Thực hiện quy trình chăm sóc gà F1 (Chọi × Lương Phượng)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất thịt của gà f1 (chọi× lương phượng) nuôi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 31 - 33)

* Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi gà

Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được để trống từ 12 – 15 ngày, chuồng được quét dọn sạch sẽ bên trong và bên ngoài, hệ thống cống rãnh thoát nước, nền chuồng, vách ngăn được quét vôi. Sau đó được tiến hành phun thuốc sát trùng Benkocid 30 %, với nồng độ 50ml/20 lít nước, 1 lít dung dịch phun cho 4 m2.

Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: khay ăn, máng ăn, máng uống… đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc sát trùng Benkocid trong vòng 20 phút với tỷ lệ 1:200 và phơi nắng trước khi vào chuồng nuôi.

Đệm lót được sử dụng bằng trấu phơi khô và tiến hành phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Benkocid hai lần (lần 1 cách lần 2 từ 1 - 2 ngày) rồi mới đưa vào chuồng nuôi. Đệm lót được trải một lớp dày 3 - 5 cm.

* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của gà và tuỳ từng loại gà mà ta áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho phù hợp.

+ Giai đoạn úm gà con:

Trước khi nhận gà vào chuồng nuôi vài giờ, nước uống đã được chuẩn bị trước. Khi chuyển gà về phải tiến hành cho gà con vào quây và cho gà uống nước. Nước uống cho gà phải sạch có pha thêm các loại thuốc trợ lực, tăng sức đề kháng như đường glucoza 5 %, vitamin C, Bcomplex... và thuốc phòng bệnh đường tiêu hóa như và Ampi - Coli. Cho gà uống nước từ 2- 3 giờ rồi mới cho gà làm quen với thức ăn để kích thích nhu động đường tiêu hóa, tiết dịch tiêu hóa.

Trước khi thả gà phải tiến hành đốt than, đèn gas khoảng một tiếng để đảm bảo nhiệt độ cho gà. Khi thả gà vào quây, gà được thả dưới chụp sưởi nơi có nhiệt độ tối ưu là 30 – 33 0C. Ngày tuổi đầu tiên nhiệt độ úm là 33 0C, sau đó giảm dần theo ngày tuổi. Nhiệt độ dể gà phát triển tốt nhất là 22 0C Thường xuyên theo dõi đàn gà: Nếu gà tập trung đông, tụ đống dưới chụp sưởi là hiện tượng gà thiếu nhiệt cần hạ thấp chụp sưởi, hoặc tăng bóng điện. Còn gà tách ra xa chụp sưởi là nhiệt độ nóng quá phải giảm nhiệt cho phù hợp, còn thấy gà tập trung về một phía là bị gió lùa. Chỉ khi nào thấy gà tản ra đều trong quây thì khi đó là nhiệt độ trong quây phù hợp. Quây gà, máng ăn, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh theo tuổi gà (độ lớn của gà) ánh sáng phải đảm bảo cho gà hoạt động bình thường. Khi thả gà vào quây úm phải cho gà nhịn ăn chỉ cho uống nước.

+ Giai đoạn nuôi gà thịt:

Giai đoạn này, gà được ăn tự do trong suốt thời gian chiếu sáng. Hàng ngày, vào buổi sáng sớm và đầu giờ chiều tiến hành cọ rửa máng uống đảm bảo luôn sạch và luôn chú ý quan tâm đến tình hình sức khoẻ đàn gà, phát hiện bệnh tật và cách ly để kịp thời điều trị.

Thức ăn cho gà thí nghiêm có thành phần giá trị dinh dưỡng như sau:

Thành phần Đơn vị tính Giai đoạn 1 – 21 ngày tuổi (D1) Giai đoạn 22 - xuất chuồng (D56, D57)

N trao đổi (ME) ( Min) Kcal/Kg 3100 3000

Protein thô (CP) (Min) % 18 16

Ca (Min – Max) % 0,9 – 1,2 0,8 – 1,3

P (Min) % 0,6 0,6

Muối (Min – Max) % 0,2 – 0,5 0,3 – 0,6

Xơ thô (CF) (max) % 4 6

Độ ẩm (Max) % 13 14

Lysin (min) % - 0,8

Quá trình chăm sóc và theo dõi cho thấy nhu cầu nước uống, thức ăn cho gà tăng dần theo lứa tuổi và thay đổi theo thời tiết. Gà ở giai đoạn này cần chú ý đến thời gian chiều sáng trong ngày, thời gian chiều sáng giảm dần từ 24 - 14/24 giờ từ tuần 1 - 3, sau đó tiếp tục giảm dần chỉ dùng ánh sáng tự nhiên. Cho gà ăn làm nhiều lần 5 - 6 lần/ngày.

* Công tác thú y và vệ sinh phòng bệnh

- Công tác phòng bệnh cho đàn gà

Trong chăn nuôi công tác phòng dịch bệnh rất quan trọng, nó là yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Do vậy, trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi thường xuyên quét dọn chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng, tẩy uế máng ăn, máng uống, cũng như phải sát trùng giầy dép trước khi vào chuồng gà. Trước khi vào chuồng cho gà ăn, uống phải thay bằng quần áo lao động được giặt sạch. Gà nuôi ở trại được sử dụng thuốc phòng bệnh theo lịch trình sau.

- Phòng bệnh bằng vắc-xin

Phòng vắc-xin cho đàn gia cầm để có miễn dịch chủ động đảm bảo an toàn trước dịch bệnh. Trước và sau khi sử dụng vắc-xin 1 ngày không được dùng nước có pha thuốc khử trùng để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của vắc-xin mà cho gà uống nước đường glucoza và vitamine để tăng cường sức đề kháng cho gà. Vắc- xin được pha để nhỏ mắt hay uống tùy thuộc vào phương pháp sử dụng do nhà sản xuất vắc-xin khuyến cáo.

Sử dụng vắc-xin phòng bệnh cho đàn gà theo lịch phòng bệnh như sau:

Bảng 3.1: Lịch dùng vắc xin cho đàn gà

Ngày tuổi Loại vắc - xin Phương pháp dùng

7 ngày tuổi Lasota Nhỏ mắt 1 giọt/con

Gumboro B lần 1 Nhỏ miệng 4 giọt/con

21 ngày tuổi Lasota lần 2 Nhỏ mắt 1 giọt/con

Gumboro lần 2 Nhỏ miệng 4 giọt/con

45 ngày tuổi Newcastle H1 Tiêm dưới da 0,4ml/con

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất thịt của gà f1 (chọi× lương phượng) nuôi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)