Phương pháp đánh giá khả năng chịu mặn

Một phần của tài liệu khả năng chịu mặn và phẩm chất của các dòng nàng quớt biển đột biến thế hệ m5 đến m6 (Trang 40 - 41)

Theo phương pháp của IRRI, 1997 có bổ xung dung dịch dinh dưỡng của Yoshida.

Độ mặn: 8‰; 10‰; 12‰, 14‰ . Giống chuẩn nhiễm: IR28.

Giống chuẩn kháng: Đốc Phụng Bước 1: Chuẩn bị khay thử:

Tấm xốp nổi được cắt kích thước sau cho vừa khích vào bên trong của khay nhựa. Khoan 10 hàng, mỗi hang 10 lỗ (mỗi khay 100 lỗ). Mặt dưới của tấm xốp được phủ bằng lưới chống muỗi sau cho hạt lúa không lọt xuống đáy của khay nhựa.

Bước 2: các dòng lúa thanh lọc được ủ ở nhiệt độ 370C trong 48 giờ để lúa nảy mầm. Khi hạt nảy mầm, đặt hạt vào trong lỗ của tấm xốp. Mỗi dòng thử 20 hạt (2 hạt/lỗ) mỗi hàng có 20 cây mạ.

Bước 3: trong 3 ngày đầu thanh lọc, khay nhựa được chứa nước để hạt lúa phát triển bình thường. Khi rễ lúa đã phát triển (sau 3 ngày) ta đổ bỏ nước trong khay và thay thế bằng dung dịch Yoshida có nồng độ muối là 8‰; 10‰; 12‰; 14‰. Châm nước mỗi ngày một lần (đảm bảo còn đủ 3 lít dinh trong khay) tránh nước bốc hơi làm thay đổi nồng độ. Điều chỉnh pH (pH = 5) ở các nghiệm thức ổn định mỗi ngày.

Bước 4: tiến hành ghi nhận tính chống chịu mặn của các dòng lúa (khi giống chuẩn nhiễm IR29 chết hoàn toàn).

Bảng 2.10 Bảng đánh giá chịu mặn của IRRI, 1997

Cấp Mô tả triệu chứng Đánh giá

1 Tăng trưởng bình thường không có vết lá cháy Chống chịu tốt 3 Gần như bình thường, nhưng đầu lá hoặc vài lá có

vết trắng, lá hơi cuốn lại

Chống chịu

5 Tăng trưởng chậm, hết lá bị khô, một vài chồi bị chết

Chống chịu trung bình

7 Tăng trưởng bị ngưng lại hoàn toàn, hầu hết lá khô, một vài cây bị chết

Nhiễm

9 Tất cả cây chết hoặc khô Rất nhiễm

Một phần của tài liệu khả năng chịu mặn và phẩm chất của các dòng nàng quớt biển đột biến thế hệ m5 đến m6 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)