Khả năng sinh trưởng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất thịt của gà f1 (chọi× lương phượng) nuôi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 45 - 49)

* Sinh trưởng tích lũy

Khối lượng cơ thể gia cầm nuôi thịt là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng và được các nhà chăn nuôi luôn quan tâm, vì thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của một giống, một dòng.

Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể qua các tuần tuổi là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm. Đối với gà thịt thì đây là chỉ tiêu để xác định năng suất thịt của đàn gà, đồng thời cũng biểu hiện khả năng sử dụng thức ăn của đàn gà qua các thời kỳ sinh trưởng của chúng. Độ sinh trưởng tích lũy càng tăng thì càng rút ngắn được thời gian nuôi giảm được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, khí hậu và khả năng thích nghi của gà khảo nghiệm với môi trường.

Để theo dõi khối lượng cơ thể của gà qua các tuần tuổi, chúng tôi cân vào ngày cuối của mỗi tuần tuổi.

Kết quả theo dõi sinh trưởng tích lũy được thể hiện ở bảng 4.4. Qua bảng chúng tôi thấy khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi và độ đồng đều của đàn gà luôn nằm trong phạm vi cho phép. Nhìn chung, gà ở các lô đều có tốc độ lớn khá nhanh, chứng tỏ gà F1 (Chọi × Lương Phượng) có khả năng sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, vẫn có sự sai khác nhau về khả năng sinh trưởng giữa các lô thí nghiệm nhưng chênh lệch không nhiều, không có ý nghĩa thống kê.

Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ở lô 1 cao hơn so với lô 2. Cụ thể là ở 10 tuần tuổi khối lượng trung bình của lô 1 là 1581,36 g; lô 2 là 1489,50 g. Nếu coi khối lượng trung bình của lô 2 là 100 % thì lô 1 là 108 %. Nguyên nhân của sự sai khác này một phần là do có sự khác biệt về khối lượng sơ sinh của gà thí nghiệm giữa 2 lô, lô 1 khối lượng trung bình là 38,13 g trong khi đó khối lượng trung bình của lô 2 là 32,65 g; một phần là do lô 2 nuôi ở thời điểm chuyển mùa nên điều kiện khí hậu thay đổi thất thường, ảnh hưởng đến hấp thu thức ăn, gà tiêu tốn năng lượng để chống chịu bệnh tật.

Bảng 4.4. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) Tuần tuổi Lô 1 Lô 2 n X± mX Cv (%) n X± mX Cv (%) 0 69 38,13 ± 0,53 13,14 65 32,65 ± 0,63 13,49 1 58 79,92 ± 1,94 19,48 64 74,78 ± 1,62 17,39 2 87 171,89 ± 4,08 23,15 95 163,92 ± 3,56 21,20 3 67 314,34 ± 10,28 23,82 53 281,16 ± 8,43 21,59 4 59 431,61 ± 15,34 25,38 51 408,80 ± 11,73 20,49 5 61 531,50 ± 11,96 27,18 63 533,61 ± 11,94 21,18 6 59 792,69 ± 21,49 20,82 73 692,05 ±13,26 14,72 7 58 901,60 ± 25,51 21,55 60 808,46 ± 16,43 15,48 8 51 1104,64 ± 20,39 13,18 63 1027,80 ± 25,41 17,65 9 52 1360,26 ± 33,65 17,84 59 1233,46 ± 26,47 15,47 10 65 1581,36 ± 36,29 16,55 52 1489,50 ± 34,61 17,96 So sánh (%) 108 100

Gà lai F1 (Chọi × Lương Phượng) sinh trưởng ổn định được minh họa ở đồ thị 4.1. Nhìn vào đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm chúng tôi thấy từ sơ sinh đến 5 tuần tuổi gà sinh trưởng chậm và đều giữa 2 lô, từ 6 tuần tuổi gà thí nghiệm có tốc độ sinh trưởng tăng nhanh.

Kết quả bảng 4.4 còn cho thấy hệ số biến dị qua 10 tuần tuổi ở 2 lô thí nghiệm đều cao, điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm. Vì thí nghiệm không tách riêng trống mái, cân ngẫu nhiên, nên có sự chênh lệch về sinh trưởng tích lũy giữa gà trống và gà mái, làm hệ số biến dị cao. Tuy nhiên hệ số biến dị của hai đàn vẫn nằm trong phạm vi cho phép.

* Sinh trưởng tuyệt đối

Bảng 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà thí nghiệm

Tuần tuổi

Sinh trưởng tuyệt đối

(g/con/ngày) Sinh trưởng tương đối (%)

Lô 1 Lô 2 Lô 1 Lô 2

0 – 1 6,75 5,23 83,97 64,90 1 – 2 13,13 12,73 89,92 88,23 2 – 3 20,34 16,74 82,10 73,43 3 – 4 16,75 18,23 50,51 57,11 4 – 5 14,27 17,52 35,41 43,08 5 – 6 37,31 22,93 33,29 43,97 6 – 7 15,55 16,63 23,31 27,50 7 – 8 29,00 31,33 35,70 31,15 8 – 9 36,51 29,37 36,70 32,34 9 – 10 31,58 22,29 27,39 21,85 0 – 10 22,12 19,30

Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát.

Để đánh giá chính xác về sinh trưởng, chúng tôi tiến hành theo dõi diễn biến tăng khối lượng cơ thể gà khảo nghiệm theo tuần tuổi, trên cơ sở đó tính toán chỉ tiêu tăng khối lượng tuyệt đối của gà khảo nghiệm.

Số liệu bảng 4.5 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm tuân theo đúng quy luật sinh trưởng của gia cầm: Tăng nhanh từ 1 tuần tuổi đến 8 tuần tuổi sau đó giảm dần.

Sinh trưởng tuyệt đối bình quân của gà thí nghiệm trong cả giai đoạn thí nghiệm từ tuần 1 đến 10 ở lô 1 là 22,12 g/con/ngày, lô 2 là 19,30 g/con/ngày. Sinh trưởng tuyệt đối đạt cao nhất lô 1 ở tuần 9 là 36,51g/con/ngày, lô 2cao nhất ở 8 tuần tuôi là 31,33 g/con/ngày và thấp nhất ở tuần 1 lần lượt là 6,75 g/con/ngày, 5,23 g/con/ngày.

Kết quả cho thấy trong cùng một giống gà nhưng ảnh hưởng của môi trường đến tính trạng này rất lớn. Nếu chỉ căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật của sinh trưởng tuyệt đối, thì thời điểm kết thúc nuôi gà thịt có lợi nhất là ở tuần tuổi thứ 8 ở cả 2 lô. Tuy nhiên, trên thực tế thời điểm xuất bán còn phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng. Để thấy rõ hơn về sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm tính trung bình từ ss - 10 tuần tuổi, chúng tôi minh hoạ bằng biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối hình 4.2.

* Sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tương đối được tính bằng % chênh lệch giữa thời gian cân khối lượng gà sau so với thời gian cân khối lượng gà trước. Nó biểu hiện tốc độ sinh

trưởng của đàn gà sau một thời gian nuôi dưỡng. Qua đó, người chăn nuôi biết nên tác động như thế nào và vào thời điểm nào là phù hợp nhất để có được tăng khối lượng của gà tốt nhất với lượng thức ăn ít nhất.

Qua bảng 4.5 và hình 4.3 cho thấy sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm tuân theo đúng quy luật sinh trưởng của gia cầm. Sinh trưởng tương đối trung bình của gà thí nghiệm cao nhất ở tuần 2 là 89,08 %, thấp nhất ở tuần 10 là 24,62 %. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm lô 1 là 89,92 % và lô 2 là 88,23 % sau đó sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm giảm dần qua các tuần tuổi. Đến 10 tuần tuổi sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ở lô 1 là 27,39 % và lô 2 là 21,85 %.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 ss-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10 Tuần tuổi

Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối %

lô 1 lô 2

Qua biểu đồ 4.3 có thể thấy sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ở các lô là tương đối đồng đều. Điều này cho thấy gà F1 (Chọi × Lương Phượng) có khả năng sinh trưởng tốt.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất thịt của gà f1 (chọi× lương phượng) nuôi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)