Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất thịt của gà f1 (chọi× lương phượng) nuôi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 43 - 45)

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sức sống, tình trạng sức khoẻ khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm, nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y.

Trong chăn nuôi tỷ lệ nuôi sống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và giá thành sản phẩm. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao cần phải có giống tốt, thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo cho con giống

phát huy hết được tiềm năng di truyền. Sức sống ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến hiệu quả chăn nuôi và giá thành sản phẩm nên nâng cao tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng cần được xem xét khi nghiên cứu bất kỳ dòng, giống vật nuôi nào. Tỷ lệ nuôi sống của gà F1 (Chọi × Lương Phượng) được thể hiện ở bảng 4.3. Qua bảng tôi thấy tỷ lệ nuôi sống cũng khá cao, giữa 2 lô có sự khác biệt cụ thể là: tính đến 10 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của lô 1 là 98,00 %, lô 2 là 97,40 %.

Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm (%)

Tuần tuổi Lô 1 Lô 2

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 99,80 99,80 99,40 99,40 2 99,19 99,00 98,99 98,40 3 99,59 98,60 100 98,40 4 99,79 98,40 100 98,40 5 100 98,40 99,59 98,00 6 100 98,40 100 98,00 7 99,59 98,00 99,38 97,40 8 100 98,00 100 97,40 9 100 98,00 100 97,40 10 100 98,00 100 97,40

Trung bình tỷ lệ nuôi sống của gà lai F1 (Chọi × Lương Phượng) giữa 2 lô đạt 97,70 %, tỷ lệ này hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn của giống.

Qua thí nghiệm trên chúng tôi nhận thấy rằng gà thường bị chết ở các giai đoạn đầu (nhất là tuần 1 tỷ lệ chết 1 %), theo chúng tôi, lí do là ở giai đoạn đầu gà còn yếu do vận chuyển đường dài và còn non sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh tật, chức năng điều hoà thân nhiệt chưa cao nên đã ảnh hưởng đến khả năng chống đỡ bệnh tật và các điều kiện môi trường bất lợi. Tuy nhiên ở giai đoạn 2 tuần cuối tỷ lệ gà chết cũng khá cao là do nhiệt độ. Vụ Thu nhiệt độ giảm xuống chúng tôi phải sử dụng nhiệt trong thời gian dài để đảm bảo nhiệt độ cho gà phát triển nên gà thường mắc bệnh về đường hô hấp, vụ Hè nhiệt độ cao gà bị stress nhiệt. Để đạt được tỷ lệ nuôi sống cao như vậy theo chúng tôi bên cạnh việc chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, giữ cho chuồng trại và nơi chăn thả luôn khô ráo, sạch sẽ thì việc phòng trị bệnh cho gà (nhất là bệnh Cầu trùng, vì đây là bệnh phổ biến của gà) có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao tỷ lệ nuôi sống.

Qua đây ta có thể khẳng định gà F1 (Chọi × Lương Phượng ) thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Điều này cũng cho thấy gà F1 (Chọi × Lương Phượng) hoàn toàn có thể triển khai rộng vào các nông hộ để nuôi đại trà và cũng khẳng định quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc là khá phù hợp. Đây là cơ sở để phát triển giống gà này trong nông hộ, vì nó mang lại hiệu qả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất thịt của gà f1 (chọi× lương phượng) nuôi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)