Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất thịt của gà f1 (chọi× lương phượng) nuôi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 29)

Khả năng sản xuất của gia cầm đã được các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra nhiều ý kiến.

Brake J (1993) [34], tốc độ mọc lông là tính trạng di truyền liên quan tới đặc điểm trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm.

Thời kỳ sau ấp, nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt. Khi nhiệt độ tăng lên năng lượng của khẩu phần duy trì giảm xuống, sau khi ấp nở nếu tăng nhiệt độ từ 7 0C- 21 0C sẽ làm giảm hệ số chuyển hóa thức ăn 0,87 % cho mỗi 0C tăng lên, nếu nhiệt độ tiếp tục tăng thì hệ số chuyển hóa thức ăn tiếp tục được cải thiện cho đến khi đạt đến điểm stress nhiệt làm giảm tốc độ sinh trưởng.

Theo Ing J. E (1995) [44] qua nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo về thành phần tối đa các chất khí trong chuồng nuôi gia cầm như sau: H2S = 0,002 g/m3; CO2 = 0,35 g/m3; NH3 = 0,35 g/m3.

Hãng ISA đã lai tạo ra giống gà S457 nuôi thả vườn rất tốt, lông màu vàng hoặc trắng nâu chân vàng, hãng Hubbard ISA Pháp năm 2002 đã sử dụng trống dòng S44 x mái dòng JA57 tạo con lai ở 63 ngày có khối lượng cơ thể 2209 g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 2,24 - 2,30 kg.

Bên cạnh những thành tựu về công tác giống, những thành tựu về khoa học công nghệ đã giúp nghành chăn nuôi gà thịt có được bước nhảy vọt lớn nhất về các chỉ tiêu năng suất. Chỉ tiêu sản xuất thịt được đánh giá quan trọng trong ngành chăn nuôi gia cầm của các nước.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất thịt của gà f1 (chọi× lương phượng) nuôi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)