Đánh giá khả năng chống chịu rầy nâu của các dòng NQBĐB thế hệ

Một phần của tài liệu khả năng chịu mặn và phẩm chất của các dòng nàng quớt biển đột biến thế hệ m5 đến m6 (Trang 65 - 67)

thế hệ M6

Thí nghiệm được bố trí với giống chuẩn nhiễm TN1, chuẩn kháng BN2, 8 cá thể NQBĐB và giống Nàng Quớt Biển đối chứng. Kết quả ghi nhận được sau 8 ngày (tính từ ngày thả rầy) khi giống chuẩn nhiễm chết hoàn toàn.

Từ kết quả đánh giá khả năng kháng rầy nâu ở bảng 3.16 cho thấy các dòng lúa NQBĐB đa số đều được đánh giá là dòng hơi kháng (cấp 3) cùng cấp so với đối chứng và chuẩn kháng BN2, dòng M5-6-1 được đánh giá là nhiễm (cấp 7), giống chuẩn nhiễm TN1 được đánh giá là rất nhiễm (cấp 9). Trên giống kháng rầy nâu sẽ không có rầy nâu sinh sống hoặc có nhưng với mật độ rất thấp. Theo cơ chế tính kháng chịu đựng, giống lúa có khả năng chịu đựng rầy nâu là giống lúa bị rầy nâu sống trên đó, phát triển thành quần thể nhưng giống đó vẫn sinh trưởng và cho năng suất bình thường (Phạm Văn Lầm, 2006).

Bảng 3.16 Kết quả đánh giá khả năng kháng rầy

STT Tên dòng Cấp Phân nhóm 1 M5-1-1 3 Hơi kháng 2 M5-5-1 5 Hơi nhiễm 3 M5-6-1 7 Nhiễm 4 M5-7-1 3 Hơi kháng 5 M5-8-1 3 Hơi kháng 6 M5-9-1 3 Hơi kháng 7 M5-10-1 3 Hơi kháng 8 M5-12-1 3 Hơi kháng 9 ĐC 3 Hơi kháng 10 BN2 3 Hơi kháng 11 TN1 9 Rất nhiễm

Ghi chú: CN: chuẩn nhiễm TN1; 1: M5-1-1; 5: M5-5-1; CK: chuẩn kháng BN2; 6: M6-1-1; 7: M5-7- 1; 8: M5-8-1; 9: M5-9-1; ĐC: Nàng Quớt Biển đối chứng; 12: M5-12-1

Hình 3.11: Tính kháng rầy của các dòng NQBĐB thế hệ M6

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu khả năng chịu mặn và phẩm chất của các dòng nàng quớt biển đột biến thế hệ m5 đến m6 (Trang 65 - 67)