Tình hình biến động từng loại nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 50 - 62)

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1.2.Tình hình biến động từng loại nguồn vốn huy động

Nguồn vốn tự huy động chiếm vị trí quan trọng nhất trong tổng nguồn vốn của NH. Để có thể đánh giá được quy mô, chất lượng vốn huy động, để xem xét

nguồn vốn đó có thực sự hiệu quả hay không, có tạo được sự tự chủ cho ngân hàng hay không chúng ta đi phân tích từng loại hình vốn huy động trong những năm qua.

a. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo hình thức huy động vốn

Nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và phát hành giấy tờ có giá. Tình hình các loại nguồn vốn này trong những năm qua được thể hiện qua bảng số liệu 2.5

Bảng 2.5: Nguồn vốn huy động theo hình thức huy động vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền % Số tiền % 2010/2009 Số tiền % 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Vốn tự HĐ 36.749,53 100 43.704,43 100 6.954,90 18,93 45.114,52 100 1.410,09 3,23 1. Tiền gửi 36.646,06 99,72 43.046,17 98,49 6.400,11 17,46 44.410,28 98,44 1.364,11 3,17 1.1 TG KKH 9.383,49 25,61 10.481,29 24,35 1.097,80 11,7 10.774,58 24,26 293,29 2,8 1.2. TG CKH 27.262,57 74,39 32.564,88 75,65 5.302,31 19,45 33.635,70 75,74 1.070,82 3,29 2. Phát hành GTCG 103,47 0,28 658,26 1,51 554,79 536,18 704,24 1,56 45,98 6,99

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2009-2011)

Biểu đồ 2.4: Nguồn vốn huy động theo hình thức huy động

Trong tổng nguồn vốn tự huy động thì ta thấy là nguồn vốn từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn còn phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng nhỏ.

* Xét về tiền gửi

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn huy động từ tiền gửi

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền % Số tiền % 2010/2009 Số tiền % 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Tiền gửi 36.646,06 100 43.046,17 100 6.400,11 17,46 44.410,28 100 1.364,11 3,17 1. TG TCKT 25.312,1 5 69,0 7 27.606,9 6 64, 13 2.294, 81 9, 07 28.826,5 6 64,91 1.219,6 0 4,4 2 1.1. TG KKH 8.349,72 32,99 8.791,06 31,84 441,34 5,29 9.070,86 31,47 279,80 3,18

1.2. TG CKH: 16.962,4 16.962,4 3 67,0 1 18.815,9 0 68, 16 1.853, 47 10, 93 19.755,7 0 68,53 939,8 0 4,9 9 - Dưới 12 tháng 10.250,39 60,43 11.899,18 63,24 1.648,78 16,09 12.676,19 64,16 777,02 6,53 - Trên 12 tháng 6.712,03 39,57 6.916,72 36,76 204,69 3,05 7.079,51 35,84 162,78 2,35 2. TG dân cư 11.333,9 1 30,9 3 15.439,2 1 35, 87 4.105, 30 36, 22 15.583,7 2 35,09 144,5 1 0,9 4 2.1. TG KKH 1.033,77 9,12 1.690,23 10,95 656,46 63,50 1.703,72 10,93 13,49 0,80 2.2. TG CKH: 10.300,1 4 90,8 8 13.748,9 8 89, 05 3.448, 84 33, 48 13.880,0 0 89,07 131,0 2 0,9 5 - Dưới 12 tháng 6.267,45 60,85 7.760,36 56,44 1.492,91 23,82 7.743,67 55,79 -16,69 -0,22 - Trên 12 tháng 4.032,69 39,15 5.988,62 43,56 1.955,93 48,50 6.136,33 44,21 147,71 2,47

(Nguồn: tổng hợp của phòng kế toán)

Biểu đồ 2.5: Tiền gửi theo kỳ hạn của TCKT Biểu đồ 2.6: Tiền gửi theo kỳ hạn của Dân cư

- Tiền gửi của tổ chức kinh tế:

Đây là các khoản mục tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế dưới hai hình thức là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Khi các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì nguồn tiền gửi vào ngân hàng càng nhiều mà ổn định, chất lượng hơn.

Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy tiền gửi của các TCKT với tỷ lệ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của SGD qua các năm đồng nghĩa với việc SGD đã không ngừng huy động được các nguồn vón có quy mô lớn và có độ ổn định cao. Từ đó, SGD có thể sử dụng một lượng lớn tồn khoản để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình một cách chủ động với chi phí thấp nhất. Xác định nguồn vốn huy động từ các TCKT là rất quan trọng, đây là nguồn vốn có chi phí đầu vào thấp nhất, có tính ổn định cao và quy mô tiền gửi lớn, nhưng ngược lại ngân hàng lại bị phụ thuộc vào các luồng vốn gửi vào hay rút ra của khách hàng, nhất là các khách hàng lớn. Do vậy mà trong những năm vừa qua, SGD đã tiến hành phân loại khách hàng, xác định khách hàng trọng tâm để có chính sách khách hàng

linh hoạt, vận dụng lãi suất mềm dẻo, sử dụng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau nhằm duy trì và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Năm 2009, nguồn tiền gửi của các TCKT là 25.312,15 tỷ đồng chiếm 69,07% tổng vốn tiền gửi. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn là 8.349,72 tỷ đồng, chiếm 32,99% tổng số tiền gửi của TCKT. Nguồn tiền gửi này bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi vốn chuyên dùng và tiền gửi không kỳ hạn thuần túy, trong đó chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp để thực hiện các mục đích thanh toán. Tiền gửi có kỳ hạn của các TCKT chiếm tỷ trọng 67,01% trong tổng số tiền gửi của các TCKT, trong đó loại tiền gửi dưới 12 tháng là 10.250,39 tỷ đồng, chiếm 60,43% còn lại là tiền gửi trên 12 tháng. Tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao hơn là do nhu cầu của các tổ chức kinh tế nhàn rỗi thường trong thời gian ngắn để chờ đầu tư, vì vậy khách hàng thường chỉ gửi kỳ hạn ngắn.

Năm 2010, loại vốn này có sự gia tăng đáng kể về mặt giá trị nhưng lại giảm về mặt tỷ trọng, đạt 27.606,96 tỷ đồng, tăng 2.294,81 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,07% so với năm 2009. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn là 8.791,06 tỷ đồng tăng 441,34 tỷ đồng tương ứng 5,29% so với năm 2009. Đây là dấu hiệu tốt cho doanh nghiệp cũng như ngân hàng bời vì bản thân các doanh nghiệp có làm ăn tốt, sinh lời thì nhu cầu giao dịch thanh toán với các đối tác của mình càng lớn. Đối với ngân hàng, mặc dù nguồn tiền không kỳ hạn của các TCKT với mục đích chủ yếu là thanh toán nhưng ngân hàng vẫn có thể sử dụng với chi phí thấp nhất.Tiền gửi có kỳ hạn của các TCKT năm 2010 cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, đây là nguồn huy động tương đối ổn định vì khoản tiền này là của các doanh nghiệp làm ăn ổn định, có kế hoạch sử dụng vốn và có quan hệ làm ăn lâu dài với ngân hàng.

Năm 2011, tiền gửi của các TCKT tăng 1.219,60 tỷ đồng tương ứng 4,42% so với năm 2010, tuy nhiên tốc độ tăng đã chậm hơn so với giai đoạn trước.Trong đó chiếm tỷ trọng lớn vẫn là tiền gửi có kỳ hạn, tăng 939,80 tỷ đồng tương ứng 4,99% so với năm 2010, chủ yếu là tăng tiền gửi dưới 12 tháng. Tiền gửi không kỳ hạn mặc dù giảm sút về tỷ trọng nhưng tăng về giá trị so với năm 2010.

Tiền gửi KKH của các TCKT giảm sút trong khi tiền gửi CKH của các TCKT tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng qua các năm. Việc chuyển dịch từ tiền gửi KKH sang tiền gửi CKH của các TCKT một phần là do SGD liên tục tăng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn lên ngang bằng với mức lãi suất CKH của dân cư, nhất là vào năm 2010 và lãi suất không kỳ hạn được duy trì ở mức thấp dẫn tới khoảng cách khá xa so với lãi suất tiền gửi có kỳ hạn do đó buộc các Công ty đã và đang lại càng phải nỗ lực hơn trong việc quản lý tốt hơn kế hoạch tài chính của mình, do vậy với những nguồn chưa có nhu cầu sử dụng ngay công ty gửi có kỳ hạn. Thêm vào đó trong năm 2010, Tổng Công ty Đầu từ và Kinh doanh Vốn Nhà nước đã chuyển tiền về SGD để gửi có kỳ hạn 2.000 tỷ VND, các công ty như Công ty Thông tin di động, Quỹ tích luỹ BTC, Tổng Công ty Bảo hiểm dầu khí … thực hiện gửi tiền có kỳ hạn tại SGD với khối lượng lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, nguồn tiền gửi của TCKT trong cơ cấu nguồn vốn huy động của SGD là khá hợp lý, chủ yếu là nguồn tiền gửi có kỳ hạn với chi phí cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn nhưng ổn định nên SGD có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn. Hơn nữa nguồn này có xu hướng tăng dần qua các năm là điều kiện tốt cho SGD huy động vốn lớn cũng như tạo mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Về phía SGD cần phải duy trì và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng hiệu quả huy động nguồn tiền này đồng thời tạo thêm mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, phát triển thêm các dịch vụ của ngân hàng.

- Tiền gửi dân cư

Trong tổng nguồn vốn huy động tại SGD, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau tiền gửi của các TCKT. Đây là nguồn tiền gửi có tính chất tương đối ổn định vì thường là phần tích lũy của dân cư. Bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân có nhu cầu thanh toán giao dịch qua ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm (tiền gửi có kỳ hạn), giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu). Trong những năm qua nhu cầu giao dịch thanh toán giữa các ngân hàng của cá nhân ngày càng lớn vì nhiều ưu điểm nên lượng cá nhân mở tài khoản thanh toán tăng lên rõ rệt. Ngoài việc thu hút được lượng tiền gửi không kỳ hạn thì ngân hàng còn cung cấp nhiều dịch vụ khác

liên quan đến tài khoản cá nhân, do đó ngân hàng cần có chiến lược cụ thể và rõ ràng hơn nữa trong việc thu hút nguồn tiền này.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, lượng tiền huy động từ tiền gửi của dân cư tăng lên rõ rệt, cụ thể:

Năm 2009, tiền gửi của dân cư huy động được 11.333,91 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,93% tổng nguồn vốn huy động, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn là 10.300,14 tỷ đồng, chiếm 90,88% nguồn tiền gửi dân cư. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 6.267,45 tỷ đồng, chiếm 60,85% tổng số tiền gửi có kỳ hạn của dân cư. Phần lớn khách hàng lựa chọn kỳ hạn gửi từ 3-6 tháng vì thời gian này là hợp lý, linh hoạt. Còn tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Sở dĩ, tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng là do SGD triển khai các sản phẩm Tiết kiệm lộc phát kỳ hạn 6-8 tháng có nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng với lãi suất ngang bằng với các ngân hàng khác trên địa bàn; từ cuối tháng 2/2009, SGD đã từng bước điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đối với tiền gửi của khách hàng cá nhân.

Đến năm 2010, nguồn tiền gửi của dân cư tăng lên đáng kể và không có sự thay đổi nhiều về kỳ hạn gửi.Tổng tiền gửi của dân cư đạt 15.439,21 tỷ đồng, tăng 35,87% so với năm 2009. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng là 89,05% tăng 3.448,84 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 33,48%. Tiền gứi dưới 12 tháng mặc dù giảm nhẹ về tỷ trọng nhưng vẫn tăng về giá trị, tăng 1.492,91 tỷ đồng tương ứng 23,82% so với năm 2010, còn lượng tiền gửi trên 12 tháng lại tăng lên đáng kể về mặt tỷ trọng cũng như giá trị, tăng 1.955,93 tỷ đồng tương ứng 48,5% so với năm 2010. Như vậy việc huy động vốn dài hạn của dân cư đã hiệu quả hơn, tạo nên sự cân đối trong cơ cấu vốn ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng, giúp cho việc sử dụng vốn được chủ động và linh hoạt. Năm 2010 vừa qua, được coi là một năm đầy khó khăn trong công tác huy động vốn. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về huy động vốn được thể hiện rõ nét trong cuộc chạy đua lãi suất làm cho thị trường huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên với uy tín mà SGD đã tạo dựng được trong lòng khách hàng cùng với những chính sách hợp lý nên huy động từ các

TCKT cũng như dân cư đều tăng lên đáng kể, đây là sự thành công đáng ghi nhận của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên của SGD.

Bước sang năm 2011, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn của dân cư tăng nhẹ so với năm 2010 nhưng tốc độ tăng đã chậm hơn so với giai đoạn trước đó. Cụ thể tiền gửi không kỳ hạn tăng 0,8% và tiền gửi có kỳ hạn tăng 0,95%. Trong tiền gửi có kỳ hạn thì tiền gửi dưới 12 tháng giảm đi 0,22%, còn tiền gửi trên 12 tháng tăng lên 2,47%. Việc huy động vốn trung và dài hạn của dân cư tăng qua các năm cho thấy việc huy động vốn trung dài hạn của dân cư đã hiệu quả hơn, đây cũng là dấu hiệu tốt trong công tác huy động vốn của SGD.

Tóm lại, tiền gửi của TCKT là nguồn vốn huy động lớn nhất và là một công cụ huy động truyền thống của SGD. Tiền gửi không kỳ hạn của TCKT và dân cư vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ, vì vậy phải đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các sản phẩm, dịch vụ thanh toán chuyển tiền...nhằm tạo dựng nguồn vốn có chi phí thấp nhất này. Bên cạnh đó để đảm bảo cơ cấu nguồn vốn hợp lý giữa ngắn hạn và trung dài hạn đòi hỏi phải có những biện pháp cụ thể và tích cực để đảm bảo cân đối giữa hình thức huy động và nhu cầu sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm chi phí nhất.

* Xét nguồn vốn huy động do phát hành giấy tờ có giá

Trong những năm qua, các NHTM đã liên tục đưa ra những chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn và vì thế đã có rất nhiều loại hình huy động được triển khai mang những đặc điểm khác nhau phù hợp với từng thời kỳ và từng nhóm đối tượng khách hàng. Kỳ phiếu và trái phiếu của ngân hàng không chỉ là công cụ huy động tiền gửi mà còn là phương tiện để các ngân hàng cạnh tranh với nhau trong huy động vốn. Do tính chất có thể trao đổi, nghĩa là có thể chuyển nhượng đơn giản bằng cách trao cho người mua và nhận lại một mức giá trị phù hợp. Vì vậy, kỳ phiếu – trái phiếu có khả năng thanh toán cao với người sở hữu, đồng thời đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng trong một thời gian, khắc phục được những hạn chế về tính thanh khoản và sinh lời của các giấy tờ có giá khác hiện nay đang được lưu hành trên thị trường.

Bảng 2.7: Nguồn vốn huy động do phát hành giấy tờ có giá

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền % tiền Số % Số 2010/2009 tiền Số % 2011/2010 tiền %

Số tiền %

Phát hành giấy tờ có giá 103,47 100 658,26 100 554,79 536,18 704,24 100 45,98 6,99 1. Kỳ phiếu ngắn hạn 63,58 61,45 386,79 58,76 323,21 508,35 399,12 56,67 12,33 3,19 2. Trái phiếu dài hạn 39,89 38,55 271,47 41,24 231,58 580,55 305,12 43,33 33,65 12,4

( Nguồn: tổng hợp của phòng kế toán)

Biểu đồ 2.7: Nguồn vốn huy động do phát hành giấy tờ có giá

Năm 2009, nguồn vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá là 103,47 tỷ đồng, chiếm 0,28% tổng số vốn tự huy động của ngân hàng. Trong đó, nguồn do phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn (kỳ phiếu) là 63,58 tỷ đồng, chiếm 61,45% và nguồn phát hành giấy tờ có giá trung, dài hạn (trái phiếu) là 39,89 tỷ đồng chiếm 38,55%. Việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đã tạo ra một cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng về hình thức huy động.

Năm 2010, có sự đổi mới đáng kể trong công tác huy động vốn bằng nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá (chiếm 1,51% vốn tự huy động). Cụ thể, nguồn vốn huy động theo hình thức này tăng thêm 554,79 tỷ đồng tương ứng 536,18% so với năm 2009. Phát hành kỳ phiếu tăng 323,21 tỷ đồng còn trái phiếu dài hạn tăng 231,58 tỷ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 50 - 62)