Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có khả năng phát triển trên mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phân huỷ hợp chất thơm của các chủng vi khuẩn tạo màng sinh học, nhằm định hướng ứng dụng trong xử lý nước ô nhiễm dầu (Trang 35 - 38)

môi trƣờng chứa PAH

Phân hủy sinh học các hợp chất vòng thơm có thể diễn ra theo hai cơ chế đồng trao đổi chất và cơ chế sử dụng các hợp chất vòng thơm là nguồn carbon và năng lƣợng duy nhất. Ở cơ chế đồng trao đổi chất việc bổ sung nguồn carbon dễ hấp thụ đối với vi sinh vật giúp sẽ chúng sinh trƣởng, phát triển tốt đồng thời tăng khả năng phân hủy sinh học của các hợp chất vòng thơm. [19]

Trong nghiên cứu này từ mẫu ban đầu đƣợc lấy từ các vị trí ô nhiễm dầu, để làm gia tăng số lƣợng vi sinh vật sử dụng các hợp chất vòng thơm, chúng tôi tiến hành làm giàu mẫu trên môi trƣờng muối khoáng Gost có bổ sung 0,1% vitamin và 50ppm PAH, không có và có glucose với nồng độ là 0,5%.

Sau 3 lần làm giàu, chúng tôi nhận thấy màu sắc và độ đục của môi trƣờng thay đổi rõ rệt so với nguồn mẫu nƣớc thải ban đầu. So với lần làm giàu thứ nhất, lần làm giàu thứ 2 và thứ 3 chúng tôi quan sát thấy sau 24h nuôi lắc, màu môi trƣờng thay đổi rõ rệt và sinh khối ngày càng tăng lên điều đó cho thấy phần nào sự phát triển nhanh chóng của các vi sinh vật trong mẫu nƣớc thải. Dịch làm giàu có bổ sung glucose có độ đục dịch nuôi cũng nhƣ sinh khối bám trên thành bình nhiều hơn so với các dịch làm giàu không bổ sung glucose tƣơng ứng (Hình 3.1).

Mẫu ban đầu Lần 1 Lần 2 Lần 3

36

Mẫu ban đầu Lần 1 Lần 2 Lần 3

(B)

Hình 3. 1. Mẫu làm giàu vsv trên nguồn cơ chất PAH (A), hỗn hợp PAH và

glucose(B)

Từ các mẫu làm giàu lần 3, chúng tôi đã tiến hành pha loãng tới hạn và cấy gạt trên môi trƣờng Gost có chứa PAH sau 24 giờ chúng tôi thu đƣợc tập đoàn vi sinh vật, kết quả đƣợc thể hiện ở hình 3.2.

(A)

(B)

Hình 3. 2. Tập đoàn vi sinh vật trên môi trƣờng khoáng Gost và PAH: không chứa

glucose (A), có chứa glucose (B).

Chúng tôi nhận thấy rằng tập đoàn vi sinh vật ở những bình làm giàu có chứa glucose đa dạng về chủng loại và số lƣợng hơn ở những bình không chứa glucose,

37

qua đó chúng tôi phần nào khẳng định đƣợc các chủng vi sinh vật này đã sử dụng PAH theo cơ chế đồng trao đổi chất. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc cân đối các nguồn dinh dƣỡng để hiệu quả xử lý là tốt nhất. Sau khi tiến hành tách riêng, làm sạch và quan sát đặc điểm khuẩn lạc, có 24 chủng vi khuẩn đã đƣợc phân lập.

Để tuyển chọn đƣợc các chủng có khả năng sử dụng PAH tốt nhất trong các chủng trên chúng tôi đã tiến hành khảo sát khả năng sử dụng PAH của từng chủng trên môi trƣờng muối khoáng Gost dịch (20 ml) có bổ sung 50 ppm hỗn hợp PAH, 0,5% glucose 0,1% vitamin, nuôi lắc ở điều kiện 30oC trong 7 ngày. Khả năng sử dụng PAH đƣợc đánh giá định tính thông qua độ đục của môi trƣờng và lƣợng sinh khối bám trên thành bình. Kết quả sàng lọc đã nhận đƣợc 10 chủng vi khuẩn có khả năng sử dụng PAH mạnh nhất (Bảng 3.1).

Bảng 3. 1: Hình thái khuẩn lạc của 10 chủng vi khuẩn đã sàng lọc đƣợc.

TT Kí hiệu

chủng Đặc điểm hình thái khuẩn lạc

1 B2 Khuẩn lạc màu trắng trong, khi già có màu vàng nghệ, nhăn mép, có nhân ở giữa màu nâu khi còn non d-2mm 2 B5 Khuẩn lạc mầu hồng tròn dẹt, to, có nhân ở giữa, ăn sâu

vào thạch d-3mm

3 B8 Khuẩn lạc màu vàng nhạt, tròn căng, bóng nhô lên ở giữa d-2mm

4 B10 Khuẩn lạc màu vàng, già chuyển thành màu hồng đỏ, tròn, bóng, d-1mm

5 B16 Khuẩn lạc màu trắng trong, tròn căng bóng, ăn sâu vào bề mặt thạch d-2mm

6 B11 Khuẩn lạc tròn, khô cằn, màu vàng nghệ, bám nông trên bề mặt thạch d-2mm

7 B17 Khuẩn lạc tròn, lồi, ƣớt, màu vàng nghệ, đƣờng kính 1,5-2 mm

38

8 B21

Khuẩn lạc tròn, bóng ƣớt, màu trắng trong có nhân d- 2,0mm

9 B23 Khuẩn lạc màu trắng trong, tròn, bóng ƣớt, d-3 mm

10 B24 Khuẩn lạc to, tròn bóng ƣớt, màu xanh rêu có nhân d- 2mm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phân huỷ hợp chất thơm của các chủng vi khuẩn tạo màng sinh học, nhằm định hướng ứng dụng trong xử lý nước ô nhiễm dầu (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)