Các biện pháp bảo vệ môi trƣờng đã thực hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các bãi thải của khu mỏ than cao sơn, quảng ninh (Trang 40 - 42)

Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trƣờng từ hoạt động khai thác than của tập đoàn trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Tập đoàn đầu tƣ khoảng 700 tỷ đồng cho công tác bảo vệ môi trƣờng. Trong đó khoảng 60-70% dành cho các dự án sử dụng nguồn Quỹ môi trƣờng tập trung, phần còn lại sử dụng cho các công việc bảo vệ thƣờng xuyên và các dự án bảo vệ môi trƣờng của các đơn vị thành viên.

28

Hƣớng dẫn lập mới hoặc bổ sung báo cáo ĐMC, ĐTM cho các Công ty thành viên. Đến hết năm 2012, đã có 66/67 khu vực khai thác than, 7/12 cảng than của Vinacomin đã đƣợc phê duyệt đánh giá tác động môi trƣờng, 4 cảng đƣợc xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời không vận chuyển than trên đƣờng bộ, cải tạo các tuyến vận chuyển than chuyên dùng nhằm tách việc vận chuyển than ra khỏi khu dân cƣ, giảm thiểu bụi và tiếng ồn đối với khu dân cƣ. Tiến hành nạo vét sông suối, mƣơng rãnh trong ranh giới mỏ nhƣ: cải tạo hệ thống thoát nƣớc Khe Chàm - Dƣơng Huy, cải tạo cảnh quan môi trƣờng sông Vàng Danh (Uông Bí). Bên cạnh đó, hoạt động cải tạo, phục hồi môi trƣờng sau khai thác cũng đƣợc quan tâm hơn. Đến nay, đã có 35/67 khu vực khai thác mỏ đã đƣợc phê duyệt dự án cải tạo, phục hồi môi trƣờng, với tổng chi phí 321 tỷ đồng. Việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng đối với các dự án cũng đƣợc thực hiện nghiêm túc, với 36 dự án đã đƣợc ký quỹ, tổng số tiền khoảng 143 tỷ đồng [13, 14].

Trong vấn đề xử lý nƣớc thải, TKV và các đơn vị thành viên đã đầu tƣ xây dựng 32 trạm xử lý nƣớc thải mỏ, năm 2012 đã hoàn thành và đƣa vào vận hành 6 trạm, tiếp tục đầu tƣ xây dựng thêm 19 trạm xử lý để góp phần cải thiện chất lƣợng các nguồn nƣớc trên địa bàn. Các trạm đã hoàn thành nhƣ: trạm xử lý nƣớc thải mỏ Cọc Sáu với diện tích 45.685m2 công suất nhà máy lên tới 2.400m3/h; mỏ Cao Sơn với công suất 1.200m3/h giai đoạn 1; mỏ Hà Tu với diện tích 6.377m2

công suất 300m3/h đều xử lý nƣớc thải đạt tiêu chuẩn loại B trong xử lý nƣớc công nghiệp (Hình 1.10 phần phụ lục).

Cùng với địa phƣơng, các đơn vị khai thác đã tích cực áp dụng các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nhƣ: tƣới nƣớc dập bụi trên các tuyến đƣờng vận chuyển; xây dựng thí điểm 3 trạm rửa xe (tại mỏ Núi Béo, Nam Mẫu và Tuyển than Cửa Ông); thực hiện che phủ bạt trên các phƣơng tiện vận chuyển; lắp đặt hệ thống phun sƣơng dập bụi; xây kè chắn chống trôi lấp đất đá; trồng cây phủ xanh đất trống và bãi thải. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trƣờng tới toàn thể ngƣời lao động, nhằm nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan nơi sản xuất [14].

29

2 Chƣơng II. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THAN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƢỜNG CỦA MỎ THAN CAO SƠN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các bãi thải của khu mỏ than cao sơn, quảng ninh (Trang 40 - 42)