Hình 1.6. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh nằm ven biển ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hƣớng Đông Bắc – Tây Nam. Phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc Bộ, phía Tây tựa lƣng vào núi rừng trùng điệp. Toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ Đông và từ 20o
40' đến 21o40' vĩ độ Bắc. Bề ngang từ Đông sang Tây, nơi rộng nhất là 195km. Bề dọc từ Bắc xuống Nam khoảng 102km. Vị trí tiếp giáp của tỉnh (Hình 1.6):
Phía Đông Bắc giáp với Trung Quốc;
Phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển 250km; Phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dƣơng, thành phố Hải Phòng; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dƣơng.
Địa hình của tỉnh bị chia cắt bởi nhiều sông suối có thể chia thành 3 vùng gồm có: Vùng núi; Vùng trung du và đồng bằng ven biển; Vùng biển và hải đảo. Diện
13
tích phần lớn là đồi núi chiếm 80% đất đai, có hơn hai nghìn hòn đảo nhô lên trên mặt biển cũng đều là các núi. Các sông suối trên địa bàn có chiều dài trên 10km, diện tích lƣu vực thông thƣờng không quá 300km2. Trong đó, có 4 con sông lớn bao gồm: sông Bạch Đằng (hạ lƣu sông Thái Bình), sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Hầu hết các sông suối đều ngắn, nhỏ và độ dốc lớn. Lƣu lƣợng và tốc độ dòng chảy rất khác biệt giữa các mùa, vào mùa Đông các sông cạn nƣớc, có chỗ trơ ghềnh đá, nhƣng mùa Hạ nƣớc lại dâng cao rất nhanh. Lƣu lƣợng mùa khô 1,45m3/s, mùa mƣa lên tới 1500m3/s, chênh nhau 1000 lần.
Địa hình đáy biển không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m. Có những lạch sâu và nhiều dải đá ngầm làm môi trƣờng sống cho nhiều loại hải sản và san hô.
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có một mùa Hạ nóng ẩm mƣa nhiều, một mùa Đông lạnh ít mƣa. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 21÷23oC, lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1995mm, độ ẩm tƣơng đối 82÷85%. Mùa lạnh thƣờng bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, trong khi đó mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Ngoài ra, do tác động của biển, nên khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác [21].
Tổng điều tra dân số và nhà ở cả nƣớc năm 2009, cho thấy dân số Quảng Ninh là 1.144.381 ngƣời. Với kết cấu “dân số trẻ”: tỉ lệ trẻ em dƣới 15 tuổi chiếm tới 37,6%; ngƣời già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dƣới tuổi lao động còn lên tới 45%. Tỉ lệ nam giới đông hơn nữ giới (nam chiếm 51,17%, nữ chiếm 48,83%). Nhất là ở các địa phƣơng có ngành công nghiệp mỏ, tỷ lệ này còn cao hơn, ví dụ: Thành phố Cẩm Phả, nam 53,2%, nữ 46,8% (Bảng 1.7 phần phụ lục). Đời sống kinh tế trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào ngành công nghiệp khai thác than, ngoài ra còn các ngành khác nhƣ: nhiệt điện, xi măng, công nghiệp nhẹ, du lịch và dịch vụ [21].
Hệ thống giao thông của tỉnh rất thuận tiện cho việc vận chuyển, phân phối và tiêu thụ than trong nƣớc và nƣớc ngoài. Những tuyến đƣờng giao thông nhƣ: đƣờng Quốc lộ có 5 tuyến với 381km, đƣờng tỉnh có 12 tuyến với 301km, còn có đƣờng
14
huyện tổng số 764km, đƣờng xã tổng số 2.233km; Đã đƣa vào cấp quản lý 642km đƣờng thuỷ nội địa và hơn 96 bến thuỷ nội địa; Giao thông đƣờng biển cũng rất phát triển: toàn tỉnh có 5 cảng biển thuộc danh mục cảng biển trong “Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030” là Cảng Cái Lân, Cảng Vạn Gia, Cảng Cửa Ông, Cảng Hòn Nét, Cảng Mũi Chùa; Toàn tỉnh có 65km đƣờng sắt quốc gia thuộc tuyến Kép-Hạ Long và Yên Viên – Cái Lân. Ngoài ra, còn có hệ thống đƣờng sắt chuyên dùng của ngành than [21].