Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất thịt của gà f1 (chọi× lương phượng) nuôi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 49 - 54)

Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày phản ánh tình trạng sức khỏe của đàn gà, chất lượng thức ăn và kỹ thuật chăm sóc của con người. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của con vật tiêu thụ phụ thuộc vào con vật, con giống, điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp gà ăn nhiều và ngược lại.

Hiệu quả sử dụng thức ăn hay mức tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi gia cầm, nó quyết định giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt mục đích đặt ra là đàn gà có tốc độ sinh trưởng cao, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể thấp. Hiệu quả sử dụng thức ăn cũng như lượng thức ăn ăn vào phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

* Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm

Bảng 4.6. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm

Tuần tuổi Lô 1 Lô 2

g/con/ngày g/con/tuần g/con/ngày g/con/tuần

1 12,32 86,24 11,75 82,25 2 18,42 128,94 17,84 124,88 3 26,69 186,83 25,81 180,67 4 46,83 327,81 45,94 321,58 5 54,46 381,22 52,97 370,79 6 63,22 422,54 61,13 427,91 7 61,43 430,01 59,64 417,98 8 79,19 554,33 77,70 543,90 9 99,22 694,54 97,13 679,91 10 144,35 1010,45 141,96 993,72 Tổng TĂ/con (g) 4222,91 4143,09 So sánh (%) 100 98,11

Qua bảng 4.6 chúng tôi thấy: lượng thức ăn tiêu thụ trong tuần của gà thí nghiệm tăng nhanh qua các tuần.. Cụ thể là: ở tuần 6; lô 1 là 63,22 g/con/ngày, lô 2 là 61,13 g/con/ngày tăng dần tới tuần 10 (lô 1 tiêu thụ 144,35 g/con/ngày, lô 2 tiêu thụ 141,96 g/con/ngày (chênh lệch 2,39 g ở mỗi con trong 1 ngày). Lượng thức ăn tiêu thụ cộng dồn vì thế mà cũng có sự khác nhau giữa 2 lô ở những tuần tuổi nhất định. Ở tuần 10 lô 1 là 1010,45 g/con/tuần và lô 2 là 993,72 g/con/tuần. Tổng lượng thức ăn thu nhận của một gà thí nghiệm trong suốt quá trình: lô 1 là 4222,91 g/con; lô 2 là 4143,09 g/con. Nếu coi lượng thức ăn thu nhận cho một gà ở lô 1 là 100 % thì lô 2 là 98,11 %; chứng tỏ gà thí nghiện ở vụ Hè - Thu có khả năng thu nhận thức ăn tốt hơn vụ Thu - Đông.

Qua kết quả theo dõi khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm từ 1- 10 tuần tuổi tôi thấy phù hợp với sự tăng dần về khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi giữa 2 mùa vụ. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm vì ở vụ Thu - Đông, điều kiện thời tiết thay đổi, hấp thu dinh dưỡng giảm, một phần năng lượng được sử dụng để cho cơ thể gà chống chịu với môi trường,

tăng sức đề kháng. Kết quả của đề tại một lần nữa khẳng định khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn của gia cầm phụ thuộc vào các yếu tố như: Giống, chất lượng thức ăn, điều kiện ngoại cảnh....

* Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng

Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm được chúng tôi theo dõi qua các chỉ tiêu: Tiêu tốn thức ăn; tiêu tốn protein; tiêu tốn năng lượng. Trong chăn nuôi gia cầm, giảm chi phí thức ăn là biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế lớn nhất, vì thức ăn chiếm 70 – 80 % giá thành sản phẩm. Kết quả theo dõi về hiệu quả sử dụng thức ăn thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg)

Tuần tuổi Lô 1 Lô 2

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 1,82 1,82 2,24 2,24 2 1,40 1,54 1,40 1,64 3 1,31 1,42 1,54 1,59 4 2,79 1,82 2,52 1,91 5 3,81 2,22 3,02 2,18 6 1,69 2,04 2,66 2,30 7 3,94 2,28 3,58 2,50 8 2,73 2,36 2,47 2,49 9 2,71 2,43 3,30 2,63 10 4,57 2,73 5,30 3,06 So sánh (%) 100 109

Qua bảng 4.7 cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm giữa 2 lô có sự sai khác nhau. Trong cùng một phương thức nuôi thì ở lô 1 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm thấp hơn ở lô 2.

Nhìn vào bảng kết quả tiêu tốn thức ăn ta thấy ở cả hai lô đều có hiệu suất chuyển hoá thức ăn tuân theo quy luật giảm dần theo tuần tuổi tăng. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tăng dần từ 1 – 10 tuần tuổi. Rõ ràng, khi khối lượng cơ thể càng lớn thì tiêu tốn thức ăn để duy trì cơ thể càng lớn.

Ở những tuần tuổi đầu, từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi gà ở các lô đều tiêu tốn lượng thức ăn tương đương nhau. Ở tuần 1, tiêu tốn hết 1,82 - 2,34 kg/kg tăng khối lượng. Sang đến tuần 3 tiêu tốn hết 1,31 - 1,54 kg/kg tăng khối lượng. Nhưng sang đến tuần thứ 6 thì gà thí nghiệm nuôi ở lô 1 thể hiện tiêu tốn thức ăn ít hơn rõ rệt. Cụ thể ở 6 tuần tuổi lô 1 tiêu tốn ít hơn lô 2 là 970 g (1,69 kg so với 2,66 kg). Đến 10 tuần tuổi lúc kết thúc thí nghiệm, Khi so sánh tiêu tốn thức ăn cộng dồn đến tuần 10 gà nuôi ở 2 lô tôi thấy có sự chênh lệch giữa lô 1 và lô 2 là 330 g (2,73 kg so với 3,06 kg/ kg tăng khối lượng). Qua so sánh lô 2 nuôi ở vụ Thu - Đông tiêu tốn thức ăn nhiều hơn lô 1 nuôi ở vụ Hè - Thu là 730 g (4,57 kg so với 5,3 kg). Nguyên nhân của sự thay đổi này là do gà nuôi ở lô 2 chịu ảnh hưởng của môi trường, nhiệt độ môi trường thấp, gà sử dụng năng lượng để duy trì thân nhiệt, đồng thời gà dễ mắc các bệnh về đường hô hấp,tiêu hóa nên sinh trưởng chậm, tiêu tốn thức ăn cao hơn.

* Tiêu tốn protein cho tăng khối lượng (g)

Khi so sánh tiêu tốn thức ăn giữa các giống gà mà chỉ dựa vào tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thì chưa hoàn toàn thoả đáng, bởi lẽ chỉ so sánh như vậy thì chưa thấy được các ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa thức ăn.

Để thấy rõ hơn về khả năng chuyển hoá thức ăn, chúng tôi tính tiêu tốn Protein/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8

Bảng 4.8. Tiêu tốn protein thô/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (g/kg)

Tuần tuổi Lô 1 Lô 2

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 401,62 401,62 493,87 493,87 2 308,52 340,12 308,23 362,31 3 488,59 314,06 339,06 351,09 4 615,03 402,53 554,41 421,10 5 839,58 490,05 664,87 481,73 6 859,79 449,76 710,47 507,45 7 868,74 502,27 789,05 550,01 8 890,69 520,91 812,45 549,03 9 997,77 535,71 927,32 579,70 10 1005,45 602,77 1401,56 674,54 So sánh (%) 100 109

Từ kết quả trên chúng tôi thấy nhìn chung tiêu tốn Protein cho 1 kg tăng khối lượng đều tăng dần qua các giai đoạn tuổi, điều này phù hợp với quy luật phát triển của gà. Khối lượng cơ thể càng tăng theo các tuần tuổi, do vậy yêu cầu năng lượng trao đổi và protein cho duy trì càng lớn. Cụ thể là: lô 1 tuần 1 tiêu tốn 401,62 g đến tuần 10 tiêu tốn là 1005,45 g; lô 2 tuần 1 tiêu tốn hết 493,87 g đến tuần 10 tiêu tốn 1401,06 g.

Kết thúc thí nghiệm, tiêu tốn Protein/kg tăng khối lượng cộng dồn ở 10 tuần tuổi tính chung cho 2 lô là 638,65 g, tính riêng lô 1 là 602,77 g, lô 2 là 674,54 g. Sự sai khác về tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm giữa các lô là do tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của từng lô quyết định. Vì vậy, tiêu tốn protein ở lô 2 cao hơn lô 1.

* Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho tăng khối lượng

Cùng với việc tính tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng, để thấy rõ hơn khả năng chuyển hoá thức ăn, chúng tôi đã tiến hành tính tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng kết quả được thể hiện ở bảng 4.9

Bảng 4.9. Tiêu tốn năng lượng trao đổi / kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (Kcal ME/kg)

Tuần tuổi Lô 1 Lô 2

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 5294,10 5294,10 6510,10 6510,10 2 4066,86 4483,47 4063,08 4775,91 3 5804,20 4139,97 5675,2 4628,11 4 8107,24 5306,10 7308,26 5550,99 5 9067,28 6459,83 9086,54 6350,16 6 9034,13 5928,66 9510,10 6689,12 7 8451,64 6620,87 8775,91 7250,11 8 7918,20 6866,59 8687,34 7237,15 9 7879,70 7061,66 9587,57 7641,55 10 9253,67 7945,64 9468,52 8891,71 So sánh (%) 100 109

Qua các bảng 4.9 cho thấy: Tiêu tốn năng lượng cho sinh trưởng tăng dần theo tuổi. Giai đoạn đầu khối lượng gà con tăng nhanh nhưng chủ yếu do sự phát triển của xương và cơ, cơ thể ít tích lũy mỡ, năng lượng cho duy trì thấp, do đó tiêu tốn năng lượng ở giai đoạn này là thấp. Giai đoạn sau khối lượng cơ thể gà vẫn tăng nhanh, sự tích lũy protein và sự tích lũy mỡ ngày càng tăng, năng lượng cho duy trì tăng, nên tiêu tốn năng lượng cho sinh trưởng tích lũy ngày càng cao. Điều này là phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của gia cầm.

Tính đến 10 tuần tuổi tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1 kg tăng khối lượng lô 1 là 7945,64 kcal, lô 2 là 8891,71 kcal, trung bình là 8418,675 kcal/kg tăng khối lượng. Như vậy, diễn biến tiêu tốn năng lượng trao đổi ở các lô thí nghiệm cũng giống như diễn biến của tiêu tốn thức ăn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất thịt của gà f1 (chọi× lương phượng) nuôi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)