d. Đáp ứng tốt nguồn vốn phục vụ kinh doanh
1.3.3.1. Nhân tố khách quan
a. Môi trường pháp lý
Nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM chịu sự điều chỉnh rất lớn của môi trường pháp lý. Có những Bộ Luật tác động trực tiếp mà chúng ta thường thấy như: Luật các TCTD, Luật NHNN... Những Luật này quy định tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, quy định về việc gửi và sử dụng tài khoản tiền gửi... Có những Bộ Luật tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng như Luật đầu tư nước ngoài hoặc các NHTM không được nhận tiền gửi hoặc cho vay bằng cách tăng giảm
lãi suất, mà phải dựa vào lãi suất do NHNN đưa ra và chỉ được xê dịch trong biên độ nhất định mà NHNN cho phép... Bên cạnh những bộ luật đó thì chính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn tới nghiệp vụ tạo vốn của NHTM. Nó được thể hiện ở mục tiêu của chính sách tiền tệ, chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM huy động vốn dễ dàng hơn. Như vậy, môi trường pháp lý là nhân tố khách quan có tác động rất lớn tới quá trình huy động vốn của NHTM. Mục tiêu hoạt động của NHTM được xây dựng vào các quy định, quy chế của Nhà nước để đảm bảo an toàn và nâng cao niềm tin từ khách hàng.
b. Môi trường kinh tế xã hội
Vốn được tạo ra từ quá trình tích lũy tiết kiệm của mỗi cá nhân, TCKT và của nhà nước trong nền kinh tế. Vì vậy khi nền kinh tế phát triển, của cải xã hội và thu nhập tăng sẽ tạo ra nhiều nguồn vốn do đó tạo ra môi trường cho việc thu hút vốn của ngân hàng được thuận lợi. Mặt khác nó cũng tạo ra môi trường đầu tư cho ngân hàng từ đó ngân hàng phải tìm ra những biện pháp để huy động vốn sao cho có hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của mình. Ngược lại, khi nền kinh tế không tăng trưởng, hay lạm phát tăng cao làm giá trị đồng tiền mất giá, người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng mà họ dùng tiền để mua hàng tích trữ vì vậy ảnh hưởng không tốt đến hoạt động huy động vốn của NHTM.
c. Tâm lý, thói quen của người gửi tiền
Ở những nước phát triển, nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng rất phát triển. Hầu hết người dân có thu nhập đều mở tài khoản séc để thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên ở những nước kém phát triển, thu nhập của người dân còn thấp, nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng còn hạn chế nên ít người mở tài khoản tại ngân hàng. Điều này hạn chế khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM, không phát huy được tính hiệu quả của tài khoản giao dịch do đó làm giảm tỷ lệ tiền gửi thanh toán.
Cùng với sự xuất hiện và xâm nhập của các tổ chức tài chính trung gian, các tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức phi tín dụng trong và ngoài nước, thì các NHTM ngày càng phải đối mặt với nhiều thử thách trong quá trình cạnh tranh thu hút vốn. Bởi khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của họ. Nếu như trước đây, việc tung ra mức lãi suất hấp dẫn là vấn đề hàng đầu, thì nay các NHTM đều phải xem xét lại. Bởi lãi suất cao gây khó khăn cho NH trong việc mở rộng doanh số cho vay, còn về phía khách hàng, họ lựa chọn NH trên cơ sở còn nhiều yếu tố khác nữa: thái độ phục vụ, sự tiện lợi của các dịch vụ mà NH cung cấp…Do vậy, để cạnh tranh được với các đối thủ, các NH phải biết phân tích đặc điểm của từng nhóm đối tượng khách hàng, tiến hành phân đoạn và lựa chọn các đoạn thị trường chính, áp dụng chính sách khách hàng linh hoạt, phù hợp, liên tục hoàn thiện và đổi mới sản phẩm dịch vụ, tính toán lãi suất huy động, cho vay…nhằm tăng sức cạnh tranh, khẳng định vị thế của mình