Xây dựng mô hình bãi thải thân thiện với môi trƣờng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các bãi thải của khu mỏ than cao sơn, quảng ninh (Trang 95 - 96)

Trong thời gian tới mỏ than Cao Sơn tiếp tục mở rộng khai thác xuống sâu sẽ phát sinh một lƣợng đất đá thải lớn (bảng 2.16), nên nhu cầu đổ thải tại các bãi thải mới càng cấp thiết. Bên cạnh những bãi thải vì nhiều nguyên nhân sẽ ngừng đổ thải thì mỏ cũng tiến hành đổ thải tại các bãi thải mới trong quy hoạch với dung tích lớn và thời gian đổ thải dài. Vì vậy việc thiết kế đổ thải cho bãi thải mới và cải tạo phục hồi môi trƣờng cho các bãi thải tiến tới dừng đổ thải cần phải đƣợc thực hiện sớm.

83

Lựa chọn áp dụng thử nghiệm cho khu vực đổ thải bãi thải Bắc Bàng Nâu và bãi thải Khe Chàm III (Hình 2.1 phần phụ lục). Trong đó bãi thải Bắc Bàng Nâu là bãi thải mới trong quy hoạch đổ thải và của mỏ Cao Sơn. Khối lƣợng đổ thải của mỏ Cao Sơn tại bãi thải này là 673,5 triệu m3, bắt đầu đổ thải từ năm 2013 và áp dụng công nghệ đổ thải tầng thấp kết hợp băng tải, ô tô và xe gạt. Còn bãi thải Khe Chàm III sẽ dừng đổ thải năm 2011 và đƣợc cải tạo để làm nền đƣờng ra bãi thải Bắc Bàng Nâu.

Thành phần đất đá thải của mỏ chủ yếu là sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết, than, đá xít và đất phủ. Sau khi nổ mìn các khối đá trở thành các cục có kích thƣớc nhỏ từ 050mm, chiếm khoảng 10%, cỡ hạt 5080mm chiếm khoảng 80%, còn lại là các cục có kích thƣớc >80mm. Cỡ hạt đƣợc phân bổ dần theo chiều cao của mái dốc: phía trên là cỡ hạt nhỏ, ở chân tầng là cỡ hạt lớn; trong mùa mƣa mái dốc bị bào mòn cuốn trôi theo các dòng chảy tập trung từ mặt bãi thải xuống sƣờn dốc gây sự trôi lở đất đá, bùn, làm bồi lấp ảnh hƣởng đến việc thoát nƣớc và gây ô nhiễm hệ thống sông suối trong vùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các bãi thải của khu mỏ than cao sơn, quảng ninh (Trang 95 - 96)