Tỷ trọng sử dụng vốn/huy động vốn % 16,53 17,84 20,

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 63 - 64)

Ngắn hạn % 14,57 14,55 16,8

Trung dài hạn % 20,73 24,66 27,44

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2011)

Bảng trên cho thấy sử dụng vốn của SGD chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn huy động. Tỷ trọng dư nợ tín dụng cũng như số tuyệt đối qua các năm tăng với tốc độ khá cao nhưng vẫn chỉ chiếm dưới 21% nguồn vốn huy động. Như đã phân tích ở phần trên, hoạt động của SGD được tách ra như một chi nhánh kể từ năm 2006, một loạt các khách hàng lớn, khách hàng vay trung và dài hạn được giao về cho NHNT TW quản lý. Vì vậy SGD còn lại chủ yếu là cho vay ngắn hạn và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Chính vì vậy việc quản lý tính phù hợp về quy mô, kỳ hạn của nguồn huy động và nguồn cho vay chưa phải là vấn đề bức thiết của SGD trong điều kiện hiện nay. Mà vấn đề đặt ra là quản lý sự phù hợp của tài sản nợ với sự phù hợp của tài sản có - sự phù hợp về huy động với sử dụng nguồn một cách tổng quát chứ không chỉ là cho vay. Nhiệm vụ này thuộc về phòng nguồn vốn của SGD. Sau khi tính toán, cân đối về kỳ hạn của nguồn vốn huy động, các khoản đến hạn, các khoản cho vay, phần còn lại phòng nguồn vốn cũng phải tính toán và xác định các kỳ hạn cho những khoản tiền gửi NHNTTW sao cho phù hợp và vẫn đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận. Điều này càng thể hiện rõ khi xem xét tỷ trọng thu nhập của SGD qua các năm, thu nhập lãi từ tiền gửi NHNT TW vẫn là nguồn thu lớn nhất.

Xem xét mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn sẽ có ý nghĩa hơn khi nhìn trong bối cảnh của toàn hệ thống. Những năm qua, trong công tác quản trị vốn, NHNTVN đã quản lý tốt kỳ hạn của các nguồn huy động ngắn hạn. Phòng vốn kết hợp với phòng kế toán đo kỳ hạn trung bình của nguồn dựa trên việc thống kê kỳ hạn trung bình của mỗi món tiền gửi, số dư bình quân thấp nhất của mỗi nguồn và của tổng nguồn trong mỗi khoảng thời gian nhất định, vòng quay của các nguồn trong quá khứ, kết hợp với phân tích các nhân tố ảnh hưởng kỳ hạn trung bình của nguồn trong tương lai…Cùng với khả năng mở rộng nguồn và việc nắm giữ tài sản

thanh khoản, xác định kỳ hạn trung bình của nguồn cho phép Ban lãnh đạo xác định được chiến lược chuyển hoán kỳ hạn của vốn trên cơ sở an toàn và sinh lợi. Thực tế cho thấy, phần lớn những khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đến ngày đáo hạn vẫn được gửi tiếp tại ngân hàng.

2.2.2.2. Chi phí huy động một đồng vốn tại SGD NHNT Việt Nam

Chi phí huy động một đồng vốn được xem như một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng. Có những chi phí có thể tách riêng như chi phí trả lãi tiền gửi cho cá nhân, tổ chức nhưng cũng có những chi phí không thể tách riêng được như: Chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí chung (điện, nước, điện thoại, thuê văn phòng...). Do đó, không thể đánh giá chính xác chi phí huy động một đồng vốn là bao nhiêu mà chỉ có thể đánh giá một cách tương đối chính xác chi phí SGD đã bỏ ra để huy động vốn trong một thời kỳ nhất định.

Bảng 2.11: Chi phí huy động vốn tại SGD NHNT VN

Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 63 - 64)