Các biện pháp bảo vệ môi trƣờng đang áp dụng tại Công ty than Cao

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các bãi thải của khu mỏ than cao sơn, quảng ninh (Trang 81)

2.4.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

Các giải pháp thực hiện nhƣ đồng bộ hóa các dây chuyền theo công nghệ mới từ khâu khoan nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển đến sàng tuyển than. Trang bị các máy móc hiện đại, công suất lớn phục vụ tốt nhu cầu khai thác mà ít gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Sử dụng công nghệ khoan ƣớt, dùng nƣớc làm dung dịch khoan để hạn chế tối đa khả năng phát sinh bụi. Nạp nổ bằng thuốc nổ ANFO, ANFO chịu nƣớc và thuốc nổ nhũ tƣơng (Hình 2.16 phần phụ lục) với cân bằng Oxy bằng không. Đồng thời sử dụng công nghệ nổ mìn vi sai qua hàng, nạp mìn bua nƣớc nhƣ hình 2.17, đã giảm đáng kể khả năng phát sinh bụi và các khí độc so với công nghệ nổ mìn trƣớc đây của Liên Xô cũ. Đất đá sau nổ mìn có kích cỡ đồng đều hơn giúp nâng cao hiệu quả xúc bốc và cũng giảm thiểu phát sinh bụi.

Áp dụng Công nghệ xúc than chọn lọc bằng máy xúc thuỷ lực gầu ngƣợc làm tăng tính cơ động giảm bụi phát sinh, tiếng ồn hiệu quả hơn so với khi sử dụng máy xúc điện tay gầu kéo cáp.

Tại các cụm sàng tuyển sơ bộ của mỏ luôn duy trì hoạt động hệ thống phun sƣơng, ở sàng I còn trang bị hệ thống lọc bụi túi để ngăn bụi. Đối với các xe ô tô chở than từ cụm sàng xuống cảng Cầu 20 đƣợc phủ bạt kín, chở đúng trọng tải và chạy theo khung giờ quy định. Do đó, có thể làm giảm đáng kể lƣợng bụi than.

Ngoài ra, trên các tuyến đƣờng vận tải, mỏ sử dụng các xe téc để tƣới nƣớc dập bụi với tần suất 3 lần/ca. Ở hai bên đƣờng và những khu đất trống, mỏ trồng các loại cây xanh nhƣ Keo lá tràm với cự li trồng m, mật độ 1660 cây/ha, đã góp phần ngăn cản sự phát tán của bụi và khí thải.

Với lƣợng đất đá thải ngày càng nhiều, cung độ vận tải ngày càng xa, nên mỏ đang tính toán, thiết kế để xây dựng hệ thống thải đất đá bằng băng tải kín từ moong trung tâm ra bãi thải Bắc Bàng Nâu. Nếu hệ thống băng tải này đi vào hoạt động sẽ làm tăng hiệu quả khai thác, đồng thời giảm một lƣợng lớn bụi, khí thải và tiếng ồn phát sinh từ khâu vận tải đất đá.

69

Hình 2.17. Nạp mìn sử dụng phƣơng pháp nổ mìn vi sai phân đoạn

2.4.1.2. Khống chế ảnh hưởng của tiếng ồn và độ rung

Bố trí thời gian hoạt động sản xuất của mỏ theo đúng quy định (khoản 1 điều 68, điều 69 của Luật lao động). Tổ chức hợp lý lịch hoạt động của các thiết bị, máy móc, phƣơng tiện thi công nhằm hạn chế tối đa sự hoạt động cùng lúc, tập trung gây tiếng ồn và độ rung cao vào cùng một thời điểm. Sử dụng hợp lý, đúng công suất, và thực hiện bảo dƣỡng định kỳ theo thời hạn các loại máy móc, thiết bị mỏ. Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, đúng quy cách, phù hợp cho từng công việc của mỗi cán bộ, công nhân viên.

Bê tông hóa các tuyến đƣờng vận chuyển chính và các tuyến đƣờng qua khu dân cƣ, tiến hành duy tu bảo dƣỡng thƣờng xuyên. Trồng cây xanh với mật độ dày hai bên đƣờng để cách âm, giảm ảnh hƣởng của tiếng ồn.

2.4.1.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

Để giảm thiểu ảnh hƣởng của nƣớc thải mỏ đến các sông suối tiếp nhận, mỏ đã tiến hành xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý nƣớc thải với công suất 1.200m3/h (Hình 2.18), chi phí đầu tƣ hơn 40 tỷ đồng. Nƣớc thải mỏ trƣớc khi thải ra môi trƣờng đƣợc xử lý qua hệ thống này đã đạt TCCP (Bảng 2.31). Công suất của trạm

70

xử lý nƣớc thải mỏ đƣợc lựa chọn dựa vào công suất bơm thoát nƣớc ở moong trung tâm.

Công thức tính công suất của trạm xử lý nƣớc thải mỏ:

Trong đó: Qtr: Công suất lớn nhất của bơm thoát nƣớc moog trung tâm là 1.250(m3/h).

: Hiệu suất của trạm bơm.

Bể điều lƣợng Bể trung hòa Bể lắng sơ cấp Bể lắng tấm nghiêng Bể keo tụ Bể nƣớc sạch Máy ép bùn Bể chứa bùn Nƣớc thải mỏ Hộ tiêu thụ Bơm nƣớc thải Bơm bùn Bơm nƣớc sạch Nƣớc sau lọc ép Ca(OH)2 PAC, PAM Bãi thải Trong đó: : Bùn thải

Hình 2.18. Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải mỏ than Cao Sơn

Nƣớc thải theo quy trình xử lý đƣợc bơm từ moong trung tâm lên mƣơng thoát nƣớc tự chảy, qua song chắn rác để loại bỏ các thành phần chất rắn có kích thƣớc lớn trƣớc khi vào bể điều lƣợng. Tại bể điều lƣợng các chất rắn có cỡ hạt lớn lắng đọng và đƣợc nạo vét định kỳ bằng thủ công chuyển lên ôtô chở đi đổ thải tại bãi thải của mỏ.

Từ bể điều lƣợng, nƣớc thải đƣợc bơm nâng cao lên bể trung hoà. Tại đây dung dịch sữa vôi Ca(OH)2 đƣợc bơm vào và hoà trộn với nƣớc thải bằng máy khuấy để trung hoà axít H2SO4 có trong nƣớc thải, nâng độ pH đạt tiêu chuẩn môi trƣờng, đồng thời tạo điều kiện oxy hoá phần lớn Fe và Mn. Sau đó, nƣớc thải chảy trực tiếp

71

sang bể lắng sơ cấp liền kề, ở đây một phần cặn kết tủa do quá trình trung hoà lắng đọng và đƣợc định kỳ mở van cho tự chảy về bể chứa bùn.

Nƣớc thải từ bể lắng sơ cấp theo đƣờng ống tự chảy về bể keo tụ, dung dịch keo tụ PAC, PAM với nồng độ 0,1% đƣợc bơm vào và hoà trộn với nƣớc thải bằng máy khuấy, sau đó tự chảy vào bể lắng tấm nghiêng liền kề. Các cặn lơ lửng ở đây kết bông lớn và trong quá trình di chuyển va chạm vào các tấm nghiêng rồi lắng đọng xuống đáy bể. Dƣới đáy bể có lắp đặt thiết bị gạt bùn, định kỳ hoạt động gạt bùn về vị trí thu bùn để máy xoắn ốc đẩy sang bể chứa bùn. Nƣớc sạch đi vào khu phân ly và chảy theo đƣờng ống sang bể chứa. Từ bể nƣớc sạch, nƣớc đƣợc cấp cho hộ tiêu thụ, phần còn lại tự chảy ra suối Đá Mài. Còn bùn trong bể chứa đƣợc máy bơm bơm lên máy ép bùn để tiến hành tách nƣớc. Toàn bộ hoạt động của trạm xử lý nƣớc thải đƣợc tự động điều khiển và kiểm soát chất lƣợng nƣớc tại nhà điều hành thông qua hệ thống điều khiển phân tán (DCS).

Bảng 2.30. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của hệ thống xử lý nƣớc thải

TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

1 Công suất xử lý nƣớc thải toàn hệ thống m3/h 1.200

2 Chất lƣợng nƣớc thải trƣớc khi xử lý pH - 2,5 ÷ 5,5 Fe mg/l 5 ÷ 50 Mn mg/l 1 ÷ 5 TSS mg/l 100 ÷ 1000 3 Chất lƣợng nƣớc sau khi xử lý pH - 5,5 ÷ 9,0 Fe mg/l  5 Mn mg/l  1 TSS mg/l  100 Các chỉ tiêu khác - Đạt TCCP

4 Suất tiêu hao chất trung hoà Ca(OH)2 kg/m3 0,21 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Suất tiêu hao chất keo tụ PAC g/m3 4,0

6 Suất tiêu hao chất keo tụ PAM g/m3 0,5

7 Suất tiêu hao điện năng kW.h/m3 0,2

8 Lƣợng bùn thải phát sinh kg/m3 1,25

Đối với nƣớc mƣa chảy tràn, hiện tại mỏ sử dụng hệ thống rãnh đỉnh và mƣơng thoát nƣớc tự chảy nhằm hạn chế tối đa lƣợng nƣớc mặt chảy xuống đáy moong. Phần nƣớc mƣa chảy tràn xuống các moong khai thác trở thành nƣớc thải moong.

72

Còn lại phần lớn lƣợng nƣớc mƣa chảy tràn trên bề mặt cuốn trôi theo các loại chất thải, đất cát đƣợc dẫn theo hệ thống mƣơng, rãnh chảy trực tiếp ra sông suối.

Còn các loại nƣớc thải khác nhƣ: nƣớc thải nhà vệ sinh đƣợc xử lý qua hệ thống bể tự hoại BASTAF, nƣớc thải sinh hoạt từ nhà ăn công trƣờng (90 m3/ng.đ) thì qua các hố ga lắng nên không còn khả năng gây ô nhiễm khi thải ra môi trƣờng.

2.4.1.4. Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

Chất thải rắn của mỏ chủ yếu là đất đá thải phát sinh từ hoạt động khai thác, đƣợc vận chuyển và đổ tại các bãi thải. Để giảm thiểu tác động từ các bãi thải này đến môi trƣờng, mỏ đã thực hiện đổ thải đúng quy hoạch và lịch đổ thải. Tại các bãi thải đều có xe téc tƣới đƣờng và hệ thống vòi phun sƣơng để giảm bụi. Các khu vực đã dừng đổ thải thì cải tạo để trồng cây xanh ngăn phát tán bụi và giảm độ ồn.

Đối với chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các văn phòng, nhà xƣởng đƣợc thu gom vào các thùng đựng rác, vị trí tập kết. Sau đó rác thải đƣợc Công ty Môi trƣờng hợp đồng với mỏ đến thu gom, vận chuyển và xử lý cùng với một phần chất thải nguy hại của mỏ theo quy định. Phần chất thải nguy hại còn lại đƣợc thu gom và lƣu giữ tạm thời tại nơi quy định của mỏ. Lƣợng chất thải nguy hại này tiếp tục đƣợc mỏ cùng với tập đoàn than nghiên cứu đƣa ra biện pháp quản lý thích hợp.

2.4.2. Giảm thiểu tác động đến môi trƣờng sinh thái

Để giảm tổn thất tài nguyên than trong quá trình khai thác, mỏ đã áp dụng biện pháp xúc chọn lọc bằng máy xúc thủy lực gầu ngƣợc kết hợp với máy gạt dọn sạch vách, trụ vỉa và các lớp đá kẹp. Bằng biện pháp này mỏ đã giảm tổn thất than xuống còn 7÷9%, làm tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ tài nguyên than.

Mặc dù hệ động, thực vật trong khu vực mỏ quản lý nghèo nàn, ít chủng loại nhƣng công tác bảo vệ những loài động thực vật còn tồn tại trong khu vực và lân cận vẫn đƣợc mỏ quan tâm, thực hiện đúng theo quy định pháp luật bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã. Ngoài việc giảm tối đa ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống và số lƣợng loài động, thực vật trong khu vực, hàng năm mỏ còn thực hiện trồng cây phủ xanh các bãi thải, đồi trọc, khơi thông sông suối và cải tạo nguồn nƣớc mặt.

73

Đồng thời, mỏ cũng thực hiện các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi và giảm thiểu các chất ô nhiễm nhƣ dầu mỡ khoáng, kim loại nặng gây suy thoái tài nguyên đất.

2.4.3. Các biện pháp giảm thiểu đối với sự cố môi trƣờng

2.4.3.1. Sự cố trượt lở bờ mỏ

Các bờ mỏ trong khai thác lộ thiên là những nơi có khả năng trƣợt lở rất lớn. Mặt khác, vào mùa mƣa các moong khai thác trở thành nơi chứa nƣớc mƣa chảy tràn, các dòng chảy mặt sẽ gây xói lở bờ mỏ. Càng khai thác xuống sâu thì nguy cơ trƣợt lở bờ mỏ càng lớn, do khu mỏ Cao Sơn có cấu trúc địa chất khá phức tạp. Hoạt động địa chất đã hình thành nhiều đứt gãy, các đới dập vỡ và nếp uốn có kiến tạo phức tạp. Trong địa tầng chứa than xen kẹp các loại đá trầm tích mà thành phần chủ yếu là: cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết và sét kết. Các loại đá trầm tích phân bố không ổn định và có tính chất cơ lý cũng rất khác nhau. Theo tài liệu địa chất cho thấy, các loại đá trầm tích này đều có lực kết dính nhỏ đặc biệt là lớp bột kết, sét kết phân bố sát trụ vỉa than là loại đá kém bền vững, dễ vỡ vụn nên khả năng trƣợt lở bờ mỏ dễ xảy ra. Do đó, để đảm bảo ổn định bờ mỏ trong khai thác, mỏ Cao Sơn thiết kế và áp dụng hệ thống khai thác với các thông số nhƣ trong bảng 2.13.

Các tuyến đƣờng vận tải xuống sâu cũng cần đảm bảo về độ dốc dọc, hai bên đƣờng có đê bao an toàn và các lỗ thu nƣớc đảm bảo không gây trơn trƣợt và lở đƣờng. Ngoài ra, mỏ tiến hành quan trắc dịch động bờ mỏ đặc biệt vào mùa mƣa nhằm hạn chế tối đa các sự cố.

2.4.3.2. Sự cố trượt lở bãi thải

Để đảm bảo an toàn trong công tác đổ thải, mỏ đã tuân thủ quy trình đổ thải, thiết kế bờ bao an toàn nên khả năng trƣợt lở bờ bãi thải đƣợc hạn chế đến mức thấp nhất. Các giải pháp mỏ đang thực hiện bao gồm: Đổ thải bãi thải ngoài theo công nghệ đổ thải phân tầng thấp 30÷50m; mặt ngoài tầng thải tạo đê ngăn không cho nƣớc chảy tràn mặt cắt qua sƣờn tầng thải; hƣớng các dòng chảy mặt chảy dốc vào phía chân tầng thải.

74

2.4.3.3. Đảm bảo an toàn lao động, cháy nổ và ngập lụt mỏ

Công tác an toàn lao động trong sản xuất luôn đƣợc công ty than Cao Sơn thực hiện đầy đủ và có hiệu quả. Các lớp học an toàn đƣợc mở định kỳ để nâng cao ý thức của cán bộ, công nhân viên, đồng thời mua sắm đầy đủ các trang thiết bị và hƣớng dẫn sử dụng phòng chống cháy nổ. Tất cả mọi ngƣời khi vào khu vực sản xuất đều đƣợc trang bị đầy đủ bảo hộ lao động. Ngoài ra, công ty đã lắp đặt hệ thống chống sét để giảm thiểu các thiệt hại do tự nhiên gây ra.

Hệ thống bơm thoát nƣớc của mỏ đƣợc thiết kế công suất đảm bảo thoát nƣớc tối đa vào mùa mƣa và có các trạm bơm dự phòng. Vì vậy mực nƣớc trong moong khai thác luôn đƣợc duy trì ở mức an toàn, kể cả trong mùa mƣa bão.

2.4.4. Quan trắc chất lƣợng môi trƣờng

Công tác theo dõi, giám sát, đo đạc chất lƣợng môi trƣờng của mỏ đang đƣợc Công ty Tƣ vấn triển khai Công nghệ và Xây dựng Mỏ - Địa chất thực hiện với tần suất 3 tháng một lần. Nội dung quan trắc là chất lƣợng các thành phần môi trƣờng cơ bản nhƣ không khí, nƣớc và đất (Bảng 2.31).

Bảng 2.31. Nội dung quan trắc chất lƣợng môi trƣờng mỏ Cao Sơn

TT Nội dung quan trắc Tiêu chuẩn tham chiếu Tần suất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Môi trƣờng không khí: 3 tháng /lần Vi khí hậu TCVSLĐ 3733:2002/QĐ-BYT Bụi, CO, SO2, NOx, H2S, CH4 QCVN 05: 2009/BTNMT QCVN 06: 2009/BTNMT Tiếng ồn QCVN 26: 2010/BTNMT Độ rung QCVN 27: 2010/BTNMT

Vị trí quan trắc: đƣờng vận chuyển, khai trƣờng, mặt bằng SCN, khu văn phòng mỏ, các điểm tại các vị trí dân cƣ lân cận (5÷6 điểm)

2

Nƣớc thải:

3 tháng /lần Nƣớc thải sản xuất: Nhiệt độ, pH, độ

đục, SS, BOD5, COD, Fe, Mn, Cd, Pb, As, Hg, S2-, NO3-, PO43-, dầu mỡ khoáng, coliform

QCVN 24: 2009/BTNMT (B)

Nƣớc thải sinh hoạt: pH, TSS, S2-, NH4+,

BOD5, Fe, Mn, NO3-, PO43-, coliform QCVN 14: 2008/BTNMT (B) Vị trí quan trắc: moong khai thác, hố lắng, mƣơng thoát nƣớc, điểm cuối

75 hệ thống xử lý nƣớc thải 3 Nƣớc mặt: 3 tháng /lần pH, DO, BOD5, COD, Fe, Mn, Cd, Pb,

As, Hg, NH4+, NO3-, PO43-, coliform, SS, dầu mỡ khoáng

QCVN 08: 2008/BTNMT (B2)

Vị trí quan trắc: suối Khe Chàm, suối Đá Mài, hồ Hòn Hai

4

Nƣớc ngầm:

3 tháng /lần pH, TSS, độ cứng (tính theo CaCO3),

COD, , As, Hg, , SO42-, Fe, Mn, Pb, Cd, coliform

QCVN 09: 2008 /BTNMT

Vị trí quan trắc: giếng nƣớc sử dụng của dân cƣ lân cận mỏ (2 điểm)

5 Nƣớc sinh hoạt: 3 tháng /lần Độ đục, pH, Fe2+ và Fe3+, độ cứng (tính theo CaCO3), Mn, Pb, As, độ đục, NH4+, NO3-, coliform

QCVN 02: 2009/BYT (II)

Vị trí quan trắc: Bể nƣớc khu văn phòng tòa nhà 4 tầng

6

Môi trƣờng đất:

3 tháng /lần pH, N, độ ẩm, P2O5, K2O, Cu, Zn, Cd, As QCVN 03: 2008/BTNMT (B)

Vị trí quan trắc: bãi thải Đông Cao Sơn, Vũ Môn, Khe Chàm III

Còn các giám sát khác nhƣ: dịch động bờ mỏ, bãi thải, biến dạng địa hình, sụt lún, dự báo các rủi ro và sự cố đƣợc cán bộ mỏ thực hiện thƣờng xuyên để chủ động phòng tránh và ứng phó kịp thời.

2.4.5. Các biện pháp khác

Ngoài những giải pháp kỹ thuật trên Công ty còn tăng cƣờng các biện pháp quản lý môi trƣờng, phân công nhiệm vụ và theo dõi thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng của các đơn vị, phòng ban. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng, tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trƣờng của nhà nƣớc và các quy định của chính quyền địa

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các bãi thải của khu mỏ than cao sơn, quảng ninh (Trang 81)