Bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 35 - 37)

d. Đáp ứng tốt nguồn vốn phục vụ kinh doanh

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Sau khi gia nhậpWTO, các ngân hàng nước ngoài đã có nhiều hoạt động phong phú và đa dạng tại Việt Nam và được đối xử ngang bằng theo đúng nguyên tắc tối huệ quốc củaWTO. Khi này các ngân hàng trong nước gặp phải những đối thủ nặng ký về thương hiệu, vốn, công nghệ, nhân lực, kinh ghiệm, sản phẩm...ngay trên thị trường Việt Nam. Vấn đề thanh khoản của các NHTM thực sự là đề tài hết sức nóng bỏng trong thời điểm cuối năm cận kề. Đây là hệ lụy của việc nguồn vốn huy động vào thấp hơn vốn cho vay ra tại các NHTM. Mất cân đối đầu vào và đầu ra là thực tế khiến các ngân hàng khó tránh khỏi nguy cơ thiếu vốn. Các NHTM đã chạy đua với nhau về lãi suất huy động do các chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ như tăng dự trữ bắt buộc, duy trì lãi suất cơ bản thấp để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, kiềm chế tăng trưởng tín dụng, điều hành tỷ giá ngoại tệ...Vậy tại sao các NHTM phải huy động bằng mọi giá, ngay cả khi bị lỗ khi cho vay ra? Đó là vì: Phải bằng mọi giá xóa ngay sự mất thanh khoản, hay chênh lệch tài sản có và tài sản nợ trên báo cáo tài chính. Một dấu hiệu nhỏ của vấn đề trên nếu thể hiện ở Báo cáo

tài chính năm của một NHTM nào đó có cùng đồng nghĩa với việc thang điểm về xếp hạng rủi ro của ngân hàng đó do các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá sẽ bị ảnh hưởng và kéo theo là rất nhiều hậu quả xấu. Mặt khác, các NHTM buộc phải huy động lỗ để tiếp tục cung cấp vốn cho các hợp đồng tín dụng đã cam kết với các khách hàng truyền thống, khách hàng VIP, nhằm giữ được uy tín trong kinh doanh và giữ chân được khách hàng. Trong khi đó hiện nay, các NHTM lớn, NHTM quốc doanh với mạng lưới giao dịch phục vụ huy động vốn ở khắp nơi và quan trọng là nắm giữ khá nhiều trái phiếu chính phủ nên tính thanh khoản rất tốt và vì thế vào thời điểm khó khăn này các NHTM lớn không những luôn ổn định thanh khoản mà còn là đại gia trên thị trường liên ngân hàng, trong khi một số ngân hàng khác phải đôn đáo xoay sở nguồn và chấp nhận mức chi phí vốn khủng khiếp. Trong tương lai, ngân hàng nhà nước sẽ phải xem xét cho phép các ngân hàng có tiềm lực tài chính mua lại các ngân hàng nhỏ, tránh nguy cơ phá sản và đổ vỡ dây chuyền. Hệ thống các ngân hàng nước ta hiện nay đang đứng trước một áp lực rất lớn để nâng cao năng lực hệ thống và đảm bảo phát triển bền vững. Áp lực của hội nhập thị trường quốc tế càng khiến nhu cầu củng cố vị thế cạnh tranh của ngân hàng trở nên bức thiết. Do đó. hoạt động trong một môi trường có mức cạnh tranh cao, tất yếu sẽ dẫn đến một số ngân hàng phải sáp nhập với nhau nhằm hình thành chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nguồn vốn huy động khó khăn, thanh khoản của các ngân hàng này suy giảm mạnh đe dọa đến an toàn hệ thống. Ngân hàng nhà nước phải xem xét cho phép các ngân hàng có tiềm lực mạnh hơn mua lại các ngân hàng này tránh nguy cơ phá sản và đổ vỡ dây chuyền. Điều này buộc các ngân hàng nhỏ sẽ tìm kiếm cơ hội sáp nhập với nhau hoặc với các ngân hàng lớn hơn để có thể đáp ứng được yêu cầu về vốn. Những ngân hàng yếu kém sẽ rời khỏi cuộc chơi, qua đó nâng cao tính ổn định của cả hệ thống, đảm bảo tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh cao.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w