41 3 - DNTN - - 42 3,94 20 1,88 4 - HTX - - - - 26 2,44 5 - Khác - - - - 134 12,58 Tổng 257 24,13 613 57,56 195 18,31 Nguồn: Chi cục thuế TP Bắc Giang
Doanh nghiệp lựa chọn hình thức tự in hóa chủ yếu là các doanh nghiệp Cổ phần và Công ty TNHH (doanh nghiệp có vốn tư nhân). Trong thực tế cho thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì tình trạng quản lý, sử dụng hóa đơn rất yếu kém và hay vi phạm pháp luật thuế. Trong 257 doanh nghiệp lựa chọn hình thức tự in hóa đơn, thì có khoảng trên 200 doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà chủ yếu là các doanh nghiệp đã thành lập; vì lựa chọn hình thức này rất đơn giản, chỉ cần đăng ký mua phần mềm in hóa đơn và thông báo phát hành cho cơ quan thuế thế là được sử dụng hóa đơn nhưng việc quản lý và sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp này thì rất kém. Phần đa số doanh nghiệp đều lựa chọn đặt in (hơn 55%) là do số doanh nghiệp này đều ở quy mô vừa và nhỏ, tính toán việc bỏ chi phí đầu tư hóa đơn tự in và việc đi đặt in thì đặt in có tính kinh tế cao hơn và giảm thiểu công việc cho doanh nghiệp do việc quản lý số lượng hóa đơn tự in phát sinh ra.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tự in hóa đơn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong việc in, phát hành, sử dụng hóa đơn.
4.1.1.3 Số luợng hoá đơn tự in đã sử dụng qua các năm
Hàng tháng, quý các doanh nghiệp thực hiện báo cáo tình hình số lượng hoá đơn sử dụng
Đồ thị 4.1 Tình hình sử dụng hóa đơn tự in
Nguồn: Chi cục thuế TP Bắc Giang
Thông qua đồ thị 4.1 trên ta có thể nhận thấy rằng, số lượng hóa đơn tự in đã tăng dần theo từng năm. Loại GTKT tăng bình quân là 131,52% trong 3 năm. Sở dĩ số lượng hóa đơn tự in là khá lớn, là bởi vì hầu hết các doanh nghiệp khi đăng ký tự in hóa đơn đều phải đảm bảo được các điều kiện như: tình hình sản xuất kinh doanh phải ổn định, có sự tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, số lượng hóa đơn phải sử dụng đủ lớn trong tháng, đồng thời phải thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuếđối với Nhà nước.
4.1.1.4 Số lượng doanh nghiệp bỏ trốn, nợ đọng tiền thuế
Hóa đơn có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện bán hàng, kê khai nộp thuế và quản lý tài chính. Sau hơn 15 năm thực hiện Luật thuế GTGT và TNDN với những quy định chặt chẽ về hóa đơn nhưng trong lĩnh vực quản lý,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 sử dụng hóa đơn vẫn là một vấn đề nan giải cho cơ quan thuế cũng như các cơ quan chức năng liên quan. Thậm chí, đã xuất hiện một loại tội phạm mới trong xã hội, đó là tội phạm mua, bán hóa đơn trái phép.
Công tác sử dụng hóa đơn của ngành thuế trong vài năm gần đây đang phải đối diện với những thách thức vô cùng to lớn. Hiện tượng sử dụng hóa đơn để trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước đang diễn ra phổ biến trong phạm vi cả nước và gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hành vi vi phạm trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp diễn ra dưới nhiều hình thức trong đó nổi cộm là thành lập doanh nghiệp chỉđể mua, bán hóa đơn.
Số liệu quản lý tại Chi cục thuế TP Bắc Giang về các doanh nghiệp bỏ trốn mang theo hóa đơn và số nợđọng không thu hồi được của các doanh nghiệp này được thể hiện cụ thể như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51
Bảng 4.3 Doanh nghiệp bỏ trốn và nợđọng tiền thuế qua 3 năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)
2014/2013 2013/2012 BQ
1. Tổng số DN đang quản lý DN 798 920 1.065 115 116 116
2. Tổng số DN đã bỏ trốn DN 63 78 94 124 121 122
- DN tự in hóa đơn DN 10 15 22 150 147 148
- DN chưa mua/đặt in hóa đơn DN 22 35 46 159 131 145
- DN đã mua/đặt in hóa đơn DN 31 28 26 90 93 92
3. Số lượng hóa đơn Số
- Số HĐđã mua/đặt in/tự in Số 63.500 87.600 115.500 138 132 135 - Số HĐđã kê khai thuế Số 53.000 68.700 93.200 130 136 133 - Số HĐ chưa kê khai thuế Số 10.500 18.900 22.300 180 118 149 4. Tiền nợđọng thuế Tr đồng 9.200 11.500 15.100 125 131 128
- GTGT Tr đồng 4.750 7.250 9.048 153 125 139
- TNDN Tr đồng 2.450 1.950 3.152 80 162 121
- Khác Tr đồng 2.000 2.300 2.900 115 126 121
Nguồn: Chi cục thuế TP Bắc Giang
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 Theo bảng 4.3 cho thấy việc gia tăng nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp qua từng năm kéo theo đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều số doanh nghiệp bỏ trốn mang theo hóa đơn GTGT. Trung bình số doanh nghiệp bỏ trốn trong ba năm tăng bình quân là 8,40%/năm.
Năm 2014 có 22 doanh nghiệp bỏ trốn là những doanh nghiệp tự in hoá đơn theo Nghịđịnh số 51/2010. Do quy định về tự in hoá đơn rất thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Song một số đối tượng đã lợi dụng để thành lập doanh nghiệp nhằm mua, bán hoá đơn bất hợp pháp.
Các hành vi chủ yếu mà các doanh nghiệp sử dụng để trốn thuế là:
- Khi cung cấp dịch vụ hàng hóa, cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn để giao cho khách hàng nhưđã quy định;
- Lập hóa đơn cho khách hàng thấp hơn gia thanh toán thực tế; - Lập hóa đơn chênh lệch giữa liên 1, 3 với liên 2;
- Lập hóa đơn không kèm theo dịch vụ hàng hóa (lập hóa đơn khống); - Sử dụng hóa đơn không phải của đơn vị mình;
- Sử dụng hóa đơn giả (hóa đơn không phải do Bộ Tài chính phát hành).
4.1.1.5 Số lượng doanh nghiệp vi phạm trong việc sử dụng hóa đơn
Trong toàn bộ quá trình của công tác quản lý hóa đơn thì khâu tổ chức quản lý sử dụng hóa đơn là quan trọng nhất, tuy nhiên việc phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân mà không được xử lý một cách kịp thời, nhanh chóng và chính xác thì việc quản lý quá trình sử dụng hóa đơn hoàn toàn là vô nghĩa. Việc chú trọng tới công tác xử lý những đối tượng vi phạm vừa có tác dụng ngăn chặn, răn đe các đối tượng, đồng thời có thể thu hồi lại được tiền thuế vi phạm của các đối tượng cho NSNN. Chính bởi vậy nên công tác xử lý vi phạm hóa đơn cũng được Chi cục thuế TP Bắc Giang khá chú trọng.
Để xử lý các trường hợp nhưđã nêu trên, Chi cục thuế TP Bắc Giang cũng như tất cả các cơ quan thuế khác trên cả nước đều tổ chức công tác quản lý thật sát sao đối với các đối tượng. Việc theo dõi tình hình thành lập, tổ chức sản xuất kinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 doanh của các đối tượng đã đặc biệt được chú ý nhiều hơn, các thông tin về các đối tượng có hành vi trốn thuế, tạm ngừng hoặc ngừng hoạt động, bỏ trốn… đã được cung cấp một cách thường xuyên nhất và nhanh nhất.
Riêng đối với những doanh nghiệp có thông báo về mất hoá đơn, Chi cục thuế TP Bắc Giang mà trực tiếp là Bộ phận quản lý ấn chỉ sẽ thực hiện ra thông báo kịp thời lên trang Tổng cục thuế và các Cục thuế trong cả nước về loại hoá đơn, số hoá đơn, ký hiệu hoá đơn… đã bị mất; Việc thông báo về số hoá đơn đã bị mất trên phạm vi toàn quốc cũng đồng nghĩa với việc khẳng định tính phi giá trị sử dụng của số hoá đơn đó, điều này làm cho ý đồ sử dụng hoá đơn trái phép của các đối tượng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, do hình thức tổ chức quản lý của ngành thuế trong giai đoạn hiện nay chưa thực sự được hiện đại hoá, do vậy hầu hết các thông báo được thực hiện theo đường công văn là chủ yếu, do đó tính cập nhật là chưa cao, điều đó là một trong những bất cập lớn trong công tác quản lý thu thuế ở nước ta nói chung và tại Chi cục thuế TP Bắc Giang nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Việc tuyền truyền cho các đối tượng chịu thuế hiểu tính quan trọng của công tác bảo quản, lưu giữ và sử dụng hoá đơn là như thế nào đã được Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ (Bộ phấn ấn chỉ), Đội tuyên truyền thực hiện rất tốt, có lẽ bởi lý do đó mà con số thể hiện số đối tượng báo mất hoá đơn đã ngày càng giảm xuống, ta có thể thấy được rõ hơn thông qua bảng số liệu sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54
Bảng 4.4 Tình hình xử lý tổn thất hoá đơn tại Chi cục thuế TP Bắc Giang
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)
2013/2012 2014/2013 BQ
Sốđơn vị báo mất hóa đơn Hóa đơn 51 43 35 84,31 81,40 82,85 Số lượng hóa đơn đã báo mất Hóa đơn 205 181 149 88,29 82,32 85,31 Số lượng hóa đơn đã xử lý Hóa đơn 181 162 139 89,50 85,80 87,65 Số tiền đã xử phạt hành chính Nghìn đồng 65.500 53.500 49.500 81,68 92,52 87,10