Một số chỉ tiêu nông học của các cá thể NQBĐB thế hệ M5

Một phần của tài liệu khả năng chịu mặn và phẩm chất của các dòng nàng quớt biển đột biến thế hệ m5 đến m6 (Trang 42 - 45)

Thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng do đặc tính giống quy định, phần nào chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, mùa vụ, chế độ nước, liều lượng phân bón và độ phì của đất (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Qua bảng 3.1 cho thấy thời gian sinh trưởng của 12 dòng NQBĐB được tuyển chọn biến thiên từ 92 – 103 ngày, thời gian sinh trưởng ngắn nhất là của M5-9, M5-10, M5-11, M5-12 (92 ngày), cá thể có thời gian sinh trưởng dài nhất là M5-6 (103 ngày), đối chứng là (150 ngày). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), nhóm cực ngắn ngày có thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày (A0), cây lúa có thời gian sinh trưởng 90 – 106 ngày thì thuộc nhóm ngắn ngày (A1). Kết quả cho thấy thời gian sinh trưởng của 12 dòng NQBĐB điều thuộc nhóm ngắn ngày (A1).

Chiều cao cây

Chiều cao cây là yếu tố quan trọng đối với một số giống lúa, quyết định phần lớn số lượng đổ ngã và góp phần làm tăng năng suất (Yoshida, 1981). Chiều cao cây của các cá thể NQBĐB biến thiên từ 100 – 171,5. Chiều cao cây thấp nhất là các dòng của cá thể M5-11 (100 cm), M5-12 (105,5 cm), M5- 10 (104 cm), M5-9 (107 cm), các dòng còn lại đều có chiều cao cây cao hơn so với đối chứng (149,5 cm) trừ M5-4 (144,5 cm), và M5-6 (144 cm).

Số bông/bụi là chỉ tiêu để tính được số bông/m2 là một trong những yếu tố để đánh giá thành phần năng suất.

Số bông/bụi

Số bông/m2 là yếu tố quyết định năng suất sớm nhất (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Số bông/m2 ngoài chịu ảnh hưởng của yếu tố giống còn phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác, môi trường, mùa vụ (Nguyễn Thành Phước, 2003).

Bảng 3.1 Thời gian sinh trưởng. chiều cao cây, số chồi hữu hiệu của 12 cá thể NQBĐB thế hệ M5.

Qua Bảng 3.2 cho thấy sự khác biệt không đáng kể về số bông/bụi của các dòng so với đối chứng, số bông/bụi biến thiên từ 6 – 13 bông, cá thể có số bông thấp nhất là M5-11 (6 bông) và cao nhất là M5-5, M5-6, M5-9 đều là 13 bông, nhưng vẫn thấp hơn so với đối chứng 14 bông.

Trọng lượng 1000 hạt

Qua bảng 3.2 cho thấy trọng lượng 1000 hạt của các cá thể NQBĐB dao động trong khoảng 23,1 g – 27,2 g, trong đó cá thể có trọng lượng 1000 hạt cao nhất là M5-3 (27,2 g), cá thể đồng có trọng lượng hạt thấp nhất là M5-10 và M5-9 (23,1 g), đối chứng là 24,65 g, sự khác biệt so với đối chứng khá cao (1,55 g – 2,55 g). Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), trọng lượng 1000 hạt cũng là một đặc tính quan trọng góp phần nâng cao năng suất lúa, trọng lượng 1000 hạt ít chịu tác động của môi trường do có hệ số di truyền cao, nên việc chọn ra giống có trọng lượng 1000 hạt cao là rất cần thiết để nâng cao năng suất. Tuy nhiên trọng lượng 1000 hạt của một giống giữ ổn định không có nghĩa là từng hạt có trọng lượng như nhau, chúng thay đổi trong một giới hạn nhất định (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

STT

Tên giống/dòng TGST Cao cây (cm) Số bông/bụi

1 M5-1 96 168 9 2 M5-2 96 159 9 3 M5-3 99 162 11 4 M5-4 99 144 11 5 M5-5 99 159 13 6 M5-6 103 144 13 7 M5-7 96 172 12 8 M5-8 97 172 11 9 M5-9 92 107 13 10 M5-10 92 104 7 11 M5-11 92 100 6 12 M5-12 92 106 12 13 ĐC 150 150 14

Bảng 3.2 Trọng lượng 1000 hạt, chiều dài bông, số hạt chắc trên bông và tỷ lệ hạt chắc của các cá thể Nàng Quớt Biển đột biến.

Chiều dài bông

Chiều dài bông do khoảng 6 gene kiểm soát và phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh. Chiều dài bông thay đổi tùy vào đặc tính của từng giống lúa và là yếu tố góp phần tăng năng suất (Nguyễn Thị Mỹ Phương, 2006). Kết quả bảng 3.2 cho thấy chiều dài bông của các cá thể biến thiên từ 23,5 – 31 cm, cá thể có chiều dài bông ngắn nhất là M5-11 (23,5 cm), cao nhất là cá thể M5-1 (31 cm) và cao hơn so với đối chứng là 27,1 cm.

Hạt chắc/bông

Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng lúa sạ có trung bình từ 80 – 100 hạt/bông và 100 – 120 hạt đối với lúa cấy là tốt cho Đồng Bằng Sông Cửu Long. Qua bảng 3.2 cho thấy số hạt chắc trên bông của các cá thể NQBĐB từ 52 – 165 hạt, biến động khá lớn (18 – 95 hạt) so với đối chứng 147 hạt, trong đó cá thể có số hạt thấp nhất làM5-5 (52 hạt) và cao nhất là M5-1 (165 hạt).

Tỷ lệ hạt chắc

Kết quả bảng cũng cho thấy tỷ lệ hạt chắc của các cá thể biến thiên từ 46,5 -82,6 %, trong đó cá thể M5-6 có tỷ lệ hạt chắc/bông nổi trội hơn hẳn là 82,6 %, giống đối chứng chỉ đạt 63,2 %. Bên cạnh đó các các thể có tỷ lệ hạt chắc khá cao là M5-1 (80,4 %) và M5-11 (80 %). Theo Nguyễn Thạch Cân (1997) và Lê Thị Dư (2000) cho rằng tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc vào số hoa/bông, đặc tính sinh lý của cây lúa chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Tỷ lệ hạt chắc gia tăng sẽ góp phần tăng năng suất.

STT Tên giống/dòng TL 1000 hạt (g) Dài bông (cm) Hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) 1 M5-1 26,3 31 165 80,4 2 M5-2 25,2 29 135 73,2 3 M5-3 27,2 30,3 139 77,0 4 M5-4 26,3 27 107 77,2 5 M5-5 26,5 28 52 46,5 6 M5-6 26,0 30 157 82,6 7 M5-7 24,2 29 139 68,2 8 M5-8 26,0 30 108 65,6 9 M5-9 23,1 27 162 72,3 10 M5-10 23,1 26 143 70,4 11 M5-11 24,2 24 109 80,0 12 M5-12 23,7 25 113 61,1 13 ĐC 24,65 27 147 63,2

Một phần của tài liệu khả năng chịu mặn và phẩm chất của các dòng nàng quớt biển đột biến thế hệ m5 đến m6 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)